An toan du lieu

Chia sẻ bởi Phan Thanh Quyền | Ngày 14/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: An toan du lieu thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Mục lục

1. An toàn dữ liệu trên mạng máy tính 2
2. Các hệ mã hoá cổ điển Error! Bookmark not defined.
2.1. Hệ mã hoá thay thế (Substitution Cipher) Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Hệ mã hoá CAESAR Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hệ mã hoá VIGENERE Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Hệ mã hoá HILL Error! Bookmark not defined.
2.2. Hệ mã hoá đổi chỗ (Transposition Cipher) Error! Bookmark not defined.
3. Các vấn đề về mã hoá cho mạng máy tính Error! Bookmark not defined.
3.1. Các thuật ngữ Error! Bookmark not defined.
3.2. Định nghĩa hệ mật mã. Error! Bookmark not defined.
3.3. Những yêu cầu đối với hệ mật mã Error! Bookmark not defined.
3.4. Các phương pháp mã hoá Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Mã hoá đối xứng khoá bí mật Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Mã hoá phi đối xứng khoá công khai 14
3.5. Các cách phân tích mã 15
4. Một số thuật toán mã hoá cơ bản Error! Bookmark not defined.
4.1. chuẩn mã hoá dữ liệu DES Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Mô tả thuật toán Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Hoán vị khởi đầu (The Initial Permutation) Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Khoá chuyển đổi (The Key Transformation) Error! Bookmark not defined.
4.1.4. Hoán vị mở rộng (Expansion Permutation) Error! Bookmark not defined.
4.1.5. Hộp thay thế S (S-Box Substitution) Error! Bookmark not defined.
4.1.6. Hộp hoán vị P (The P-Box Permutation) Error! Bookmark not defined.
4.1.7. Hoán vị cuối cùng Error! Bookmark not defined.
4.1.8. Giải mã DES Error! Bookmark not defined.
4.1.9. Phần cứng và phần mềm thực hiện DES Error! Bookmark not defined.
4.2. thuật toán mã hoá RSA (Public-key algorithm) Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Khái niệm hệ mật mã RSA Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Độ an toàn của hệ RSA Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Một số tính chất của hệ RSA Error! Bookmark not defined.
4.3. thuật toán mã hoá BLOWFISH Error! Bookmark not defined.
4.3.1. Khoá phụ Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Mã hoá dữ liệu 32
4.3.3. Tính toán các khoá phụ Error! Bookmark not defined.

1. An toàn dữ liệu trên mạng máy tính
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin việc ứng dụng các công nghệ mạng máy tính trở nên vô cùng phổ cập và cần thiết. Công nghệ mạng máy tính đã mang lại những lợi ích to lớn.
Sự xuất hiện mạng Internet cho phép mọi người có thể truy cập, chia sẽ và khai thác thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả. Các công nghệ E-mail cho phép mọi người có thể gửi thư cho người khác cũng như nhận thư ngay trên máy tính của mình. Gần đây có công nghệ E-business cho phép thực hiện các hoạt động thương mại trên mạng máy tính. Việc ứng dụng các mạng cục bộ trong các tổ chức, công ty hay trong một quốc gia là rất phong phú. Các hệ thống chuyển tiền của các ngân hàng hàng ngày có thể chuyển hàng tỷ đôla qua hệ thống của mình. Các thông tin về kinh tế, chính trị, khoa học xã hội được trao đổi rông rãi.
Tuy nhiên lại nảy sinh vấn đề về an toàn thông tin. Đó cùng là một quá trình tiến triển hợp logic: khi những vui thích ban đầu về một siêu xa lộ thông tin, bạn nhất định nhận thấy rằng không chỉ cho phép bạn truy nhập vào nhiều nơi trên thế giới, Internet còn cho phép nhiều người không mời mà tự ý ghé thăm máy tính của bạn.
Thực vậy, Internet có những kỹ thuật tuyệt vời cho phép mọi người truy nhập, khai thác, chia sẻ thông tin. Những nó cũng là nguy cơ chính dẫn đến thông tin của bạn bị hư hỏng hoặc phá huỷ hoàn toàn.
Có những thông tin vô cùng quan trọng mà việc bị mất hay bị làm sai lệch có thể ảnh hưởng đến các tổ chức, các công ty hay cả một quốc gia. Các thông tin về an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh hay các thông tin tài chính là mục tiêu của các tổ chức tình báo nước ngoài về chính trị hay công nghiệp hoặc kẻ cắp nói chung. Bọn chúng có thể làm mọi việc có thể để có được những thông tin quý giá này. Thử tưởng tượng nếu có kẻ xâm nhập được vào hệ thống chuyển tiền của các ngân hàng thì ngân hàng đó sẽ chịu những thiệt hại to lớn như mất tiền có thể dẫn tới bị phá sản. Chưa kể nếu hệ thông thông tin an ninh quốc gia bị đe doạ thì hậu quả không thể lường trước được.
Theo số liệu của CERT(Computer Emegency Response Team - “Đội cấp cứu máy tính”), số lượng các vụ tấn công trên Internet được thông báo cho tổ chức này là ít hơn 200 vào năm 1989, khoảng 400 vào năm 1991, 1400 vào năm 1993, và 2241 vào năm 1994. Những vụ tấn công này nhằm vào tất cả các máy tính có mặt trên Internet, các máy tính của tất cả các công ty lớn như AT&T, IBM, các trường đại học, các cơ quan nhà nước, các tổ chức quân sự, nhà băng... Một số vụ tấn công có quy mô khổng lồ (có tới 100.000 máy tính bị tấn công). Hơn nữa, những con số này chỉ là phần nổi của tảng băng. Một phần rất lớn các vụ tấn công không được thông báo, vì nhiều lý do, trong đó có thể kể đến nỗi lo bị mất uy tín, hoặc đơn giản những người quản trị hệ thống không hề hay biết những cuộc tấn công nhằm vào hệ thống của họ.
Không chỉ số lượng các cuộc tấn công tăng lên nhanh chóng, mà các phương pháp tấn công cũng liên tục được hoàn thiện. Điều đó một phần do các nhân viên quản trị hệ thống được kết nối với Internet ngày càng đề cao cảnh giác. Cũng theo CERT, những cuộc tấn công thời kỳ 1988-1989 chủ yếu đoán tên người sử dụng-mật khẩu (UserID-password) hoặc sử dụng một số lỗi của các chương trình và hệ điều hành (security hole) làm vô hiệu hệ thống bảo vệ, tuy nhiên các cuộc tấn công vào thời gian gần đây bao gồm cả các thao tác như giả mạo địa chỉ IP, theo dõi thông tin truyền qua mạng, chiếm các phiên làm việc từ xa (telnet hoặc rlogin).
Để vừa bảo đảm tính bảo mật của thông tin lại không làm giảm sự phát triển của việc trao đổi thông tin quảng bá trên toàn cầu thì một giải pháp tốt nhất là mã hoá thông tin. Có thể hiểu sơ lược mã hoá thông tin là che đi thông tin của mình làm cho kẻ tấn công nếu chặn được thông báo trên đường truyền thì cũng không thể đọc được và phải có một giao thức giữa người gửi và người nhận để có thể trao đổi thông tin, đó là các cơ chế mã và giải mã thông tin.
Ngày nay thì việc mã hoá đã trở nên phổ cập. Các công ty phần mềm lớn trên thế giới đều có nghiên cứu và xây dựng các công cụ, thuật toán mã hoá để áp dụng cho thực tế. Mỗi quốc gia hay tổ chức đều có những cơ chế mã hoá riêng để bảo vệ hệ thống thông tin của mình.
Một số vấn đề an toàn đối với nhiều mạng hiện nay:
Một người dùng chuyển một thông báo điện tử cho một người sử dụng khác. Một bên thứ ba trên cùng mạng LAN này sử dụng một thiết bị nghe trộm gói để lấy thông báo và đọc các thông tin trong đó.
Cũng trong tình huống trên bên thứ ba chặn thông báo, thay đổi các thành phần của nó và sau đó lại gửi cho người nhận. Người nhận không hề nghi ngờ gì trừ khi nhận ra thông báo đó là vô lý, và có thể thực hiện vài hành động dựa trên các thành phần sai này đem lại lợi ích cho bên thứ ba.
Người dùng log vào một server mà không sử dụng mật khẩu được mã hoá. Một người khác đang nge trộm trên đường truyền và bắt được mật khẩu logon của người dùng, sau đó có thể truy nhập thông tin trên server như người sử dụng.
Một người quản trị hệ thống không hiểu về khía cạnh an toàn và yêu cầu của hệ thống và vô tình cho phép người dùng khác truy nhập vào thư mục chứa các thông tin hệ thống. Người dùng phát hiện ra họ có thể có được các thông tin hệ thống và có thể dùng nó phục vụ cho loựi ích của mình.
2. Các hệ mã hoá cổ điển
2.1. Hệ mã hoá thay thế (Substitution Cipher)
Hệ mã hoá thay thế là hệ mã hoá trong đó mỗi ký tự của bản rõ được thay thế bằng ký tự khác trong bản mã (có thể là một chữ cái, một số hoặc một ký hiệu).
Có 4 kỹ thuật thay thế sau đây:
Thay thế đơn (A simple substitution cipher): là hệ trong đó một ký tự của bản rõ được thay bằng một ký tự tương ứng trong bản mã. Một ánh xạ 1-1 từ bản rõ tới bản mã được sử dụng để mã hoá toàn bộ thông điệp.
Thay thế đồng âm (A homophonic substitution cipher): giống như hệ thống mã hoá thay thế đơn, ngoại trừ một ký tự của bản rõ có thể được ánh xạ tới một trong số một vài ký tự của bản mã: sơ đồ ánh xạ 1-n (one-to-many). Ví dụ, “A” có thể tương ứng với 5, 13, 25, hoặc 56, “B” có thể tương ứng với 7, 19, 31, hoặc 42, v.v.
Thay thế đa mẫu tự (A polyalphbetic substitution cipher): được tạo nên từ nhiều thuật toán mã hoá thay thế đơn. ánh xạ 1-1 như trong trường hợp thay thế đơn, nhưng có thể thay đổi trong phạm vi một thông điệp. Ví dụ, có thể có năm thuật toán mã hoá đơn khác nhau được sử dụng; đặc biệt thuật toán mã hoá đơn được sử dụng thay đổi theo vị trí của mỗi ký tự trong bản rõ.
Thay thế đa sơ đồ (A polygram substitution cipher): là thuật toán trong đó các khối ký tự được mã hoá theo nhóm. Đây là thuật toán tổng quát nhất, cho phép thay thế các nhóm ký tự của văn bản gốc. Ví dụ, “ABA” có thể tương ứng với “RTQ”, “ABB” có thể tương ứng với “SLL”, v.v.
2.1.1. Hệ mã hoá CAESAR
Hệ mã hoá CAESAR là một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thanh Quyền
Dung lượng: 50,51KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)