6 đề luyện thi vào 10

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy | Ngày 15/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: 6 đề luyện thi vào 10 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

6 ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP ÔN THI VÀO 10
Đề số 1:
Câu 1: Hoàn thành các PTHH theo sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có)

Câu 2: Chỉ dùng thêm quỳ tím hãy phân biệt các dung dịch không màu mất nhãn sau: NaOH, Ba(OH)2, H2SO4, NaCl, Na2SO4
Câu 3: Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra nếu có khi cho:
Ba kim loại vào dung dịch Na2SO4
Dung dịch Cu(OH)2 vào dung dịch HCl
Mg kim loại vào dung dịch CH3COOH
Sục khí khí C2H2 vào dung dịch Br2 dư
Câu 4: Cho 15,6 (g) hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1,5M thấy thoát ra 6,72 (lit) khí H2 (đktc).
Viết các PTHH xảy ra.
Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Tính V của dung dịch HCl 1,5M cần dùng ở trên
Câu 5: Đốt cháy hoàn toanf12 (g) hợp chất hữu cơ A gồm C,H, O thu được 17,6 (g) CO2 và 7,2 (g) H2O. Biết tỉ khối của A so với H2 là 30.
Xác định CTPT của A
Viết CTCT của A biết A có thể tham gia phản ứng este hóa.

Đề số 2:
Câu 1: Dùng thêm nước và các hóa chất cần thiết khác để phân biệt các chất rắn màu trắng sau: CaCl2, Ca(NO3)2, CaSO4, CaCO3
Câu 2: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có).

Câu 3: Cho biết hiện tượng xảy ra và viết PTHH nếu có khi cho:
Dung dịch CuCl2 lần lượt vào: dung dịch AgNO3, dd NaOH, lá Zn nhỏ.
Cho dung dịch Cu(OH)2 vào dung dịch CH3COOH
Câu 4: Cho 10,23 (g) hỗn hợp CuO và PbO tác dụng với CO ở nhiệt độ cao thu được V(lít) khí CO2 (đktc). Dẫn toàn bộ lượng khí CO2 đó vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 11 g kết tủa.
Viết PTHH xảy ra.
Tính V của CO và CO2 (đktc)
Tính thành phần % về khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5: Cho hỗn hợp gồm CH4 và C2H4 đi qua dung dịch Br2 thì thấy có 8 (g) Br2 trong dung dịch bị mất màu. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp trên thì cần 10,08 (lít) khí O2 ở đktc
Viết các PTHH xảy ra.
Tính thành phần % về số mol mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Tính khối lượng H2O và thể tích CO2 sinh ra ở phản ứng đốt cháy.

Đề số 3:
Câu 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

Câu 2: Cho biết hiện tượng xảy ra và viết PTHH nếu có khi cho:
a/ Dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH dư
b/ Dung dịch H2SO4 vào dung dịch BaCl2
c/ Dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH
d/ Sục khí C2H2 vào dung dịch Br2 dư
Câu 3: Dùng nước và hóa chất cần thiết để phân biệt các chất rắn sau: CaO, MgO, Al2O3, K2O
Câu 4: Cho 100ml dung dịch có chứ 20,8 g BaCl2 vào 150ml dung dịch có chứa 42,5g AgNO3
a/ Tính khối lượng kết tủa thu được
b/ Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 5: Cho 1,344 (lit) hỗn hợp hai khí C2H2 và C2H4 đi qua dung dịch Br2 dư, người ta thấy có 16 g Br2 bị mất màu.
a/ Tính thành phần % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu
b/ Nếu đem lượng hỗn hợp trên đốt cháy thì cần bao nhiêu ml O2 (đktc)?

Đề số 4:
Câu 1: Hoàn thành các PTHH theo sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có)

Câu 2: Cho 3 kim loại: Fe, Al, Cu lần lượt vào các dung dịch HCl, AgNO3, NaOH, CuSO4. Hỏi có những phản ứng nào xảy ra? Viết PTHH
Câu 3: Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn không màu sau:
FeCl3, KOH, HCl, BaCl2, H2SO4
Câu 4: Cho hỗn hợp gồm Al và Mg hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thấy có 10,08 (lít) khí H2 sinh ra ở đktc. Mặt khác nếu cho cùng lượng hỗn hợp đó vào dung dịch NaOH dư thì thu được 6.72 (lít) khí H2 (đktc).
Viết các PTHH xảy ra
Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Tính V của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Dung lượng: 54,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)