5 điều cần biết khi sử dụng máy in
Chia sẻ bởi Vũ Văn Ninh |
Ngày 14/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: 5 điều cần biết khi sử dụng máy in thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
5 điều cần biết khi sử dụng máy in - 25/10/2005 16h:47
Sau vài năm sử dụng, máy in luôn gây rắc rối cho người dùng vì một số trục trặc, như cắn giấy, nhòe chữ, lem mực và thậm chí không chịu in. Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm trong việc chăm sóc máy in để sử dụng hiệu quả và tăng tuổi thọ của nó. Sau khi sửa chữa và khắc phục được mọi sự cố, bạn cần phải chú ý hơn đến cách sử dụng máy của mình vì nó đã bắt đầu “lão hóa” và cần một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Bài viết này mong chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm trong việc chăm sóc máy in của mình để sử dụng hiệu quả và tăng tuổi thọ của nó. Nếu bạn mới sắm máy in hoặc máy chưa gặp phải những rắc rối cũng có thể tham khảo và bắt đầu tiến hành một chế độ hoạt động mới cho máy để giúp nó hoạt động ổn định và kinh tế hơn. Dùng mực phù hợp: Bạn sẽ không bao giờ có được những trang in tốt nếu không có mực tốt. Với những loại mực đạt chuẩn như của các hãng Canon, Epson, bạn có thể sử dụng cho bất kỳ máy in nào mà không lo sợ sẽ làm hỏng đầu phun của máy mình. Thị trường hiện có nhiều loại mực giá rẻ hơn mực in của Epson hay Canon, nhưng vì sao không nên sử dụng các loại mực giá rẻ kém chất lượng? Vì với thiết kế để in các chi tiết cực nhỏ, đầu phun của máy in cũng rất nhỏ. Các loại mực có chất lượng tốt sẽ đi rất “trơn” qua đầu phun, còn các loại mực chất lượng kém sẽ bị lẫn nhiều tạp chất, không thể thoát ra hết khỏi đầu phun và các cặn bẩn lâu ngày sẽ tích tụ trong đầu phun. Dưới tác động của áp lực mực lên đầu phun sẽ làm “tét” đầu phun. Lúc đó bạn chỉ còn cách thay đầu phun khác. Tuy nhiên, cũng nên “liệu cơm gắp mắm”. Nếu máy in của bạn giá chỉ khoảng trên một triệu đồng hoặc in vài trăm trang/ngày thì nên dùng mực thường vì nếu dùng mực tốt, tiền mực còn hơn cả tiền máy. Nếu hư đầu phun thì bạn lại thay đầu phun khác, còn bạn có máy “xịn” hay một tháng mới in vài ba trang, nên dùng mực chính hãng cho an toàn. Sử dụng giấy in tốt: Không như mực, giấy in rất rẻ nên bắt buộc bạn phải dùng giấy tốt, kích cỡ đồng đều, không lem mực. Không nên dùng lại các giấy đã bị ướt, nhăn nheo và dùng lại giấy đã in một mặt. Giấy có thể bị kẹt lại giữa các bánh răng làm gãy một số cơ cấu truyền động hoặc bị cuộn phồng lên đè vào các cơ cấu khác đặc biệt là đầu phun khiến cong đầu phun, tăng áp lực mực, và làm “chết” các bộ phận nén áp ở trong máy. Luôn để máy ở chế độ không tải: Nên để máy ở chế độ không tải kể cả lúc bạn không dùng tới nó, để bảo vệ đầu phun, giúp máy không bị ẩm mốc, tăng tuổi thọ máy, giúp mực không bị khô và biến chất. Điện năng và nhiệt cho hoạt động không tải rất nhỏ, nên bạn không cần lo lắng hao phí. Tuy nhiên, nếu một tháng bạn mới dùng máy in một vài lần thì không cần làm điều này, nhưng nên mở máy trước khi in khoảng nửa tiếng tới một tiếng để máy ổn định trở lại rồi mới in. Giữ sạch đầu phun: Điểm chủ chốt ảnh hưởng đến chất lượng trang in phụ thuộc phần lớn vào đầu phun, nên bạn cần phải thường xuyên làm sạch nó. Ở đây, bạn không nên lầm tưởng là làm sạch đầu phun theo cách thủ công như lau chùi bình thường và nhớ đừng cho phép ai làm công việc đó vì đầu phun là một trong những chi tiết dễ bị tổn thương cơ học nhất. Mỗi máy in, khi thiết kế cũng được chế tạo kèm theo một bộ phận có chức năng làm sạch bụi bám trên đầu phun, nó thường được kích hoạt một cách ngẫu nhiên khi máy in hoạt động nhưng có thể vì lý do sử dụng lâu ngày hoặc bị lỗi của chương trình mà nó không hoạt động được. Để bảo vệ đầu phun mỗi khi in xong, bạn nên khởi động nó một cách thường xuyên. Bạn vào Start / Control Panel, mở Printers and Faxes, click chuột phải vào máy in của bạn, chọn Properties. Lần lượt kích hoạt các lệnh Nozzle Check, Head Cleaning và Print Head Alignment trong Tab Utilities. Máy của bạn sẽ luôn luôn được sạch sẽ. Bạn nên thực hiện thủ thuật này đối với các máy đã lâu ngày không sử dụng hoặc thực hiện trước khi in bất kỳ tài liệu nào để bảo vệ đầu phun của máy.
Sau vài năm sử dụng, máy in luôn gây rắc rối cho người dùng vì một số trục trặc, như cắn giấy, nhòe chữ, lem mực và thậm chí không chịu in. Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm trong việc chăm sóc máy in để sử dụng hiệu quả và tăng tuổi thọ của nó. Sau khi sửa chữa và khắc phục được mọi sự cố, bạn cần phải chú ý hơn đến cách sử dụng máy của mình vì nó đã bắt đầu “lão hóa” và cần một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Bài viết này mong chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm trong việc chăm sóc máy in của mình để sử dụng hiệu quả và tăng tuổi thọ của nó. Nếu bạn mới sắm máy in hoặc máy chưa gặp phải những rắc rối cũng có thể tham khảo và bắt đầu tiến hành một chế độ hoạt động mới cho máy để giúp nó hoạt động ổn định và kinh tế hơn. Dùng mực phù hợp: Bạn sẽ không bao giờ có được những trang in tốt nếu không có mực tốt. Với những loại mực đạt chuẩn như của các hãng Canon, Epson, bạn có thể sử dụng cho bất kỳ máy in nào mà không lo sợ sẽ làm hỏng đầu phun của máy mình. Thị trường hiện có nhiều loại mực giá rẻ hơn mực in của Epson hay Canon, nhưng vì sao không nên sử dụng các loại mực giá rẻ kém chất lượng? Vì với thiết kế để in các chi tiết cực nhỏ, đầu phun của máy in cũng rất nhỏ. Các loại mực có chất lượng tốt sẽ đi rất “trơn” qua đầu phun, còn các loại mực chất lượng kém sẽ bị lẫn nhiều tạp chất, không thể thoát ra hết khỏi đầu phun và các cặn bẩn lâu ngày sẽ tích tụ trong đầu phun. Dưới tác động của áp lực mực lên đầu phun sẽ làm “tét” đầu phun. Lúc đó bạn chỉ còn cách thay đầu phun khác. Tuy nhiên, cũng nên “liệu cơm gắp mắm”. Nếu máy in của bạn giá chỉ khoảng trên một triệu đồng hoặc in vài trăm trang/ngày thì nên dùng mực thường vì nếu dùng mực tốt, tiền mực còn hơn cả tiền máy. Nếu hư đầu phun thì bạn lại thay đầu phun khác, còn bạn có máy “xịn” hay một tháng mới in vài ba trang, nên dùng mực chính hãng cho an toàn. Sử dụng giấy in tốt: Không như mực, giấy in rất rẻ nên bắt buộc bạn phải dùng giấy tốt, kích cỡ đồng đều, không lem mực. Không nên dùng lại các giấy đã bị ướt, nhăn nheo và dùng lại giấy đã in một mặt. Giấy có thể bị kẹt lại giữa các bánh răng làm gãy một số cơ cấu truyền động hoặc bị cuộn phồng lên đè vào các cơ cấu khác đặc biệt là đầu phun khiến cong đầu phun, tăng áp lực mực, và làm “chết” các bộ phận nén áp ở trong máy. Luôn để máy ở chế độ không tải: Nên để máy ở chế độ không tải kể cả lúc bạn không dùng tới nó, để bảo vệ đầu phun, giúp máy không bị ẩm mốc, tăng tuổi thọ máy, giúp mực không bị khô và biến chất. Điện năng và nhiệt cho hoạt động không tải rất nhỏ, nên bạn không cần lo lắng hao phí. Tuy nhiên, nếu một tháng bạn mới dùng máy in một vài lần thì không cần làm điều này, nhưng nên mở máy trước khi in khoảng nửa tiếng tới một tiếng để máy ổn định trở lại rồi mới in. Giữ sạch đầu phun: Điểm chủ chốt ảnh hưởng đến chất lượng trang in phụ thuộc phần lớn vào đầu phun, nên bạn cần phải thường xuyên làm sạch nó. Ở đây, bạn không nên lầm tưởng là làm sạch đầu phun theo cách thủ công như lau chùi bình thường và nhớ đừng cho phép ai làm công việc đó vì đầu phun là một trong những chi tiết dễ bị tổn thương cơ học nhất. Mỗi máy in, khi thiết kế cũng được chế tạo kèm theo một bộ phận có chức năng làm sạch bụi bám trên đầu phun, nó thường được kích hoạt một cách ngẫu nhiên khi máy in hoạt động nhưng có thể vì lý do sử dụng lâu ngày hoặc bị lỗi của chương trình mà nó không hoạt động được. Để bảo vệ đầu phun mỗi khi in xong, bạn nên khởi động nó một cách thường xuyên. Bạn vào Start / Control Panel, mở Printers and Faxes, click chuột phải vào máy in của bạn, chọn Properties. Lần lượt kích hoạt các lệnh Nozzle Check, Head Cleaning và Print Head Alignment trong Tab Utilities. Máy của bạn sẽ luôn luôn được sạch sẽ. Bạn nên thực hiện thủ thuật này đối với các máy đã lâu ngày không sử dụng hoặc thực hiện trước khi in bất kỳ tài liệu nào để bảo vệ đầu phun của máy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Văn Ninh
Dung lượng: 47,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)