30 đề và bài văn mẫu lớp 9
Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại |
Ngày 12/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: 30 đề và bài văn mẫu lớp 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề 1: Phân tích “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị của văn học trung đại nước ta ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong tác phẩm, có giá trị sâu sắc về nhiều mặt, đánh dấu sự phát triển ban đầu của nền văn xuôi nước ta.
Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung thuỷ, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở phương xa. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh Phi (vợ vua biển Nam Hải) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện trong chốc lát rồi trở lại Long Cung.
Xét về giá trị hiện thực, truyện phản ánh sinh động thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội bất công gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ. Trước tiên đó là chế độ xã hội với chiến tranh loạn, lạc liên miên gây đau khổ cho con người. Vì cuộc chiến tranh đầy phi nghĩa, chàng Trương Sinh giống như anh lính thú xưa trong ca dao: Thùng thùng trống đánh ngũ liên- Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa phải ra lính, phải xa cách người mẹ già, người vợ trẻ. Hạnh phúc gia đình bị chia cắt bởi chiến tranh. Người mẹ già vì xa con, nhớ thương con mà sinh ra ốm. Vũ Nương vừa nuôi con thơ, vừa chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng và hết lời khuyên lơn. Đến khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay, tế lễ chu đáo.
Cái chết của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân sâu xa, bắt nguồn từ hiện thực nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến của xã hội cũ, với chế độ “nam quyền”, coi rẻ thân phận của người phụ nữ, rồi tính đa nghi, ghen tuông, thói hung bạo, gia trưởng của chồng.
Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng (thiếp vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu). Xã hội phong kiến lại coi trọng “nam quyền”, hơn nữa Trương Sinh lại có tính đa nghi, đối với vợ thì phòng ngừa quá mức. Những chi tiết này chuẩn bị cho những hành động độc đoán của Trương Sinh sau này.
Khi đánh giặc trở về, Trương Sinh cũng mang một tâm trạng nặng nề: mẹ qua đời, con vừa học nói, lòng buồn bã. Trong hoàn cảnh như thế, lời của Bé Đản dễ kích động tính hay ghen của Trương Sinh: “trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến...”
Điều đáng trách là thái độ và hành động độc đoán của Trương Sinh khi ấy. Không đủ bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề, chàng bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, những lời bênh vực của họ hàng, làng xóm, không chịu nói ra duyên cớ ghen hờn. Cuối cùng, Sinh lại mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Thái độ và hành động của Trương Sinh vô hình chung dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
Hành động gieo mình xuống sông Hoàng Giang của Vũ Nương phản ánh một thực trạng về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ bị buộc chặt trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị đối xử bất công, bị áp bức và chịu nhiều khổ đau, bất hạnh. Đó cũng chính là giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm.
Đằng sau nỗi oan của người thiếu phụ Nam Xương, còn bao nhiêu oan tình bất hạnh mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu: Nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ lỡ duyên tình trong thơ Hồ Xuân Hương,...
Bên cạnh giá trị hiện thực, truyện còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Chuyện người con gái Nam Xương ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong sáng, sáng ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện ghen tuông vớ vẩn của người chồng nông nổi. Cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan tình.
Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau, qua đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Vũ Nương vốn là người con gái có tư dung tốt đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na. Khi lấy chồng,
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị của văn học trung đại nước ta ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong tác phẩm, có giá trị sâu sắc về nhiều mặt, đánh dấu sự phát triển ban đầu của nền văn xuôi nước ta.
Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung thuỷ, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở phương xa. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh Phi (vợ vua biển Nam Hải) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện trong chốc lát rồi trở lại Long Cung.
Xét về giá trị hiện thực, truyện phản ánh sinh động thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội bất công gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ. Trước tiên đó là chế độ xã hội với chiến tranh loạn, lạc liên miên gây đau khổ cho con người. Vì cuộc chiến tranh đầy phi nghĩa, chàng Trương Sinh giống như anh lính thú xưa trong ca dao: Thùng thùng trống đánh ngũ liên- Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa phải ra lính, phải xa cách người mẹ già, người vợ trẻ. Hạnh phúc gia đình bị chia cắt bởi chiến tranh. Người mẹ già vì xa con, nhớ thương con mà sinh ra ốm. Vũ Nương vừa nuôi con thơ, vừa chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng và hết lời khuyên lơn. Đến khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay, tế lễ chu đáo.
Cái chết của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân sâu xa, bắt nguồn từ hiện thực nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến của xã hội cũ, với chế độ “nam quyền”, coi rẻ thân phận của người phụ nữ, rồi tính đa nghi, ghen tuông, thói hung bạo, gia trưởng của chồng.
Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng (thiếp vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu). Xã hội phong kiến lại coi trọng “nam quyền”, hơn nữa Trương Sinh lại có tính đa nghi, đối với vợ thì phòng ngừa quá mức. Những chi tiết này chuẩn bị cho những hành động độc đoán của Trương Sinh sau này.
Khi đánh giặc trở về, Trương Sinh cũng mang một tâm trạng nặng nề: mẹ qua đời, con vừa học nói, lòng buồn bã. Trong hoàn cảnh như thế, lời của Bé Đản dễ kích động tính hay ghen của Trương Sinh: “trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến...”
Điều đáng trách là thái độ và hành động độc đoán của Trương Sinh khi ấy. Không đủ bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề, chàng bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, những lời bênh vực của họ hàng, làng xóm, không chịu nói ra duyên cớ ghen hờn. Cuối cùng, Sinh lại mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Thái độ và hành động của Trương Sinh vô hình chung dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
Hành động gieo mình xuống sông Hoàng Giang của Vũ Nương phản ánh một thực trạng về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ bị buộc chặt trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị đối xử bất công, bị áp bức và chịu nhiều khổ đau, bất hạnh. Đó cũng chính là giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm.
Đằng sau nỗi oan của người thiếu phụ Nam Xương, còn bao nhiêu oan tình bất hạnh mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu: Nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ lỡ duyên tình trong thơ Hồ Xuân Hương,...
Bên cạnh giá trị hiện thực, truyện còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Chuyện người con gái Nam Xương ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong sáng, sáng ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện ghen tuông vớ vẩn của người chồng nông nổi. Cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan tình.
Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau, qua đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Vũ Nương vốn là người con gái có tư dung tốt đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na. Khi lấy chồng,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 536,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)