ấmHG Vĩnh Phúc 2010 - 2011

Chia sẻ bởi Lê Hồng Hải | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: ấmHG Vĩnh Phúc 2010 - 2011 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
———————————


Câu 1 (1,0 điểm).
Viết một đoạn văn ngắn, nêu cảm nhận của em về những câu thơ sau trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên:
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
( Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, trang 46)

Câu 2 (3,0 điểm).
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
( Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005, trang 160)
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
Câu 3 (6,0 điểm).
Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ Sang thu (Ngữ văn 9, tập hai) của Hữu Thỉnh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến sau:
“Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã làm mới cho thơ thu”.
—Hết—
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh:..........................................................................Số báo danh:..........................



SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————————
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010-2011
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN
——————————

I. Yêu cầu chung:
- Giám khảo cần nắm bắt được nội dung thể hiện trong bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: năng lực tái hiện, vận dụng, sáng tạo và khả năng tạo lập văn bản.
- Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc có những kiến giải một cách mới mẻ, thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm tối đa.
- Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, tránh việc đếm ý cho điểm.
II. Yêu cầu cụ thể:

Câu 1 (1,0 điểm).
a. Yêu cầu: Biết trình bày đoạn văn theo yêu cầu, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; các câu liên kết chặt chẽ và đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Đoạn thơ sử dụng sáng tạo biện pháp tu từ ẩn dụ: “Cò”- ẩn dụ cho người mẹ, tình mẹ. Hình ảnh con cò tảo tần, chịu thương chịu khó trong ca dao được tác giả nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng yêu thương con của người mẹ; mẹ lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời. Phép ẩn dụ đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. Nét độc đáo trong cách sử dụng biện pháp tu từ của tác giả là hình ảnh ẩn dụ vừa dân dã, mộc mạc, mang âm hưởng ca dao; vừa mang tính biểu tượng, đậm chất triết lí, suy tưởng.
- Lời dặn của "cò" giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa. Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ như dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giới hạn: Lên rừng - xuống bể - hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời. Từ không gian xác định (rừng, bể), không gian ngày càng rộng dần thêm đến một không gian tâm tưởng (đi hết đời) vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru cất lên từ trái tim của mẹ.
Tấm lòng người mẹ vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Đó là quy luật bất biến và vĩnh hằng của mọi tấm lòng người mẹ trên đời mà nhà thơ đã khái quát, đúc kết trong câu thơ đậm chất suy tưởng và triết lí.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 1,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên; văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng, thể hiện được sự sáng tạo.
- Điểm 0,5: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên; văn viết chưa thật sâu sắc nhưng phải đủ ý, diễn đạt trong sáng; có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn cả về nội dung và hình thức.

Câu 2 (3,0 điểm).
a) Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh nắm được nội dung câu chuyện Lỗi lầm và sự biết ơn; từ câu chuyện đó gợi lên những suy nghĩ về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách, song, cần làm rõ các nội dung sau:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
* Khái quát chung và nắm bắt được ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập.
* Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống được gợi lên từ câu chuyện:
- Giải thích về vấn đề cần bàn luận:
+ Thế nào là sự tha thứ và lòng biết ơn: tha thứ là sự bỏ qua, không trách cứ, chấp nhặt, hay trừng phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác (trong giới hạn có thể); lòng biết ơn là sự thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình.
+ Vì sao trong cuộc sống con người cần có sự tha thứ và lòng biết ơn: trong cuộc sống ai cũng có lúc gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần phải nhận được sự tha thứ, bao dung của mọi người. Bởi chính sự tha thứ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội được sửa chữa; giúp cho bản thân tìm thấy được sự thanh thản và làm cho cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, xung đột và thêm sự hoà hợp, yêu thương, có nghĩa là phải biết viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát …; phải biết khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, và biết khắc ghi những ân nghĩa lên đá, như cách ứng xử giữa những con người trong câu chuyện trên.
- Suy nghĩ của bản thân:
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn là một trong những phẩm chất cần thiết, cao đẹp để hình thành nên một con người chân chính, bởi bên cạnh việc thu nhận kiến thức thì việc tu dưỡng, rèn luyện cho bản thân những đức tính về sự tha thứ và lòng biết ơn có một ý nghĩa rất lớn trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở một cá nhân hay một bộ phận mà những đức tính đó cần phải được gắn kết tạo thành những phẩm chất, đạo lí trong cuộc sống. Bởi đó chính là những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Cần phải biết sống có tấm lòng bao dung, vị tha; biết ghi ơn những con người đã mang lại cho mình những điều tốt đẹp. Bên cạnh đó cần có thái độ phê phán những biểu hiện của sự thù hận và vô ơn trong cuộc sống.
- Cần thể hiện sự tha thứ và lòng biết ơn của mình trên cả nhận thức và hành động cụ thể.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 3,0: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết chặt chẽ, mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 2,0: Đạt được 2/3 yêu cầu về kiến thức. Còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1,0: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn về cả nội dung và phương pháp.

Câu 3 (6,0 điểm).
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng nghị luận về một vấn đề văn học, có lí lẽ thuyết phục và thể hiện được sự cảm thụ thơ tinh tế.
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần tập trung làm rõ cái mới cũng là nét riêng độc đáo trong Sang thu của Hữu Thỉnh về hình thức thể hiện và nội dung cảm xúc. Cụ thể, cần nêu được các ý cơ bản sau:
- Cảm hứng về mùa thu từng tạo nên những kiệt tác nghệ thuật, những áng thơ bất hủ. Cũng như thơ viết về mùa thu nói chung, Sang thu là sự hoài cảm, luyến tiếc, bâng khuâng về những gì đã đi qua và ngỡ ngàng, xao xuyến trước những gì đang tới.
Sang thu mang nét cổ điển và đượm hồn dân tộc nhưng vẫn chứa đựng nét riêng độc đáo góp phần làm mới cho thơ thu.


- Dáng vẻ, thần thái rất riêng của Sang thu: Thơ viết về mùa thu thường sử dụng nhiều ước lệ; cảnh thu, hồn thu thường có nét tiêu sơ. Nhưng nét tiêu sơ ấy ta không thấy ở Sang thu. Cảnh trong Sang thu đẹp vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng, tự nhiên không xơ xác, tiêu điều.
- Nét riêng trong thi liệu, hình ảnh: thi liệu, hình ảnh ở Sang thu vẫn có những ước lệ (sương thu, gió thu, sông thu, chim, mây...) nhưng đã được sử dụng một cách sáng tạo (sương chùng chình, sông dềnh dàng, mây vắt nửa mình sang thu). Nhờ cách kết hợp từ ngữ đặc biệt, các hình ảnh có sức gợi cảm hơn, có hồn hơn. Hữu Thỉnh đã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hồng Hải
Dung lượng: 72,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)