555 cau hỏi trắc nghiệm hóa học
Chia sẻ bởi Lữ Thị Loan |
Ngày 15/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: 555 cau hỏi trắc nghiệm hóa học thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
Phần 1- hoá học đại cương
Chương 1 – Cấu tạo nguyên tử - định luật tuần hoàn và liên kết hoá học
A. tóm tắt lí thuyết
I. cấu tạo nguyên tử
1. Thành phần, cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ electron. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron, phần vỏ gồm các electron. Các đặc trưng của các hạt cơ bản trong nguyên tử được tóm tắt trong bảng sau:
Proton
Nơtron
electron
Kí hiệu
p
n
e
Khối lượng (đvC)
1
1
0,00055
Khối lượng (kg)
1,6726.10-27
1,6748.10-27
9,1095.10-31
Điện tích nguyên tố
1+
0
1-
Điện tích (Culông)
1,602.10-19
0
-1,602.10-19
2. Hạt nhân nguyên tử
Khi bắn phá một lá vàng mỏng bằng tia phóng xạ của rađi, Ruzơfo đã phát hiện hạt nhân nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước của toàn bộ nguyên tử. Hạt nhân mang điện tích dương.
Điện tích hạt nhân có giá trị bằng số proton trong hạt nhân, gọi là Z+. Do nguyên tử trung hoà về điện cho nên số electron bằng số Z.
Ví dụ: nguyên tử oxi có 8 proton trong hạt nhân và 8 electron ở lớp vỏ.
Số khối, kí hiệu A, được tính theo công thức A = Z + N, trong đó Z là tổng số hạt proton, N là tổng số hạt nơtron.
Nguyên tố hoá học bao gồm các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
II. Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử
1. Lớp electron
Trong nguyên tử, mỗi electron có một mức năng lượng nhất định. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp thành một lớp electron.
Thứ tự của lớp tăng dần 1, 2, 3, n thì mức năng lượng của electron cũng tăng dần. Electron ở lớp có trị số n nhỏ bị hạt nhân hút mạnh, khó bứt ra khỏi nguyên tử. Electron ở lớp có trị số n lớn thì có năng lượng càng cao, bị hạt nhân hút yếu hơn và dễ tách ra khỏi nguyên tử.
Lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là lớp electron bão hoà.
Tổng số electron trong một lớp là 2n2.
Số thứ tự của lớp electron (n)
1
2
3
4
Kí hiệu tương ứng của lớp electron
K
L
M
N
Số electron tối đa ở lớp
2
8
18
32
2. Phân lớp electron
Mỗi lớp electron lại được chia thành các phân lớp. Các electron thuộc cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Kí hiệu các phân lớp là các chữ cái thường: s, p, d, f.
Số phân lớp của một lớp electron bằng số thứ tự của lớp. Ví dụ lớp K (n =1) chỉ có một phân lớp s. Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp là s và p. Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp là s, p, d…
Số electron tối đa trong một phân lớp: s chứa tối đa 2 electron, p chứa tối đa 6 electron, d chứa tối đa 10 electron, f chứa tối đa 14 electron.
Lớp electron
Số electron tối đa của lớp
Phân bố
Chương 1 – Cấu tạo nguyên tử - định luật tuần hoàn và liên kết hoá học
A. tóm tắt lí thuyết
I. cấu tạo nguyên tử
1. Thành phần, cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ electron. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron, phần vỏ gồm các electron. Các đặc trưng của các hạt cơ bản trong nguyên tử được tóm tắt trong bảng sau:
Proton
Nơtron
electron
Kí hiệu
p
n
e
Khối lượng (đvC)
1
1
0,00055
Khối lượng (kg)
1,6726.10-27
1,6748.10-27
9,1095.10-31
Điện tích nguyên tố
1+
0
1-
Điện tích (Culông)
1,602.10-19
0
-1,602.10-19
2. Hạt nhân nguyên tử
Khi bắn phá một lá vàng mỏng bằng tia phóng xạ của rađi, Ruzơfo đã phát hiện hạt nhân nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước của toàn bộ nguyên tử. Hạt nhân mang điện tích dương.
Điện tích hạt nhân có giá trị bằng số proton trong hạt nhân, gọi là Z+. Do nguyên tử trung hoà về điện cho nên số electron bằng số Z.
Ví dụ: nguyên tử oxi có 8 proton trong hạt nhân và 8 electron ở lớp vỏ.
Số khối, kí hiệu A, được tính theo công thức A = Z + N, trong đó Z là tổng số hạt proton, N là tổng số hạt nơtron.
Nguyên tố hoá học bao gồm các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
II. Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử
1. Lớp electron
Trong nguyên tử, mỗi electron có một mức năng lượng nhất định. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp thành một lớp electron.
Thứ tự của lớp tăng dần 1, 2, 3, n thì mức năng lượng của electron cũng tăng dần. Electron ở lớp có trị số n nhỏ bị hạt nhân hút mạnh, khó bứt ra khỏi nguyên tử. Electron ở lớp có trị số n lớn thì có năng lượng càng cao, bị hạt nhân hút yếu hơn và dễ tách ra khỏi nguyên tử.
Lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là lớp electron bão hoà.
Tổng số electron trong một lớp là 2n2.
Số thứ tự của lớp electron (n)
1
2
3
4
Kí hiệu tương ứng của lớp electron
K
L
M
N
Số electron tối đa ở lớp
2
8
18
32
2. Phân lớp electron
Mỗi lớp electron lại được chia thành các phân lớp. Các electron thuộc cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Kí hiệu các phân lớp là các chữ cái thường: s, p, d, f.
Số phân lớp của một lớp electron bằng số thứ tự của lớp. Ví dụ lớp K (n =1) chỉ có một phân lớp s. Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp là s và p. Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp là s, p, d…
Số electron tối đa trong một phân lớp: s chứa tối đa 2 electron, p chứa tối đa 6 electron, d chứa tối đa 10 electron, f chứa tối đa 14 electron.
Lớp electron
Số electron tối đa của lớp
Phân bố
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lữ Thị Loan
Dung lượng: 3,01MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)