35 DE ON THI VAO 10
Chia sẻ bởi Trần Thị Trang |
Ngày 12/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: 35 DE ON THI VAO 10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
35 ĐỀ ÔN THI LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (1 điểm) :
Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: “Đồng chí” (Chính Hửu)
Câu 2 (1 điểm) :
Đọc hai câu thơ:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”
( Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Câu 3 (3 điểm):
Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Câu 4 – 1 điểm
: Phân tích nhân vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
(5 điểm)
TRẢ LỜI:
Câu 1: Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: “ Đồng chí” (Chính Hửu) – 1 điểm
“…. Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau cời giặc tới
Đầu súng trăng treo” (Đồng Chí – Chính Hữu)
Câu 2: Đọc hai câu thơ :
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non” (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?(1 điểm)
Từ “ Xuân” trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa chuyển.
Theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.
Nghĩa của từ “ xuân” -> Thúy Vân còn trẻ hãy vì tình chị em mà em thay chị thực hiện lời thề với Kim Trọng.
Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.(3 điểm)
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về triết lí sống của con người. Nhưng có lẽ câu để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất là câu: Uống nước nhớ nguồn”
Câu tục ngữ trên quả thật là một danh ngôn, một lời dạy bảo quý giá. Giá trị của lời khuyên thật to lớn vì nội dung mang màu sắc triết lí.đạo đức bàn về lòng biết ơn, được diễn tả bằng nghệ thuật so sánh ngầm độc đáo, lời văn đơn sơ, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ. Chính vì thế mà câu nói này được được phổ biến mọi nơi, mọi chốn và được truyền tụng từ ngàn đời xưa đến nay.
Càng hiểu ý nghĩa sâu sắc của lời dạy bảo mà ông cha ta muốn truyền lại cho đời sau, chúng ta, thế hệ tương lai của đất nước phải cố gắng học tập, lao động, nhất là rèn luyện những đức tính cao quý trong đó cần phải rèn luyện lòng nhớ ơn cha mẹ, thầy cô, ông bà tổ tiên ….để trở thành con ngoan trò giỏi.
Câu 4: Phân tích nhân vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
a) Mở bài:
‘Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Bóng đèn dù nhẫn đừng nghe trẻ
Cung nước chi cho lụy đến nàng” (Lê Thánh Tông )
Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm ,ông sống ở thế kỉ 16, làm quan một năm, sau đó chán cảnh triều đình thối nát xin cáo quan về ở ẩn.
“Truyền kì mạc lục” là tác phẩm văn xuôi đầu tiên của Việt Nam được viết bằng chữ Hán, trong đó truyện đã đề cập đến thân phận người phụ nữ sống trong XHPK mà cụ thể là nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam xương”
b) Thân bài:
Vũ Nương: Đẹp người, đẹp nết:
Tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, gia đình “ kẻ khó” tính tình thùy mị nết na,lại có thêm tư dung tốt đẹp
Lấy chồng con nhà hào phú không có học lại có tính đa nghi. Sau khi chồng bị đánh bắt đi lính, nàng phải một mình phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạ con thơ, hoàn cảnh đó càng làm sáng lên những nét đẹp của nàng.
+ Là nàng dâu hiếu thảo : khi mẹ chồng bị ốm, nàng “hết sức thuốc thang” “ ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn” “ khi bà mất, nàng “ hết lời thương sót”, lo ma chay lễ tế
MÔN NGỮ VĂN
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (1 điểm) :
Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: “Đồng chí” (Chính Hửu)
Câu 2 (1 điểm) :
Đọc hai câu thơ:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”
( Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Câu 3 (3 điểm):
Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Câu 4 – 1 điểm
: Phân tích nhân vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
(5 điểm)
TRẢ LỜI:
Câu 1: Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: “ Đồng chí” (Chính Hửu) – 1 điểm
“…. Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau cời giặc tới
Đầu súng trăng treo” (Đồng Chí – Chính Hữu)
Câu 2: Đọc hai câu thơ :
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non” (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?(1 điểm)
Từ “ Xuân” trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa chuyển.
Theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.
Nghĩa của từ “ xuân” -> Thúy Vân còn trẻ hãy vì tình chị em mà em thay chị thực hiện lời thề với Kim Trọng.
Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.(3 điểm)
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về triết lí sống của con người. Nhưng có lẽ câu để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất là câu: Uống nước nhớ nguồn”
Câu tục ngữ trên quả thật là một danh ngôn, một lời dạy bảo quý giá. Giá trị của lời khuyên thật to lớn vì nội dung mang màu sắc triết lí.đạo đức bàn về lòng biết ơn, được diễn tả bằng nghệ thuật so sánh ngầm độc đáo, lời văn đơn sơ, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ. Chính vì thế mà câu nói này được được phổ biến mọi nơi, mọi chốn và được truyền tụng từ ngàn đời xưa đến nay.
Càng hiểu ý nghĩa sâu sắc của lời dạy bảo mà ông cha ta muốn truyền lại cho đời sau, chúng ta, thế hệ tương lai của đất nước phải cố gắng học tập, lao động, nhất là rèn luyện những đức tính cao quý trong đó cần phải rèn luyện lòng nhớ ơn cha mẹ, thầy cô, ông bà tổ tiên ….để trở thành con ngoan trò giỏi.
Câu 4: Phân tích nhân vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
a) Mở bài:
‘Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Bóng đèn dù nhẫn đừng nghe trẻ
Cung nước chi cho lụy đến nàng” (Lê Thánh Tông )
Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm ,ông sống ở thế kỉ 16, làm quan một năm, sau đó chán cảnh triều đình thối nát xin cáo quan về ở ẩn.
“Truyền kì mạc lục” là tác phẩm văn xuôi đầu tiên của Việt Nam được viết bằng chữ Hán, trong đó truyện đã đề cập đến thân phận người phụ nữ sống trong XHPK mà cụ thể là nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam xương”
b) Thân bài:
Vũ Nương: Đẹp người, đẹp nết:
Tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, gia đình “ kẻ khó” tính tình thùy mị nết na,lại có thêm tư dung tốt đẹp
Lấy chồng con nhà hào phú không có học lại có tính đa nghi. Sau khi chồng bị đánh bắt đi lính, nàng phải một mình phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạ con thơ, hoàn cảnh đó càng làm sáng lên những nét đẹp của nàng.
+ Là nàng dâu hiếu thảo : khi mẹ chồng bị ốm, nàng “hết sức thuốc thang” “ ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn” “ khi bà mất, nàng “ hết lời thương sót”, lo ma chay lễ tế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Trang
Dung lượng: 940,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)