Ai đánh giá GV đúng hơn
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phước |
Ngày 14/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Ai đánh giá GV đúng hơn thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
Ai đánh giá giờ dạy của giáo viên đúng hơn cả?
Ai đánh giá giờ dạy của giáo viên đúng hơn cả?
Đầu tuần, trong tiết chào cờ, tôi thông báo: “Kết quả tham gia Hội giảng vừa qua của trường ta có 2 cô giáo đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, đề nghị các em vỗ tay hoan hô” nhưng chỉ “lẹt đẹt” có vài tiếng. Sao lại thế? Sao học sinh (HS) không phấn khởi vì trường mình, lớp mình có cô giáo đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh dạy hàng ngày?
Nhiều người sẽ ngạc nhiên về những câu hỏi trên vì họ cho rằng chuyên viên Sở GD-ĐT, cán bộ thanh tra, cán bộ quản lí, các giáo viên (GV) của các trường học là những người có trình độ, năng lực chuyên môn sẽ đánh giá được trình độ, năng lực chuyên môn, hiệu quả giảng dạy của GV một cách tốt nhất, đúng nhất. Bởi vì phải có trình độ kiến thức chuẩn hóa theo bậc học, có chuyên môn vững vàng, có phương pháp giảng dạy thì mới có thể hiểu đúng, đánh giá đúng hiệu quả công việc của GV khi thực hiện nhiệm vụ chính – giảng dạy trên lớp. Lâu nay chúng ta đều đánh giá việc dạy của GV như vậy và đánh giá đúng. Chúng ta dự giờ, nhận xét và xếp loại giờ dạy rồi đánh giá GV dạy tốt hay không, đồng thời cũng lấy đó làm căn cứ cơ bản để kết luận GV thực hiện nhiệm vụ được giao tốt không (tất nhiên là có kèm với việc kiểm tra hồ sơ giáo án, việc chấp hành nền nếp, nội quy, sự phối kết hợp với đồng nghiệp, …). Thế là để bảo vệ mình (tức là bảo vệ việc thực hiện nhiệm vụ được giao của cá nhân mình), GV chuẩn bị tiết dạy đó (tiết dạy có người dự) cật lực, lên dạy hết khả năng. Đây là kẽ hở cho hiệu quả dạy học của những GV không được HS chọn lọt qua để đạt kết quả tốt. Vì sao ư?
Hình chỉ có tính minh họa (Internet)
Vẫn biết, đối với GV, tiết dạy có người dự, được xếp loại là rất quan trọng nhưng không phải là quan trọng nhất. Vì quan trọng nhất phải là sự cố gắng thường xuyên, liên tục trong tất cả các giờ dạy. Vì dạy học là cả một quá trình hướng dẫn người học tiếp cận, thâm nhập, khám phá, rèn luyện, … thành một hệ thống tri thức mà trong hệ thống đó không có “mắt xích” nào là phụ. Hệ thống đó lôgic, liên kết với nhau chặt chẽ. HS học GV bộ môn nhiều tiết của cả kì, cả năm, nhiều năm trong một khóa học có đủ khả năng biết GV nào dạy tốt, dạy hay, dạy dễ hiểu. Nhất là đối với bậc cao như bậc THCS, THPT, HS rất nhạy cảm với chất lượng giờ dạy của các thầy cô của mình qua các tiết khác nhau như thế nào trong các hoàn cảnh khác nhau, biết so sánh giữa các GV với nhau dù họ có thể không cùng bộ môn. Vì vậy HS có khả năng đánh giá chất lượng giảng dạy thường xuyên của GV so với giờ dạy hội giảng, thao giảng, giờ có người dự.
Việc lập phiếu điều tra với nhiều câu hỏi về tâm tư, nguyện vọng, việc nhận xét, đánh giá chất lượng, hiệu quả giờ dạy của GV hàng ngày sẽ cho chúng ta câu trả lời khá xác đáng. Đó là sự đánh giá thực chất, phản ánh năng lực, hiệu quả giảng dạy có tính thường xuyên, liên tục, bảo đảm một cách hệ thống việc tổ chức HS thâm nhập hệ thống kiến thức cả kì học, cả năm học, thậm chí nhiều năm học trong một bậc học. Một vài tiết nhất thời (có chuẩn bị công phu) khó tạo nên được giá trị giảng dạy thực sự hàng kì, hàng năm. Cho nên việc tổ chức cho HS đánh giá năng lực giảng dạy của GV là một cách rất nên làm. Đặc biệt là ở những trường quy mô nhỏ, có số lượng GV cùng bộ môn ít hoặc những trường THPT mới thành lập có khá nhiều môn chỉ có một GV bộ môn, các GV này lại trẻ, ít kinh nghiệm, sống với nhau vừa nể nhau, tránh va chạm, vừa thiếu hiểu biết đặc trưng bộ môn, … nên thôi thì cứ xếp giờ dạy loại khá, loại giỏi của nhau là hợp lí hơn cả. Trong khi đó, tỉ lệ chuyển lớp, số HSG, tỉ lệ thi tốt nghiệp, thi đỗ đại học, cao đẳng không cao rất mâu thuẫn với kết quả đánh giá, xếp loại giảng dạy của GV.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể
Ai đánh giá giờ dạy của giáo viên đúng hơn cả?
Đầu tuần, trong tiết chào cờ, tôi thông báo: “Kết quả tham gia Hội giảng vừa qua của trường ta có 2 cô giáo đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, đề nghị các em vỗ tay hoan hô” nhưng chỉ “lẹt đẹt” có vài tiếng. Sao lại thế? Sao học sinh (HS) không phấn khởi vì trường mình, lớp mình có cô giáo đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh dạy hàng ngày?
Nhiều người sẽ ngạc nhiên về những câu hỏi trên vì họ cho rằng chuyên viên Sở GD-ĐT, cán bộ thanh tra, cán bộ quản lí, các giáo viên (GV) của các trường học là những người có trình độ, năng lực chuyên môn sẽ đánh giá được trình độ, năng lực chuyên môn, hiệu quả giảng dạy của GV một cách tốt nhất, đúng nhất. Bởi vì phải có trình độ kiến thức chuẩn hóa theo bậc học, có chuyên môn vững vàng, có phương pháp giảng dạy thì mới có thể hiểu đúng, đánh giá đúng hiệu quả công việc của GV khi thực hiện nhiệm vụ chính – giảng dạy trên lớp. Lâu nay chúng ta đều đánh giá việc dạy của GV như vậy và đánh giá đúng. Chúng ta dự giờ, nhận xét và xếp loại giờ dạy rồi đánh giá GV dạy tốt hay không, đồng thời cũng lấy đó làm căn cứ cơ bản để kết luận GV thực hiện nhiệm vụ được giao tốt không (tất nhiên là có kèm với việc kiểm tra hồ sơ giáo án, việc chấp hành nền nếp, nội quy, sự phối kết hợp với đồng nghiệp, …). Thế là để bảo vệ mình (tức là bảo vệ việc thực hiện nhiệm vụ được giao của cá nhân mình), GV chuẩn bị tiết dạy đó (tiết dạy có người dự) cật lực, lên dạy hết khả năng. Đây là kẽ hở cho hiệu quả dạy học của những GV không được HS chọn lọt qua để đạt kết quả tốt. Vì sao ư?
Hình chỉ có tính minh họa (Internet)
Vẫn biết, đối với GV, tiết dạy có người dự, được xếp loại là rất quan trọng nhưng không phải là quan trọng nhất. Vì quan trọng nhất phải là sự cố gắng thường xuyên, liên tục trong tất cả các giờ dạy. Vì dạy học là cả một quá trình hướng dẫn người học tiếp cận, thâm nhập, khám phá, rèn luyện, … thành một hệ thống tri thức mà trong hệ thống đó không có “mắt xích” nào là phụ. Hệ thống đó lôgic, liên kết với nhau chặt chẽ. HS học GV bộ môn nhiều tiết của cả kì, cả năm, nhiều năm trong một khóa học có đủ khả năng biết GV nào dạy tốt, dạy hay, dạy dễ hiểu. Nhất là đối với bậc cao như bậc THCS, THPT, HS rất nhạy cảm với chất lượng giờ dạy của các thầy cô của mình qua các tiết khác nhau như thế nào trong các hoàn cảnh khác nhau, biết so sánh giữa các GV với nhau dù họ có thể không cùng bộ môn. Vì vậy HS có khả năng đánh giá chất lượng giảng dạy thường xuyên của GV so với giờ dạy hội giảng, thao giảng, giờ có người dự.
Việc lập phiếu điều tra với nhiều câu hỏi về tâm tư, nguyện vọng, việc nhận xét, đánh giá chất lượng, hiệu quả giờ dạy của GV hàng ngày sẽ cho chúng ta câu trả lời khá xác đáng. Đó là sự đánh giá thực chất, phản ánh năng lực, hiệu quả giảng dạy có tính thường xuyên, liên tục, bảo đảm một cách hệ thống việc tổ chức HS thâm nhập hệ thống kiến thức cả kì học, cả năm học, thậm chí nhiều năm học trong một bậc học. Một vài tiết nhất thời (có chuẩn bị công phu) khó tạo nên được giá trị giảng dạy thực sự hàng kì, hàng năm. Cho nên việc tổ chức cho HS đánh giá năng lực giảng dạy của GV là một cách rất nên làm. Đặc biệt là ở những trường quy mô nhỏ, có số lượng GV cùng bộ môn ít hoặc những trường THPT mới thành lập có khá nhiều môn chỉ có một GV bộ môn, các GV này lại trẻ, ít kinh nghiệm, sống với nhau vừa nể nhau, tránh va chạm, vừa thiếu hiểu biết đặc trưng bộ môn, … nên thôi thì cứ xếp giờ dạy loại khá, loại giỏi của nhau là hợp lí hơn cả. Trong khi đó, tỉ lệ chuyển lớp, số HSG, tỉ lệ thi tốt nghiệp, thi đỗ đại học, cao đẳng không cao rất mâu thuẫn với kết quả đánh giá, xếp loại giảng dạy của GV.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phước
Dung lượng: 107,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)