Abcd

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Cường | Ngày 10/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: abcd thuộc Tiếng Anh 6

Nội dung tài liệu:

Câu 1: Hãy tìm các ví dụ chứng minh Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á ?
* Việt Nam là bộ phận trung tâm, tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á về mặt tự nhiên, văn hóa, lịch sử :
-Về mặt tự nhiên: tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
-Về lịch sử:Việt Nam là lá cờ đầu trong khu vực chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.
-Về văn hóa: Việt Nam có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật , kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực.
-Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) vào ngày 25/07/1995.Việt Nam d0a4 tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng.
Câu 2: Trình bày đặc điểm lãnh thổ nước ta ? Hình dạng ấy đã ảnh hưởng như thế nào tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?
: * Đặc điểm lãnh thổ Việt Nam :
Kéo dài theo chiều Bắc Nam (1650 km), đường bờ biển hình chữ S dài 3260 km, đường biên giới trên đất liền dài trên 4600 km
Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rất rộng về phía đông và đông nam, có nhiều đảo và quần đảo.
-Biển đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế.
b ) Ảnh hưởng
Đối với tự nhiên : Làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng , phong phú và sinh động . cảnh quan thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng , các miền tự nhiên . Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền , tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta
Đối với giao thông vận tải : Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải : đường bộ, đường biển , đường hàng không …
Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại , khó khăn , nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài , hẹp ngang , nằm sát biển . Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai , địch hoạ . Đặc biệt là tuyến giao thông bắc – nam thường bị bão lụt , nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông .

Câu 4: Nêu các biện pháp để bảo vệ môi trường ? : Nêu giá trị tài nguyên rừng?
Các biện pháp bảo vệ môi trường:
Không được: + Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, là mất cân bằng sinh thái. + Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; + Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; + Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ; + Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải. + Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật. * Nên: + Phát động mọi người nên có ý thức bảo vệ môi trường + Tất cả mọi người cùng nhau chung sức trồng thật nhiều cây xanh + Tuyên truyền giải thích cho mọi người hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường
+ Giá trị tài nguyên rừng:
– Cung cấp cho kinh tế những loại gỗ như đinh, lim, sến, táu, giáng hương,...và các lâm sản khác.
– Làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp như tre, trúc, nứa,...
– Là nơi sinh sống của nhiều loài động vật.
– Điều hòa khí hậu, thanh lọc không khí của môi trường.
– Duy trì tính phì nhiêu, màu mỡ của đất.
Câu 5: Trình bày những nét chung và riêng trong sản xuất và sinh hoạt của người dân Đông Nam Á?
Nét chung:
+ Cư dân Đông Nam Á biết trồng lúa nước từ lâu đời, bên cạnh đó có nghề trồng rừng và nghề biển
+Ngoài cây lúa nước người dân còn trồng khoai, sắn, chăn nuôi ít phát triển hơn
+Người dân chủ yếu sống trong các làng mạc tạo thành cộng đồng gắn bó với nhau
-Nét riêng:
+Tính cách, tập quán, văn hóa từng dân tộc không trộn lẫn với nhau : cùng là cồng chiêng nhưng các dân tộc có cách đánh và múa khác nhau…
Câu 6:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)