Abc

Chia sẻ bởi trần mai anh | Ngày 09/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: abc thuộc Toán học 2

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI LÀM CỦA NHÓM 7
Lịch sử lớp 10
Chương II
VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN
THẾ KỈ XV
Bài 17
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC
PHONG KIẾN
(Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
Kiểm tra bài cũ:

Câu 1 : Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng
Bạch Đằng ?

Câu 2 : Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc ?


NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X
Phát triển và hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
2. Luật pháp và quân đội
3. Hoạt động đối nội và đối ngoại



I. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X
Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Đông Anh Hà Nội.
Ngô Quyền duy trì được một chính quyền tập trung chuyên chế,mặc dù lúc đó vẫn tồn tại ở trong nước nhiều thế lực của các hào trưởng địa phương, có xu hướng cát cứ.
Việc Ngô Quyền xưng vương xây dựng một chính quyền mới có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Việc Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa, đặt ra các quan văn võ, các nghi lễ triều đình, thể hiện nền độc lập tự chủ của đất nước ta, thật sự chấm dứt hơn 1000 năm bắc thuộc, lập ra 1 quốc gia trường tồn vạn mùa xuân.
- Năm 944, Ngô Quyền mất  nhà Ngô suy vong, “loạn 12 sứ quân” diễn ra, đất nước bị chia cắt.
 Đinh Bộ Lĩnh đem quân dẹp yên nội loạn, thống nhất lại đất nước.
- Sau khi dẹp tan loạn sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình).


Lăng
Ngô Quyền
(Đường Lâm, Hà Tây)
Ý nghĩa quốc hiệu Đại Cồ Việt:
"Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" trong tiếng Việt cổ cũng là lớn. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn, dù đọc theo ngôn ngữ nào.
Tình hình nước ta cuối thời Đinh, nội bộ lục đục, vua mới còn nhỏ (Đinh Toàn 6 tuổi), lợi dụng tình hình đó quân Tống đem quân sang xâm lược nước ta.
Trước nguy cơ bị xâm lược, Thái hậu Dương Thị đã đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi dòng họ, lấy áo long cổn khoác lên mình Lê Hoàn và chính thức mời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua, để có điều kiện lãnh đạo chống Tống. Nhà tiền Lê thành lập
Tổ chức bộ máy nhà nước: Thời Đinh, tiền Lê chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban.
+ Về hành chính chia nước thành 10 đạo.
+ Tổ chức quân đội theo chế độ ngụ binh ngư nông.
Bạn có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Đinh, tiền Lê?
(So với Ngô Quyền)
Trả lời:
- Thời Ngô chính quyền trung ương chưa quản lý được các địa phương  loạn 12 sứ quân.
- Thời Đinh, thời Tiền Lê: Dưới vua có 3 ban chính quyền trung ương kiểm soát được 10 đạo ở địa phương. Mặt khác thời Đinh, Lê nhà nước quân chủ chuyên chế chính thức được thành lập.

 Thời Đinh, Lê Nhà nước quân chủ chuyên chế: Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. Tuy nhiên mức độ chuyên chế ở mọi triều đại, mỗi nước khác nhau.
Nhìn vào bộ máy nhà nước của nước ta ở thế kỉ X, bạn có nhận xét gì?
- Trong thế kỉ X Nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được xây dựng, còn sơ khai, song đã là Nhà nước nộc lập tự chủ của nhân dân ta.

Trả lời
II. Phát triển và hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV
Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra nhà Lý. Năm 1010, ông đặt niên hiệu Thuận Thiên, quyết định quan trọng đầu tiên của ông là dời kinh đô từ vùng núi Hoa Lư chật hẹp về Thăng Long (Đại La) vào tháng 7 cùng năm
-Năm 1054 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.
Theo các bạn, tại sao Lý Công Uẩn lại dời đô về Đại La (Thăng Long) và ý nghĩa của việc dời đô này?
Hoa Lư -Tam Cốc
Chiếu dời đô
Năm 1010, Lý Công Uẩn viết chiếu dời đô về Thăng Long, chiếu dời đô có đoạn: “Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm mưu toan sự nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu…địa thế rộng mà bằng phẳng, đất đai cao mà thoáng, dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ví ngập lụt …Thật là chốn hội tụ của bốn phương đất nước…”
 Việc dời đô về Thăng Long ,một vùng đất trù phú, Đông dân,nhiều tiềm năng về kinh tế, văn hóa chứng tỏ dân tộc và đất nước ta bước vào thời kì phát triển mới. Chứng tỏ khả năng tổ chức bộ máy nhà nứơc của Nhà Lý đáp ứng được yêu cầu bức thiết của nền kinh tế xã hội.
Trong khi đó địa thế Hoa Lư hiểm trở mang tính phòng thủ, việc phát triển kinh tế khó khăn,dời đô về Thăng Long ,nhà Lý có điều kiện mở mang lãnh thổ về phía Nam,phát triển kinh tế đất nước.
Cách thức tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời
Lý  Trần  Hồ như thế nào?
Trả lời:
Bộ máy nhà nước Lý  Trần  Hồ
Chính quyền địa phương:
Chia thành lộ, trấn do hoàng thân quốc thích cai quản.
Dưới là: Phủ, huyện, châu do quan lại của triều đình trông coi.
Thời Trần đứng đầu các xã là Xã quan (Nhà nước quản lý thời cấp xã).
Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh Lê Lợi lên ngôi hoàng đế để lập nhà Lê (Lê sơ).
Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.
Thời Lê sơ
Chính quyền trung ương
Hiến ty

Lại
1. Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;

2. Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ Đình, Chùa, Miếu mạo;
1. Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;

2. Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ Đình, Chùa, Miếu mạo;

3. Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;

4. Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;

5.Hình Bộ:Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;

6. Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.


Nhà vua làm việc trực tiếp với các cơ quan trung ương Lê Thánh Tông thành lập 6 bộ, mỗi bộ phụ trách hoạt động của nhà nước: Bộ lực, Lễ, Hộ, Công, Binh, Hình.
Vua có thể trực tiếp bãi miễn hoặc bổ nhiệm các chức quyền quyết định mọi việc không cần qua các chức quan trung gian.
Chứng tỏ vua nắm mọi quyền hành, chuyên chế ở mức độ cao hơn thời kỳ Lý  Trần.
Chính quyền địa phương:
Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, thừa ti, hiến ti).
Dưới đạo là: Phủ, Huyện, Châu, Xã.
 Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
Khác với triều Lý Trần các chức vụ cao cấp trong triều đình và cai quản các địa phương đều do vương hầu quí tộc dọng họ Trần nắm giữ. Còn ở thời Lê, quan lại đều phải trải qua thi cử, đỗ đạt mới được bổ nhiệm. Các quí tộc muốn làm quan cũng phải như vậy.
 Thời Lê, giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu.
Quý tộc, quan lại được ban phẩm hàm, cấp lương bổng và ruộng đất.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Trả lời
Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện.
Bạn có nhận xét gì về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông và bộ máy nhà nước thời Lê sơ?
2. Luật pháp và quân đội
Luật pháp
- 1042 Vua Lý Thánh Tông ban hành Hình thư (bộ luật đầu tiên).
- Thời Trần: Hình luật.
- Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật.
 Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân, riêng ở thời Lê thì luật pháp mang tính toàn diện và tính dân tộc sâu sắc hơn.

-Gồm hơn 700 điều ,quy định khá đầy đủ về các tội danh và hình phạt liên quan đến hầu hết các hoạt động xã hội
Ý nghĩa của các điều luật?
Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quan xâm lược nước ngoài
Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước
Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, bảo vệ quyền lợi tài sản của dân chống lại sự đục khoét của quan lại sâu mọt
Cách tân về tổ chức bộ máy chính quyền
Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ
Quân đội

- Quân đội được chia thành :
Cấm quân: bảo vệ kinh thành và nhà vua
Quân chính quy: bảo vệ đất nước (ngoại binh hay lộ binh)
- Tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông
- Được trang bị vũ khí đầy đủ
Cấm quân
Lộ quân
Dân quân dự bị
3. Hoạt động đối nội và đối ngoại
Đối nội:
- Quan tâm đến đời sống nhân dân,bảo vệ an ninh đất nước
Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.
Đối ngoại: với nước lớn phương Bắc:
+ Quan hệ hòa hiếu.
+ Đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- Với: Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.
Củng cố:
1. Học sinh trả lời những câu hỏi sau:
So sánh bộ máy nhà nước thời Lê sơ và Đinh, Tiền Lê?
2. Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lý, Trần và Lê sơ, qua đó đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông?
3. Nhận xét chung về sự hoàn thiện bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
Bài tập về nhà:
Lập bảng thống kê thời gian thống trị của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X – XV?
The end
see you again !
DANH SÁCH NHÓM 7

TRẦN THỊ MỸ HẠNH TRƯỞNG NHÓM
NGUYỄN ĐỨC THẮNG KỶ THUẬT VIÊN
NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG THƯ KÝ
BÙI THỊ NGỌC LAN PHÁT NGÔN VIÊN
ĐINH VĂN KIÊN LIÊN LẠC VIÊN
TRẦN VĂN BẢO THỦ QUỶ
LÝ VĂN ÁNH HẬU CẦN
BÙI VĂN ÁNH HẬU CẦN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần mai anh
Dung lượng: 3,34MB| Lượt tài: 7
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)