41 CÂU HỎI VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chia sẻ bởi Huỳnh Quốc Chí |
Ngày 16/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: 41 CÂU HỎI VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam
1. Ba vua trong câu ca dao "Một nhà sinh đặng ba vua/Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài" là những vua nào? Trả lời: Đó là Đồng Khánh (vua còn); Kiến Phúc (vua mất) và Hàm Nghi (vua thua chạy dài) Câu ca dao này nói về gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai - Hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị. Ông có 3 người con làm vua: - Vua Kiến Phúc: tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ ba của Kiên Thái Vương và bà Bùi Thị Thanh. Vua Tự Đức vì lúc bé bị bệnh đậu mùa, không có con nên đã nhận Ưng Đăng làm con nuôi. Sau này, Ưng Đăng lên ngôi, là vị vua thứ 7 của triều Nguyễn. - Vua Hàm Nghi: tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Nguyễn Phúc Minh, con thứ 5 của Kiên Thái Vương và bà Phan Thị Nhàn. Là vua thứ 8 triều Nguyễn. - Vua Đồng Khánh: tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, đồng thời là con nuôi của vua Tự Đức. Là vị vua thứ 9 của triều Nguyễn. Trong 3 vua này thì vua Kiến Phúc chỉ làm vua được 8 tháng. Vua mất lúc mới 16 tuổi, chưa nạp phi, không có con cái. Vua Hàm Nghi chống lại quân Pháp, ban hịch Cần Vương, tổ chức kháng chiến nhưng thất bại. Vua phải chạy lên vùng núi Quảng Bình, Hà Tĩnh. Sau bị Pháp bắt đầy đi Algérie năm 1888. Vua Đồng Khánh lên ngôi năm 1885. Vua rất được lòng người Pháp nhưng chỉ ở ngôi được hơn 3 năm, mất ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 25 tuổi. Câu ca dao này ra đời khi vua Đồng Khánh vừa lên ngôi. Vua Kiến phúc đã mất. Vua Hàm Nghi đang cùng quân Cần Vương chạy lên vùng núi. Do đó mới gọi là "vua còn, vua mất, vua thua chạy dài".
2. Vì sao nhà Nguyễn kiêng tên Hoa? Trả lời: Vì mẹ vua Thiệu Trị tên là Hồ Thị Hoa Từ đầu triều Nguyễn, tất cả các danh từ có từ “hoa” đều phải đổi. Vì thế mà chợ Đông Hoa thành chợ Đông Ba, tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hoá, cầu Hoa bắc qua rạch Thị Nghè đổi thành cầu Bông, điệu hát “hoa tình” thành “huê tình”, “hoa lợi” thành “huê lợi”, “hoa viên” thành “huê viên”,… Vì sao có chuyện kiêng cữ và chuyển đổi ấy? Chuyện kể rằng: Năm 1806, Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm đến tuổi lập phủ thiếp. Vua Gia Long và Hoàng hậu Thuận Thiên đã chọn bà Hồ Thị Hoa (con gái của công thần Hồ Văn Bôi) cưới cho Hoàng tử Đảm. Hồ Thị Hoa có đủ các đức tính thục, thận, hiền, trinh; sống hết đạo hiếu kính. Bà được Hoàng đế và Hoàng hậu dành cho nhiều tình cảm yêu thương. Đến tháng 5/1807, bà sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Miên Tông. Bà mất sau khi sinh con 13 ngày. Khi ấy, bà mới 17 tuổi. Mẹ mất, Miên Tông được gửi cho bà nội là Hoàng hậu Thuận Thiên nuôi cho đến trưởng thành. Thương xót cô con dân bất hạnh, vua Gia Long xuống dụ cấm triều đình và bá tánh từ nay không được nhắc đến từ “hoa” nữa. Những từ có chữ “hoa” thì phải chuyển đổi thành ba, huê, bông, hoá,… để khỏi phạm huý. Năm 1820, Hoàng tử Đảm lên nối ngôi, lấy niên hiệu Minh Mạng. Năm 1841, người con mất mẹ lúc 13 ngày tuổi Miên Tông lên ngôi, niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị đã làm nhiều việc để làm tròn đạo hiếu đối với người mẹ bạc mệnh. Đặc biệt nhất là triều đại của ông và con cháu của ông sau này đã triệt để kiêng kỵ tên “Hoa”, tên huý của mẹ ông. Việc kiêng kỵ ấy còn ảnh hưởng cho đến ngày nay. (Theo Nguyễn Đắc Xuân – Chuyện các bà trong cung Nguyễn). 3.Tiền giấy được phát hành ở nước ta dưới triều đại nào? Trả lời: Triều Trần Nhiều người vẫn nhầm lẫn nghĩ rằng tiền giấy được phát hành đầu tiên ở nước ta vào triều Hồ. Có thể, Hồ Quý Ly là người đóng vai trò quyết định trong việc ban hành tiền giấy, nhưng tiền giấy được phát hành lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1396 (dưới thời vua Trần Thuận Tông). Về việc này, nhiều sử gia có những đánh giá rất khác nhau. Có người cho rằng Hồ Quý Ly cần thu đồng để đúc vũ khí. Cũng có người đánh giá cao cải cách tiền
1. Ba vua trong câu ca dao "Một nhà sinh đặng ba vua/Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài" là những vua nào? Trả lời: Đó là Đồng Khánh (vua còn); Kiến Phúc (vua mất) và Hàm Nghi (vua thua chạy dài) Câu ca dao này nói về gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai - Hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị. Ông có 3 người con làm vua: - Vua Kiến Phúc: tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ ba của Kiên Thái Vương và bà Bùi Thị Thanh. Vua Tự Đức vì lúc bé bị bệnh đậu mùa, không có con nên đã nhận Ưng Đăng làm con nuôi. Sau này, Ưng Đăng lên ngôi, là vị vua thứ 7 của triều Nguyễn. - Vua Hàm Nghi: tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Nguyễn Phúc Minh, con thứ 5 của Kiên Thái Vương và bà Phan Thị Nhàn. Là vua thứ 8 triều Nguyễn. - Vua Đồng Khánh: tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, đồng thời là con nuôi của vua Tự Đức. Là vị vua thứ 9 của triều Nguyễn. Trong 3 vua này thì vua Kiến Phúc chỉ làm vua được 8 tháng. Vua mất lúc mới 16 tuổi, chưa nạp phi, không có con cái. Vua Hàm Nghi chống lại quân Pháp, ban hịch Cần Vương, tổ chức kháng chiến nhưng thất bại. Vua phải chạy lên vùng núi Quảng Bình, Hà Tĩnh. Sau bị Pháp bắt đầy đi Algérie năm 1888. Vua Đồng Khánh lên ngôi năm 1885. Vua rất được lòng người Pháp nhưng chỉ ở ngôi được hơn 3 năm, mất ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 25 tuổi. Câu ca dao này ra đời khi vua Đồng Khánh vừa lên ngôi. Vua Kiến phúc đã mất. Vua Hàm Nghi đang cùng quân Cần Vương chạy lên vùng núi. Do đó mới gọi là "vua còn, vua mất, vua thua chạy dài".
2. Vì sao nhà Nguyễn kiêng tên Hoa? Trả lời: Vì mẹ vua Thiệu Trị tên là Hồ Thị Hoa Từ đầu triều Nguyễn, tất cả các danh từ có từ “hoa” đều phải đổi. Vì thế mà chợ Đông Hoa thành chợ Đông Ba, tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hoá, cầu Hoa bắc qua rạch Thị Nghè đổi thành cầu Bông, điệu hát “hoa tình” thành “huê tình”, “hoa lợi” thành “huê lợi”, “hoa viên” thành “huê viên”,… Vì sao có chuyện kiêng cữ và chuyển đổi ấy? Chuyện kể rằng: Năm 1806, Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm đến tuổi lập phủ thiếp. Vua Gia Long và Hoàng hậu Thuận Thiên đã chọn bà Hồ Thị Hoa (con gái của công thần Hồ Văn Bôi) cưới cho Hoàng tử Đảm. Hồ Thị Hoa có đủ các đức tính thục, thận, hiền, trinh; sống hết đạo hiếu kính. Bà được Hoàng đế và Hoàng hậu dành cho nhiều tình cảm yêu thương. Đến tháng 5/1807, bà sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Miên Tông. Bà mất sau khi sinh con 13 ngày. Khi ấy, bà mới 17 tuổi. Mẹ mất, Miên Tông được gửi cho bà nội là Hoàng hậu Thuận Thiên nuôi cho đến trưởng thành. Thương xót cô con dân bất hạnh, vua Gia Long xuống dụ cấm triều đình và bá tánh từ nay không được nhắc đến từ “hoa” nữa. Những từ có chữ “hoa” thì phải chuyển đổi thành ba, huê, bông, hoá,… để khỏi phạm huý. Năm 1820, Hoàng tử Đảm lên nối ngôi, lấy niên hiệu Minh Mạng. Năm 1841, người con mất mẹ lúc 13 ngày tuổi Miên Tông lên ngôi, niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị đã làm nhiều việc để làm tròn đạo hiếu đối với người mẹ bạc mệnh. Đặc biệt nhất là triều đại của ông và con cháu của ông sau này đã triệt để kiêng kỵ tên “Hoa”, tên huý của mẹ ông. Việc kiêng kỵ ấy còn ảnh hưởng cho đến ngày nay. (Theo Nguyễn Đắc Xuân – Chuyện các bà trong cung Nguyễn). 3.Tiền giấy được phát hành ở nước ta dưới triều đại nào? Trả lời: Triều Trần Nhiều người vẫn nhầm lẫn nghĩ rằng tiền giấy được phát hành đầu tiên ở nước ta vào triều Hồ. Có thể, Hồ Quý Ly là người đóng vai trò quyết định trong việc ban hành tiền giấy, nhưng tiền giấy được phát hành lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1396 (dưới thời vua Trần Thuận Tông). Về việc này, nhiều sử gia có những đánh giá rất khác nhau. Có người cho rằng Hồ Quý Ly cần thu đồng để đúc vũ khí. Cũng có người đánh giá cao cải cách tiền
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Quốc Chí
Dung lượng: 116,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)