4 ĐỀ KTGK 1 ĐỌC HIỂU LỚP 5
Chia sẻ bởi Tân Mạnh Luu |
Ngày 09/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: 4 ĐỀ KTGK 1 ĐỌC HIỂU LỚP 5 thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
Điểm
PHIẾU KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018
Bài kiểm tra Đọc môn: Tiếng Việt – Lớp 5
Họ và tên:…………………………….. Lớp …. Trường tiểu học .........................
Nhận xét của giáo viên
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Cho văn bản sau:
Chim họa mi hót
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như là rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
Theo Ngọc Giao
I. Đọc thầm và làm bài tập (20 phút)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: a, Sự xuất hiện của chim họa mi vào buổi nào?
A. Buổi sáng B. Buổi chiều C. Buổi trưa D. Buổi tối
b, Khi hót chim họa đậu ở nơi nào?
A. Trong bụi tầm xuân ở vườn B. Bên hiên nhà C. Ở bụi cây trước nhà D. Trong nhà
Câu 2: Trong câu: “ Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm”. Tác giả quan sát chim họa mi bằng giác quan nào?
A. Thị giác B. Thính giác C. Xúc giác D. Vị giác
Câu 3: Trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót”. Chiều nào cũng vậy là trạng ngữ chỉ:
A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Cả 2 ý trên đều đúng
Câu 4: Từ “ nhạc sĩ giang hồ” thay thế cho từ nào?
A. Bụi tầm xuân B. Nhà C. Chim họa mi D. Trong vườn
Câu 5: Xác định TN, CN, VN trong câu sau:
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
...........................................................................................................................................................
II. Đọc thành tiếng(5 điểm): GV cho HS đọc hai đoạn của đoạn văn trên.
--- Hết ---
Điểm
PHIẾU KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018
Bài kiểm tra Đọc môn: Tiếng Việt – Lớp 5
Họ và tên:…………………………….. Lớp …. Trường tiểu học .........................
Nhận xét của giáo viên
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
ĐỌC THẦM:
Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải vây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi cát. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng cây đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo lên cầu bằng thân đước…
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “ sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “Hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật Hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.
PHIẾU KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018
Bài kiểm tra Đọc môn: Tiếng Việt – Lớp 5
Họ và tên:…………………………….. Lớp …. Trường tiểu học .........................
Nhận xét của giáo viên
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Cho văn bản sau:
Chim họa mi hót
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như là rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
Theo Ngọc Giao
I. Đọc thầm và làm bài tập (20 phút)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: a, Sự xuất hiện của chim họa mi vào buổi nào?
A. Buổi sáng B. Buổi chiều C. Buổi trưa D. Buổi tối
b, Khi hót chim họa đậu ở nơi nào?
A. Trong bụi tầm xuân ở vườn B. Bên hiên nhà C. Ở bụi cây trước nhà D. Trong nhà
Câu 2: Trong câu: “ Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm”. Tác giả quan sát chim họa mi bằng giác quan nào?
A. Thị giác B. Thính giác C. Xúc giác D. Vị giác
Câu 3: Trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót”. Chiều nào cũng vậy là trạng ngữ chỉ:
A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Cả 2 ý trên đều đúng
Câu 4: Từ “ nhạc sĩ giang hồ” thay thế cho từ nào?
A. Bụi tầm xuân B. Nhà C. Chim họa mi D. Trong vườn
Câu 5: Xác định TN, CN, VN trong câu sau:
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
...........................................................................................................................................................
II. Đọc thành tiếng(5 điểm): GV cho HS đọc hai đoạn của đoạn văn trên.
--- Hết ---
Điểm
PHIẾU KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018
Bài kiểm tra Đọc môn: Tiếng Việt – Lớp 5
Họ và tên:…………………………….. Lớp …. Trường tiểu học .........................
Nhận xét của giáo viên
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
ĐỌC THẦM:
Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải vây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi cát. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng cây đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo lên cầu bằng thân đước…
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “ sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “Hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật Hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tân Mạnh Luu
Dung lượng: 103,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)