An toan giao thong hs
Chia sẻ bởi Vũ Hữu Phúc |
Ngày 11/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: an toan giao thong hs thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
TÀI LIỆU
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
1. Tình hình an toàn giao thông hiện nay như thế nào?
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Dựa vào các hình ảnh 1, 2, 3, 4, 5, em hãy cho biết tình hình an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa hiện nay như thế nào? Với tình hình giao thông như trên có thể gây ra những hậu quả gì?
2. Tình hình tai nạn giao thông hiện nay? Hậu quả khi xảy ra tai nạn giao thông?
* Tình hình tai nạn giao thông hiện nay
Đường bộ
Phân tích biểu đồ dưới đây và cho biết, tình hình tai nạn giao thông đường bộ hiện nay như thế nào?
Biểu đồ số người chết vì tai nạn giao thông đường bộ
giai đoạn 2004 - 2013
Đường sắt
Bảng thống kê tai nạn giao thông đường sắt
Giai đoạn 2004 – 2013
Đường thủy nội địa
Bảng thống kê tai nạn giao thông đường thủy nội địa
Giai đoạn 2004 - 2013
* Hậu quả khi xảy ra tai nạn giao thông
Thương tích, nguy hiểm tính mạng
Thiệt hại về kinh tế
Chịu trách nhiệm pháp lí
Thiệt hại về người
3. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông xuất phát từ học sinh?
– Hãy quan sát, phân tích các hình ảnh trên và cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông xuất phát từ học sinh.
– Trong các nguyên nhân nêu trên, nguyên nhân nào là chính? Vì sao?
4. Em hãy viết về suy nghĩ và dự kiến những hành động của mình để góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đoạn văn khoảng 200-250 từ)
Bài học:
– Tình hình ATGT đường bộ rất phức tạp với hai vấn đề nghiêm trọng, đó là: Tai nạn giao thông với số người chết, bị thương vẫn ở mức cao và nạn tắc đường trầm trọng ở các thành phố lớn.
– Tình hình ATGT đường sắt: Tình trạng vi phạm hành lang đường sắt rất phổ biến; tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn ở các nút giao nhau với đường bộ.
– Đường thủy: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn do chở quá số người quy định; không đảm bảo an toàn khi ngồi trên tàu, thuyền, đò ngang.
– Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông, bao gồm yếu tố con người, phương tiện và cơ sở hạ tầng. Trong đó, con người là yếu tố lớn nhất, chiếm tới hơn 70% trong các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
– Nguyên nhân gây tại nạn giao thông xuất phát từ học sinh gồm: kiến thức, kĩ năng, ý thức khi tham gia giao thông và tình trạng sức khỏe.
VĂN HÓA GIAO THÔNG
1. Thế nào là văn hóa giao thông?
Dựa vào các hình ảnh dưới đây, hãy nhận xét về hành vi của các nhân vật trong hình.
? Qua đó em rút ra bài học gì?
Bài học:
Văn hóa giao thông là:
– Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông.
– Có tính cộng đồng khi tham gia giao thông. Khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích của bản thân mình, mà còn phải bảo đảm an toàn cho những người khác. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ, chia sẻ kịp thời.
– Cư xử có văn hóa khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt.
Khi văn hóa giao thông của mỗi người được nâng lên, những hành vi sai trái, quậy phá trên đường sẽ bị cộng đồng lên án. Từ đó, văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ giảm.
2. Làm thế nào để nâng cao ý thức về văn hóa giao thông trong học sinh?
Hãy tập hợp một nhóm bạn cùng suy nghĩ và hành động thực hiện một dự án tuyên truyền về văn hóa giao thông cho cộng đồng dân cư hoặc cho học sinh toàn trường.
Gợi ý cách thực hiện:
– Thành lập nhóm bạn cùng thực hiện.
– Xây dựng kế hoạch thực hiện.
– Suy nghĩ và đặt ra các câu hỏi, cùng nhau xây dựng đề cương.
– Phân công cho các thành viên trong nhóm cùng làm việc, đặt ra lịch làm việc cụ thể.
– Tổ chức truyên truyền, báo cáo kết quả và triển lãm.
ĐI BỘ AN TOÀN
1. Thế nào là đi bộ an toàn?
Em hãy quan sát các hình ảnh trên và cho biết hành vi đi bộ nào là an toàn và hành vi nào là không an toàn? Vì sao?
2. Những điều gì cần chú ý khi đi bộ?
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và nêu rõ trong từng trường hợp cần chú ý điều gì để bảo đảm an toàn.
Bài học:
1. Đi bộ không an toàn rất nguy hiểm cho bản thân người đi bộ và cho cả những người tham gia giao thông khác.
2. Cách đi bộ an toàn:
– Đi trên hè phố, lề đường hoặc đi sát mép đường.
– Qua đường ở nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ. Trường hợp không có tín hiệu chỉ dẫn thì phải chú ý quan sát để bảo đảm an toàn.
– Không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
3. Những điều cần chú ý:
– Khi đi đường cần chú ý quan sát và đảm bảo an toàn.
– Không tụ tập dưới lòng đường, trước cổng trường. Khi tan học, không chạy thẳng từ cổng trường ra đường, mà phải chú ý quan sát, thấy an toàn mới được đi.
– Đi qua đường quốc lộ, đi trên đường nông thôn nhỏ hẹp, cạnh ao hồ, đường lầy lội, có nhiều đá sỏi, có vực sâu, hay sạt lở,... em phải cẩn trọng để bảo đảm an toàn.
? Từ đó hãy rút ra bài học
THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP AN TOÀN
1. Chuẩn bị tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn
Chọn xe đạp an toàn
Chọn xe có kích cỡ vừa tầm vóc.
Mọi bộ phận của xe đều an toàn và
hoạt động tốt, nhất là phanh và lốp
Kiểm tra xe trước khi đi
Ngồi an toàn trên xe đạp
2. Cách đi xe đạp an toàn
– Hãy sắp xếp các hình trên vào hai trường hợp: đi xe đạp an toàn và đi xe đạp không an toàn. Vì sao em lại sắp xếp như vậy?
– Em hãy thể hiện những hiểu biết của mình về quy tắc đi xe đạp an toàn, bằng cách hoàn thành các bài tập sau:
1/ Các hành vi nào là không an toàn khi đi xe đạp?
a. Đu bám xe khác
b. Dàn hàng ngang
c. Đi đúng làn đường
2/ Đi xe đạp dàn hàng ngang thì có những nguy hiểm gì?
a. Lấn làn đường, cản trở người và phương tiện tham gia giao thông khác
b. Dễ va chạm với các phương tiện khác
c. Có thể mải nói chuyện với nhau và không quan sát được an toàn xung quanh
d. Không có nguy hiểm gì cả
3/ Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng khi đi qua đường giao nhau có
tín hiệu giao thông.
a. Lên xe đi tiếp vẫn chú ý để đảm bảo an toàn
b. Đèn đỏ dừng lại trước vạch dừng
c. Giảm tốc độ khi đến nơi đường giao nhau
d. Đèn xanh quan sát an toàn xung quanh
Bài học:
1. Đi xe đạp không an toàn gây nên nhiều nguy hiểm cho chính người điều khiển xe và cho cả những người tham gia giao thông khác.
2. Cách đi xe đạp an toàn:
– Kiểm tra xe trước khi đi xe đạp.
– Khi đi xe đạp tuân thủ nghiêm túc các quy tắc ATGT: đi vào phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ; tuân thủ báo hiệu giao thông; không được sử dụng ô, dù, điện thoại di động,… khi đi xe đạp; không lạng lách, đu bám xe khác; tuyệt đối không đi xe đạp khi đã uống đồ uống có cồn; khi đi ban đêm phải có đèn báo hiệu; người đi xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm.
– Thực hiện các bước qua đường an toàn: giảm tốc độ; quan sát để chắc chắn không có xe nào đang đến gần; có tín hiệu báo hướng rẽ; qua đường, luôn chú ý quan sát an toàn.
? Từ đó em rút ra bài học gì?
NGỒI TRÊN XE ĐẠP, XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY AN TOÀN.
GÓC TUYÊN TRUYỀN
VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
NGỒI TRÊN XE ĐẠP, XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY KHÔNG AN TOÀN.
2. Người ngồi trên xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy có cần đội mũ bảo hiểm không?
Ai đúng, ai sai trong các hình ảnh trên? Giải thích các hành vi này đúng - sai như thế nào.
3. Chọn và đội mũ bảo hiểm an toàn
Chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn
Cách nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn:
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải có đủ 3 bộ phận:
1/ Vỏ mũ (phần vỏ bên ngoài có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội);
2/ Đệm hấp thụ xung động (hay còn gọi là đệm bảo vệ) bên trong vỏ mũ (phải đủ rắn chắc, có tác dụng làm giảm chấn động tới đầu người đội);
3/ Quai đeo (phải đủ bền chắc, có tác dụng giữ chắc mũ vào đầu người đội).
Trên bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh nhọn, sắc.
Nhãn mũ phải có đầy đủ các thông tin như: tên sản phẩm; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, hoặc tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu và phân phối, xuất xứ hàng hóa (nếu là mũ bảo hiểm nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất; có gắn dấu hợp quy CR (tem quy chuẩn).
Đội mũ như thế nào?
Em hãy cho biết:
– Cần chọn loại mũ như thế nào để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện?
– Cần cài quai mũ bảo hiểm như thế nào cho an toàn?
– Đội mũ bảo hiểm có tác dụng gì?
Bài học:
Khi ngồi trên xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy, em cần chú ý:
– Đội mũ bảo hiểm (nếu ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện) phải cài quai đúng quy cách. Quai đeo phải được cài khóa cẩn thận, điều chỉnh độ căng chặt phù hợp; quai đeo phải để ngay cằm, tránh cho mũ không bị văng ra khỏi đầu khi bị ngã.
– Chọn mũ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, kích thước vừa với đầu của từng người (có đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm bảo vệ bên trong và quai đeo); mũ phải có nhãn mũ, ghi các thông tin rõ ràng.
– Ngồi ngay ngắn, đúng tư thế.
– Thu chân vào sát xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy; không được dang chân ra hai bên.
– Không được đứng trên xe.
– Không được mang vác vật cồng kềnh; không được sử dụng ô.
– Không được buông hai tay; hai tay em ôm nhẹ vào eo của người
lái xe.
– Không được đùa nghịch gây nguy hiểm cho mình và những người xung quanh.
? Từ đó rút ra bài học
Bài tập:
1/ Hành vi nào dưới đây là ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy an toàn?
a) Dang chân ra hai bên.
b) Đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
c) Một tay bám vào eo của người lái xe, còn một tay cho vào túi áo mình.
d) Một chân để vào chỗ để chân, một chân buông thõng.
2/ Hãy quan sát và nhận xét về các biểu hiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ của các bạn học sinh ngồi trên xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông trên đường phố, đường ở nông thôn hoặc trên đường quốc lộ.
3/ Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 từ) nói về các biểu hiện đúng hoặc chưa đúng của em về thực hiện an toàn giao thông và nêu hướng khắc phục.
AN TOÀN KHI DỪNG XE, ĐỖ XE, VƯỢT XE,
TRÁNH XE ĐI NGƯỢC CHIỀU
1. Thế nào là đỗ xe an toàn?
Em có nhận xét gì qua 7 hình ảnh trên? Nhận xét từng hình ảnh và cho biết hậu quả có thể xảy ra đối với từng hành vi sai như thế nào?
2. Dừng xe thế nào là đúng?
Trong hai hình ảnh trên, người tham gia giao thông dừng xe có đúng không ?
Còn ở các hình ảnh này, người tham gia giao thông dừng xe như thế nào ?
3. Đỗ xe ở đâu ?
Em có ý kiến thế nào về những chiếc xe đỗ ở đây?
4. Vượt xe tránh xe đi ngược chiều như thế nào ?
VƯỢT XE
Trong 3 hình ảnh trên, những người vượt xe như vậy có đúng không? Vì sao?
Bài học:
Khi dừng xe, đỗ xe trên đường, khi vượt xe, tránh xe cần chú ý :
– Dừng xe, đỗ xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy. Nếu đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên tay phải theo chiều đi của mình.
– Không được dừng xe, đỗ xe dưới lòng đường.
– Không được dừng xe, đỗ xe ở phía bên trái đường một chiều.
– Không được dừng xe, đỗ xe trên cầu, gầm cầu vượt.
– Không được dừng xe, đỗ xe nơi dừng của xe buýt.
– Không được dừng xe, đỗ xe trước cổng trường, cổng cơ quan.
– Không được vượt xe bên phải, trừ trường hợp khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
– Không được vượt xe khi có nhiều xe đi ngược chiều, khi phía trước có chướng ngại vật.
? Rút ra bài học
Bài tập:
1/ Em hãy quan sát, tìm hiểu các biểu hiện đúng hoặc sai về dừng xe,
đỗ xe (xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy) và nêu ý kiến nhận xét của mình và của các bạn mà em biết.
2/ Nhận xét về hành vi dừng xe, đỗ xe của mình, của các bạn trong lớp và nêu hướng khắc phục.
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
1. Tình hình an toàn giao thông hiện nay như thế nào?
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Dựa vào các hình ảnh 1, 2, 3, 4, 5, em hãy cho biết tình hình an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa hiện nay như thế nào? Với tình hình giao thông như trên có thể gây ra những hậu quả gì?
2. Tình hình tai nạn giao thông hiện nay? Hậu quả khi xảy ra tai nạn giao thông?
* Tình hình tai nạn giao thông hiện nay
Đường bộ
Phân tích biểu đồ dưới đây và cho biết, tình hình tai nạn giao thông đường bộ hiện nay như thế nào?
Biểu đồ số người chết vì tai nạn giao thông đường bộ
giai đoạn 2004 - 2013
Đường sắt
Bảng thống kê tai nạn giao thông đường sắt
Giai đoạn 2004 – 2013
Đường thủy nội địa
Bảng thống kê tai nạn giao thông đường thủy nội địa
Giai đoạn 2004 - 2013
* Hậu quả khi xảy ra tai nạn giao thông
Thương tích, nguy hiểm tính mạng
Thiệt hại về kinh tế
Chịu trách nhiệm pháp lí
Thiệt hại về người
3. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông xuất phát từ học sinh?
– Hãy quan sát, phân tích các hình ảnh trên và cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông xuất phát từ học sinh.
– Trong các nguyên nhân nêu trên, nguyên nhân nào là chính? Vì sao?
4. Em hãy viết về suy nghĩ và dự kiến những hành động của mình để góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đoạn văn khoảng 200-250 từ)
Bài học:
– Tình hình ATGT đường bộ rất phức tạp với hai vấn đề nghiêm trọng, đó là: Tai nạn giao thông với số người chết, bị thương vẫn ở mức cao và nạn tắc đường trầm trọng ở các thành phố lớn.
– Tình hình ATGT đường sắt: Tình trạng vi phạm hành lang đường sắt rất phổ biến; tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn ở các nút giao nhau với đường bộ.
– Đường thủy: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn do chở quá số người quy định; không đảm bảo an toàn khi ngồi trên tàu, thuyền, đò ngang.
– Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông, bao gồm yếu tố con người, phương tiện và cơ sở hạ tầng. Trong đó, con người là yếu tố lớn nhất, chiếm tới hơn 70% trong các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
– Nguyên nhân gây tại nạn giao thông xuất phát từ học sinh gồm: kiến thức, kĩ năng, ý thức khi tham gia giao thông và tình trạng sức khỏe.
VĂN HÓA GIAO THÔNG
1. Thế nào là văn hóa giao thông?
Dựa vào các hình ảnh dưới đây, hãy nhận xét về hành vi của các nhân vật trong hình.
? Qua đó em rút ra bài học gì?
Bài học:
Văn hóa giao thông là:
– Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông.
– Có tính cộng đồng khi tham gia giao thông. Khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích của bản thân mình, mà còn phải bảo đảm an toàn cho những người khác. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ, chia sẻ kịp thời.
– Cư xử có văn hóa khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt.
Khi văn hóa giao thông của mỗi người được nâng lên, những hành vi sai trái, quậy phá trên đường sẽ bị cộng đồng lên án. Từ đó, văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ giảm.
2. Làm thế nào để nâng cao ý thức về văn hóa giao thông trong học sinh?
Hãy tập hợp một nhóm bạn cùng suy nghĩ và hành động thực hiện một dự án tuyên truyền về văn hóa giao thông cho cộng đồng dân cư hoặc cho học sinh toàn trường.
Gợi ý cách thực hiện:
– Thành lập nhóm bạn cùng thực hiện.
– Xây dựng kế hoạch thực hiện.
– Suy nghĩ và đặt ra các câu hỏi, cùng nhau xây dựng đề cương.
– Phân công cho các thành viên trong nhóm cùng làm việc, đặt ra lịch làm việc cụ thể.
– Tổ chức truyên truyền, báo cáo kết quả và triển lãm.
ĐI BỘ AN TOÀN
1. Thế nào là đi bộ an toàn?
Em hãy quan sát các hình ảnh trên và cho biết hành vi đi bộ nào là an toàn và hành vi nào là không an toàn? Vì sao?
2. Những điều gì cần chú ý khi đi bộ?
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và nêu rõ trong từng trường hợp cần chú ý điều gì để bảo đảm an toàn.
Bài học:
1. Đi bộ không an toàn rất nguy hiểm cho bản thân người đi bộ và cho cả những người tham gia giao thông khác.
2. Cách đi bộ an toàn:
– Đi trên hè phố, lề đường hoặc đi sát mép đường.
– Qua đường ở nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ. Trường hợp không có tín hiệu chỉ dẫn thì phải chú ý quan sát để bảo đảm an toàn.
– Không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
3. Những điều cần chú ý:
– Khi đi đường cần chú ý quan sát và đảm bảo an toàn.
– Không tụ tập dưới lòng đường, trước cổng trường. Khi tan học, không chạy thẳng từ cổng trường ra đường, mà phải chú ý quan sát, thấy an toàn mới được đi.
– Đi qua đường quốc lộ, đi trên đường nông thôn nhỏ hẹp, cạnh ao hồ, đường lầy lội, có nhiều đá sỏi, có vực sâu, hay sạt lở,... em phải cẩn trọng để bảo đảm an toàn.
? Từ đó hãy rút ra bài học
THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP AN TOÀN
1. Chuẩn bị tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn
Chọn xe đạp an toàn
Chọn xe có kích cỡ vừa tầm vóc.
Mọi bộ phận của xe đều an toàn và
hoạt động tốt, nhất là phanh và lốp
Kiểm tra xe trước khi đi
Ngồi an toàn trên xe đạp
2. Cách đi xe đạp an toàn
– Hãy sắp xếp các hình trên vào hai trường hợp: đi xe đạp an toàn và đi xe đạp không an toàn. Vì sao em lại sắp xếp như vậy?
– Em hãy thể hiện những hiểu biết của mình về quy tắc đi xe đạp an toàn, bằng cách hoàn thành các bài tập sau:
1/ Các hành vi nào là không an toàn khi đi xe đạp?
a. Đu bám xe khác
b. Dàn hàng ngang
c. Đi đúng làn đường
2/ Đi xe đạp dàn hàng ngang thì có những nguy hiểm gì?
a. Lấn làn đường, cản trở người và phương tiện tham gia giao thông khác
b. Dễ va chạm với các phương tiện khác
c. Có thể mải nói chuyện với nhau và không quan sát được an toàn xung quanh
d. Không có nguy hiểm gì cả
3/ Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng khi đi qua đường giao nhau có
tín hiệu giao thông.
a. Lên xe đi tiếp vẫn chú ý để đảm bảo an toàn
b. Đèn đỏ dừng lại trước vạch dừng
c. Giảm tốc độ khi đến nơi đường giao nhau
d. Đèn xanh quan sát an toàn xung quanh
Bài học:
1. Đi xe đạp không an toàn gây nên nhiều nguy hiểm cho chính người điều khiển xe và cho cả những người tham gia giao thông khác.
2. Cách đi xe đạp an toàn:
– Kiểm tra xe trước khi đi xe đạp.
– Khi đi xe đạp tuân thủ nghiêm túc các quy tắc ATGT: đi vào phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ; tuân thủ báo hiệu giao thông; không được sử dụng ô, dù, điện thoại di động,… khi đi xe đạp; không lạng lách, đu bám xe khác; tuyệt đối không đi xe đạp khi đã uống đồ uống có cồn; khi đi ban đêm phải có đèn báo hiệu; người đi xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm.
– Thực hiện các bước qua đường an toàn: giảm tốc độ; quan sát để chắc chắn không có xe nào đang đến gần; có tín hiệu báo hướng rẽ; qua đường, luôn chú ý quan sát an toàn.
? Từ đó em rút ra bài học gì?
NGỒI TRÊN XE ĐẠP, XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY AN TOÀN.
GÓC TUYÊN TRUYỀN
VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
NGỒI TRÊN XE ĐẠP, XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY KHÔNG AN TOÀN.
2. Người ngồi trên xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy có cần đội mũ bảo hiểm không?
Ai đúng, ai sai trong các hình ảnh trên? Giải thích các hành vi này đúng - sai như thế nào.
3. Chọn và đội mũ bảo hiểm an toàn
Chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn
Cách nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn:
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải có đủ 3 bộ phận:
1/ Vỏ mũ (phần vỏ bên ngoài có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội);
2/ Đệm hấp thụ xung động (hay còn gọi là đệm bảo vệ) bên trong vỏ mũ (phải đủ rắn chắc, có tác dụng làm giảm chấn động tới đầu người đội);
3/ Quai đeo (phải đủ bền chắc, có tác dụng giữ chắc mũ vào đầu người đội).
Trên bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh nhọn, sắc.
Nhãn mũ phải có đầy đủ các thông tin như: tên sản phẩm; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, hoặc tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu và phân phối, xuất xứ hàng hóa (nếu là mũ bảo hiểm nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất; có gắn dấu hợp quy CR (tem quy chuẩn).
Đội mũ như thế nào?
Em hãy cho biết:
– Cần chọn loại mũ như thế nào để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện?
– Cần cài quai mũ bảo hiểm như thế nào cho an toàn?
– Đội mũ bảo hiểm có tác dụng gì?
Bài học:
Khi ngồi trên xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy, em cần chú ý:
– Đội mũ bảo hiểm (nếu ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện) phải cài quai đúng quy cách. Quai đeo phải được cài khóa cẩn thận, điều chỉnh độ căng chặt phù hợp; quai đeo phải để ngay cằm, tránh cho mũ không bị văng ra khỏi đầu khi bị ngã.
– Chọn mũ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, kích thước vừa với đầu của từng người (có đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm bảo vệ bên trong và quai đeo); mũ phải có nhãn mũ, ghi các thông tin rõ ràng.
– Ngồi ngay ngắn, đúng tư thế.
– Thu chân vào sát xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy; không được dang chân ra hai bên.
– Không được đứng trên xe.
– Không được mang vác vật cồng kềnh; không được sử dụng ô.
– Không được buông hai tay; hai tay em ôm nhẹ vào eo của người
lái xe.
– Không được đùa nghịch gây nguy hiểm cho mình và những người xung quanh.
? Từ đó rút ra bài học
Bài tập:
1/ Hành vi nào dưới đây là ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy an toàn?
a) Dang chân ra hai bên.
b) Đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
c) Một tay bám vào eo của người lái xe, còn một tay cho vào túi áo mình.
d) Một chân để vào chỗ để chân, một chân buông thõng.
2/ Hãy quan sát và nhận xét về các biểu hiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ của các bạn học sinh ngồi trên xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông trên đường phố, đường ở nông thôn hoặc trên đường quốc lộ.
3/ Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 từ) nói về các biểu hiện đúng hoặc chưa đúng của em về thực hiện an toàn giao thông và nêu hướng khắc phục.
AN TOÀN KHI DỪNG XE, ĐỖ XE, VƯỢT XE,
TRÁNH XE ĐI NGƯỢC CHIỀU
1. Thế nào là đỗ xe an toàn?
Em có nhận xét gì qua 7 hình ảnh trên? Nhận xét từng hình ảnh và cho biết hậu quả có thể xảy ra đối với từng hành vi sai như thế nào?
2. Dừng xe thế nào là đúng?
Trong hai hình ảnh trên, người tham gia giao thông dừng xe có đúng không ?
Còn ở các hình ảnh này, người tham gia giao thông dừng xe như thế nào ?
3. Đỗ xe ở đâu ?
Em có ý kiến thế nào về những chiếc xe đỗ ở đây?
4. Vượt xe tránh xe đi ngược chiều như thế nào ?
VƯỢT XE
Trong 3 hình ảnh trên, những người vượt xe như vậy có đúng không? Vì sao?
Bài học:
Khi dừng xe, đỗ xe trên đường, khi vượt xe, tránh xe cần chú ý :
– Dừng xe, đỗ xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy. Nếu đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên tay phải theo chiều đi của mình.
– Không được dừng xe, đỗ xe dưới lòng đường.
– Không được dừng xe, đỗ xe ở phía bên trái đường một chiều.
– Không được dừng xe, đỗ xe trên cầu, gầm cầu vượt.
– Không được dừng xe, đỗ xe nơi dừng của xe buýt.
– Không được dừng xe, đỗ xe trước cổng trường, cổng cơ quan.
– Không được vượt xe bên phải, trừ trường hợp khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
– Không được vượt xe khi có nhiều xe đi ngược chiều, khi phía trước có chướng ngại vật.
? Rút ra bài học
Bài tập:
1/ Em hãy quan sát, tìm hiểu các biểu hiện đúng hoặc sai về dừng xe,
đỗ xe (xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy) và nêu ý kiến nhận xét của mình và của các bạn mà em biết.
2/ Nhận xét về hành vi dừng xe, đỗ xe của mình, của các bạn trong lớp và nêu hướng khắc phục.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Hữu Phúc
Dung lượng: 10,68MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)