42 cach thuc bao ve con
Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng |
Ngày 14/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: 42 cach thuc bao ve con thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Chương 1
Ở nhà một mình
1. NÓI CHUYỆN VỚI CON ĐI MÁ
Hãy tự hỏi mình xem lần cuối cùng bạn đã nói chuyện với con là lúc nào. “Vừa mới hôm qua” - bạn sẽ tự nhủ. Nhưng hãy thử nghĩ xem, đó chỉ là một cuộc nói chuyện hay đúng hơn là một cuộc độc thoại chán ngắt, bạn lên giọng giáo huấn, hạnh họe con vì một lỗi lầm gì đó. Thường thì những cuộc nói chuyện của chúng ta chỉ là: “Không được làm cái này, không nên làm cái kia” hoặc những câu hỏi kiểu: “Sao, có gì mới không?”. Hỏi xong chúng ta quên ngay và cũng không thèm nghe câu trả lời của trẻ.
Thế là mặc dù còn nhỏ nhưng khi nhìn thấy thái độ của ta như thế, trẻ sẽ cố trả lời thật ngắn hoặc im lặng, bởi lẽ bé biết có trả lời thì cũng chẳng ai thèm nghe.
Vì sao con cái chúng ta thường không kể ra những vấn đề của chúng?
Một phần vì chúng ta không muốn nghe: chúng ta quá bận bịu, nào là bận xem trận chung kết bóng đá, bận xem một bộ phim truyền hình nhiều tập hấp dẫn trên truyền hình, bận đọc báo... nói chung là không còn tâm trí, thời gian nghĩ đến con cái, nghe những câu hỏi của chúng. Và thế là trẻ phải một mình xoay xở với các vấn đề của mình. Rồi đến một ngày nọ chúng ta bỗng nhận ra rằng, con mình đã lớn mà chúng ta lại không biết trẻ đang nghĩ gì, bạn bè của con ra sao, con thích gì, đam mê gì... Lúc bấy giờ, chúng ta có hỏi gì thì trẻ cũng trả lời cho qua chuyện: “Mọi chuyện đều tốt cả!”. Lúc này, nếu chúng ta có muốn nói chuyện với con thì cũng chẳng biết nói gì, chẳng biết tiếp cận thế nào.
Vì vậy nguyên tắc thứ nhất là: Hãy cố gắng thường xuyên nói chuyện với con, giúp chúng giải quyết các vấn đề, cho dù đó là những vấn đề nhỏ nhặt, giản đơn nhất.
Đồ chơi của con bị hỏng - hãy thông cảm với bé và giúp bé sửa lại. Không nên nghĩ rằng, trò chuyện với bé trên đường đưa đón hoặc trong những phút nghỉ giải lao giữa hai hiệp bóng hay hai chương trình truyền hình là đủ. Con bạn cần một sự quan tâm, chú ý thường xuyên.
Nếu con bạn đang kể chuyện xin hãy chăm chú nghe, đừng cắt ngang lời bé kiểu: “Con lại phịa chuyện.”.., “Không thể có chuyện như thế!”. Không loại trừ trong câu chuyện của bé có những yếu tố tưởng tượng song dù có tưởng tượng đi chăng nữa thì cũng có một cơ sở nào đó. Nó có thể liên quan tới một cảnh trong bộ phim mà bé được xem hoặc là một hành động của người quen mà bé chứng kiến.
Chúng tôi xin dẫn ra đây một ví dụ mà bạn có thể nhận ra mình ở đó: một phụ nữ ngồi với cậu con trai năm tuổi trên một chuyến xe buýt. Cậu bé kể cho mẹ nghe chuyện cậu đã chơi với ông bác thế nào rồi đột nhiên nói: “Bác ấy... bác ấy xấu lắm!” Vô cùng bất ngờ trước câu nói của con, bà mẹ hỏi: “Sao con lại nói thế?” “Tại vì lúc ở bến xe buýt bác ấy đã đá một con chó hoang, làm nó văng vào tường...”. Thế là người mẹ đã la át đi và bảo vệ ông bác, cho là cậu bé phịa chuyện chứ bác ấy không thể hành động như thế.
Chúng ta sẽ thử phân tích tình huống này: thứ nhất, dù không muốn nhưng người mẹ đã vô tình xúc phạm cậu con trai “phịa chuyện” và tất nhiên là sau đó cậu bé sẽ không bao giờ muốn chia sẻ với mẹ những chuyện tương tự như vậy nữa. Thứ hai, nếu cậu bé có phịa toàn bộ câu chuyện hay chỉ phịa đọan kết đi chăng nữa thì bé cũng dựa trên một cơ sở nào đó và chuyện xảy ra với con chó có thể không phải ngày hôm đó mà vào một ngày khác và thay vì con chó có thể là một con mèo!
Từ câu chuyện này có thể thấy không chỉ chăm chú nghe mà ta còn phải phân tích tất cả những gì trẻ nói, phải quan tâm đến những quyển sách trẻ đang đọc, đến những bộ phim bé đang xem. Tuy nhiên, mối liên hệ này không thể chỉ một chiều, có nghĩa là chỉ có bạn quan tâm đến mọi việc của con mà không cho con trẻ quan tâm đến công việc của mình. Trong trường hợp này, chẳng bao lâu bạn sẽ nhận thấy rằng, con bạn sẽ không hoàn toàn tin tưởng bạn mà luôn giấu diếm bạn một điều gì đó. Vì vậy, bạn nên cố gắng cùng con giải quyết không chỉ các vấn đề của nó mà nên kể cho con nghe những vấn đề của bạn. Và lúc bấy giờ bạn và con sẽ có mối tiếp xúc toàn diện, cũng
Ở nhà một mình
1. NÓI CHUYỆN VỚI CON ĐI MÁ
Hãy tự hỏi mình xem lần cuối cùng bạn đã nói chuyện với con là lúc nào. “Vừa mới hôm qua” - bạn sẽ tự nhủ. Nhưng hãy thử nghĩ xem, đó chỉ là một cuộc nói chuyện hay đúng hơn là một cuộc độc thoại chán ngắt, bạn lên giọng giáo huấn, hạnh họe con vì một lỗi lầm gì đó. Thường thì những cuộc nói chuyện của chúng ta chỉ là: “Không được làm cái này, không nên làm cái kia” hoặc những câu hỏi kiểu: “Sao, có gì mới không?”. Hỏi xong chúng ta quên ngay và cũng không thèm nghe câu trả lời của trẻ.
Thế là mặc dù còn nhỏ nhưng khi nhìn thấy thái độ của ta như thế, trẻ sẽ cố trả lời thật ngắn hoặc im lặng, bởi lẽ bé biết có trả lời thì cũng chẳng ai thèm nghe.
Vì sao con cái chúng ta thường không kể ra những vấn đề của chúng?
Một phần vì chúng ta không muốn nghe: chúng ta quá bận bịu, nào là bận xem trận chung kết bóng đá, bận xem một bộ phim truyền hình nhiều tập hấp dẫn trên truyền hình, bận đọc báo... nói chung là không còn tâm trí, thời gian nghĩ đến con cái, nghe những câu hỏi của chúng. Và thế là trẻ phải một mình xoay xở với các vấn đề của mình. Rồi đến một ngày nọ chúng ta bỗng nhận ra rằng, con mình đã lớn mà chúng ta lại không biết trẻ đang nghĩ gì, bạn bè của con ra sao, con thích gì, đam mê gì... Lúc bấy giờ, chúng ta có hỏi gì thì trẻ cũng trả lời cho qua chuyện: “Mọi chuyện đều tốt cả!”. Lúc này, nếu chúng ta có muốn nói chuyện với con thì cũng chẳng biết nói gì, chẳng biết tiếp cận thế nào.
Vì vậy nguyên tắc thứ nhất là: Hãy cố gắng thường xuyên nói chuyện với con, giúp chúng giải quyết các vấn đề, cho dù đó là những vấn đề nhỏ nhặt, giản đơn nhất.
Đồ chơi của con bị hỏng - hãy thông cảm với bé và giúp bé sửa lại. Không nên nghĩ rằng, trò chuyện với bé trên đường đưa đón hoặc trong những phút nghỉ giải lao giữa hai hiệp bóng hay hai chương trình truyền hình là đủ. Con bạn cần một sự quan tâm, chú ý thường xuyên.
Nếu con bạn đang kể chuyện xin hãy chăm chú nghe, đừng cắt ngang lời bé kiểu: “Con lại phịa chuyện.”.., “Không thể có chuyện như thế!”. Không loại trừ trong câu chuyện của bé có những yếu tố tưởng tượng song dù có tưởng tượng đi chăng nữa thì cũng có một cơ sở nào đó. Nó có thể liên quan tới một cảnh trong bộ phim mà bé được xem hoặc là một hành động của người quen mà bé chứng kiến.
Chúng tôi xin dẫn ra đây một ví dụ mà bạn có thể nhận ra mình ở đó: một phụ nữ ngồi với cậu con trai năm tuổi trên một chuyến xe buýt. Cậu bé kể cho mẹ nghe chuyện cậu đã chơi với ông bác thế nào rồi đột nhiên nói: “Bác ấy... bác ấy xấu lắm!” Vô cùng bất ngờ trước câu nói của con, bà mẹ hỏi: “Sao con lại nói thế?” “Tại vì lúc ở bến xe buýt bác ấy đã đá một con chó hoang, làm nó văng vào tường...”. Thế là người mẹ đã la át đi và bảo vệ ông bác, cho là cậu bé phịa chuyện chứ bác ấy không thể hành động như thế.
Chúng ta sẽ thử phân tích tình huống này: thứ nhất, dù không muốn nhưng người mẹ đã vô tình xúc phạm cậu con trai “phịa chuyện” và tất nhiên là sau đó cậu bé sẽ không bao giờ muốn chia sẻ với mẹ những chuyện tương tự như vậy nữa. Thứ hai, nếu cậu bé có phịa toàn bộ câu chuyện hay chỉ phịa đọan kết đi chăng nữa thì bé cũng dựa trên một cơ sở nào đó và chuyện xảy ra với con chó có thể không phải ngày hôm đó mà vào một ngày khác và thay vì con chó có thể là một con mèo!
Từ câu chuyện này có thể thấy không chỉ chăm chú nghe mà ta còn phải phân tích tất cả những gì trẻ nói, phải quan tâm đến những quyển sách trẻ đang đọc, đến những bộ phim bé đang xem. Tuy nhiên, mối liên hệ này không thể chỉ một chiều, có nghĩa là chỉ có bạn quan tâm đến mọi việc của con mà không cho con trẻ quan tâm đến công việc của mình. Trong trường hợp này, chẳng bao lâu bạn sẽ nhận thấy rằng, con bạn sẽ không hoàn toàn tin tưởng bạn mà luôn giấu diếm bạn một điều gì đó. Vì vậy, bạn nên cố gắng cùng con giải quyết không chỉ các vấn đề của nó mà nên kể cho con nghe những vấn đề của bạn. Và lúc bấy giờ bạn và con sẽ có mối tiếp xúc toàn diện, cũng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hùng
Dung lượng: 18,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)