51 câu hỏi bài tập ngữ văn 9

Chia sẻ bởi Phan Thị Lâm Lý | Ngày 12/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: 51 câu hỏi bài tập ngữ văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Câu 1: ( 2 điểm )
Xác định phép liên kết và chỉ những từ ngữ tương ứng trong đoạn văn sau:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
( Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ )
Câu 2: ( 3 điểm )
Chép lại 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ( trích Truyện Kiều- Nguyễn Du ). Viết đoạn văn khoảng 10 câu, sử dụng các phép liên kết thế và nối, nếu tác dụng của biện pháp điệp ngữ 8 câu thơ em vừa chép.
Câu 3: ( 5 điểm )
Phân tích bài thơ Sang thu ( Hữu Thỉnh )
Câu 4: ( 2 điểm )
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống !
Điện giật, dùi dâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng !
( Tố Hữu, Người con gái Việt Nam )
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 5: ( 3 điểm )
Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, [...]. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
( Quà tặng của cuộc sống, dẫn theo Ngữ văn 7, tập hai )
Viết đoạn văn từ 10-15 dòng nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên, trong đó có sử dụng phép nối và biện pháp tu từ so sánh. Chỉ ra từ ngữ dùng làm phép nối và biện pháp so sánh đã sử dụng.
Câu 6: ( 5 điểm )
Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết trang hoa đang bảy mươi chín mùa xuân...

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
( Viễn Phương, Viếng lăng Bác )
Câu 7 : ( 2 điểm )
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.
( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi )
Xác định phép liên kết và chỉ ra những từ ngữ tương ứng trong đoạn văn trên.
Chỉ ra các câu đặc biệt có trong đoạn văn và nêu tác dụng của việc sử dụng các câu đặc biệt đó.
Câu 8: ( 3 điểm )
Người phương Đông xưa có câu: Thư trung hữu ngọc ( trong sách có ngọc ). Viết đoạn văn khoảng 20 dòng nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 9: ( 5 điểm )
Phân tích bài thơ Đông chí của Chính Hữu.
Câu 10: ( 2 điểm )
Một mặt người bằng mười mặt của.
Từ mặt dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Câu trên là thành ngữ hay tục ngữ ? Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đây ?
Trong các câu sau, câu nào không dùng cách nói so sánh ?
_ Không thầy đó mày làm nên.
_ Học thầy không tày học bạn.
_ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
_ Người ta là hoa đất.
_ Người sống, đống vàng.
Câu 11 : ( 3 điểm )
Ngày xưa, Mạc Đĩnh Chi là một học trò nghèo phải bắt đom đóm làm đèn đọc sách, miệt mài sôi kinh nấu sử rồi trở thành vị quan tài ba...
Viết đoạn văn 15 dòng nêu suy nghĩ của em về tấm gương hiếu học của Mạc Đĩnh Chi ngày xưa.
Câu 12 : ( 5 điểm )
Phân tích hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 13 : ( 2 điểm )
Tìm và chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn văn sau.
Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Tạo hóa đã biết dùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Lâm Lý
Dung lượng: 77,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)