40 câu hỏi lý thuyết đề thi vào 10

Chia sẻ bởi Lê Văn Hồng | Ngày 12/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: 40 câu hỏi lý thuyết đề thi vào 10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ ĐỀ ÔN THI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (1 điểm) :
Đọc hai câu thơ :
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non” (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?(1 điểm)
Từ “ Xuân” trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa chuyển.
Theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.
Nghĩa của từ “ xuân” -> Thúy Vân còn trẻ hãy vì tình chị em mà em thay chị thực hiện lời thề với Kim Trọng.

Câu 2: Tìm từ Hán Việt trong hai câu thơ: (1điểm)
“ Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” ( Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Giải nghĩa từ: “ Thanh minh, đạp thanh”
Từ Hán việt trong câu thơ: “ Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh”
Giải nghĩa hai từ:
Thanh minh:một trong hai mươi bốn tiết của năm, tiết này thường vào khoảng tháng hai hoặc tháng ba âm lịch, người ta đi tảo mộ , tức là đi viếng mộ và sửa sang lại phần mộ của người thân.
Đạp thanh: gẫm lên cỏ xanh

Câu 3: Đọc hai câu thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?(1 điểm)
Từ “Mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ.
Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ.
Vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính tạm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đựa vào để giải thích trong từ.

Câu 4: Trong hai câu thơ sau: (1điểm)
Nỗi mình thêm tiếc nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không?Vì sao?
Từ “Hoa” trong “ thềm hoa” , “ lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển.
Nhưng không thể coi đâyu là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa.
Vì nghĩa chuyển này của từ “Hoa” chỉ là nghĩa chuyển lâm thời , chứ chưa làm thay đổi nghĩa của từ.
Câu 5: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau:
“Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của trong những bể máu” (HCM –Tuyên ngôn độc lập)
Sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích là:
+ Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng: “Tắm” và “bể”
+ Có tác dụng góp phần làm tăng giá trị biểu cảm và sức tố cáo tội ác vô nhân đạo của giặc Pháp.

Câu 6: Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật đôc đáo trong câu thơ sau:
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
(Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
Câu thơ gợi cho em nhớ đến câu thơ nào (cũng dùng phép tu từ ấy trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
- Tác giả dùng biện pháp tu từ ẩn dụ.ở câu thơ thứ hai: ” Mặt trời của mẹ, thì nằm trên lưng”
- Từ ” mặt trời ” chỉ em bé trên lưng mẹ đã thể hiện được sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con cũng như tình yêu con vô bờ của người mẹ Tà Ôi . Mẹ coi đứa con bé bỏng như một nguồn sống , nguồn nuôi dưỡng lớn lao cho niềm tin của mẹ vào ngày mai chiến thắng.
Câu thơ trong bài ”Viếng lăng Bác”
” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Câu 7: Xác định những biện pháp tu từ trong khổ thơ sau và cho biết tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
Tác giả dùng phép tu từ nhân hóa: Đất nước như con người, cũng mang những nét vất vả gian
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Hồng
Dung lượng: 161,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)