3 diem thang hang trong hinh hoc

Chia sẻ bởi nguyễn thị thảo | Ngày 16/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: 3 diem thang hang trong hinh hoc thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:


CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH BA ĐIỂM THẲNG HÀNG.
( Dành cho học sinh lớp7 đang học chương 2- hình học 7)
A.Đôi lời: Việc chứng minh ba điểm thẳng hàng đối với các em học sinh lớp 7 tương đối
khó khăn bởi lí do : Ở lớp 6 cả năm các em chỉ học có vỏn vẹn 29 tiết, lớp 7 ở
chương I các em mới được 16 tiết , kiến thức trang bị cho các em tương đối ít,
hơn nữa các bài tập ở sách giáo khoa đưa ra đa số các bài toán đã có cả hình vẽ
sẵn , điều này các thầy cô giáo khi dạy cũng không muốn khai thác thêm các bài
toán để phát huy óc sáng tạo của các em, vô tình bỏ quên các em học sinh giỏi ,
, một đối tượng mà thường trong các đợt thi học sinh giỏi mang lại cho nhà trường
một vị trí cao và mang lại cho các thầy cô giáo niềm vui trong quá trình giảng
dạy.
Khi dạy chương II hình 7, nhiều khi muốn dạy các bài toán nâng cao hơn , nhiều
khi để giảm bớt khó khăn thầy cô giáo thường đưa thêm các định lý như: Đường
trung bình của tam giác,tính chất đường trung tuyến của tam giác vuông, .............
Cách giải đó người ta thường nói ví von : “ Giết gà bằng dao mổ trâu”, vô tình
lại không phát huy được trí lực của các em .
Trong phần này : “ Chuyên đề : Chứng minh ba điểm thẳng hàng ” dành cho
các em học sinh lớp 7 đang học chương 2. Do đó các bài toán trong chuyên đề
chỉ giải bằng những kiến thức mà các em có được , cách giải có thể không hay
nhưng vừa sức với các em .
B. Các phương pháp chứng minh ba điểm thẳng hàng dành cho HSG lớp 7:
1. Phương pháp 1: ( Hình 1)
Nếu  thì ba điểm A; B; C thẳng hàng.
2. Phương pháp 2: ( Hình 2)
Nếu AB // a và AC // a thì ba điểm A; B; C thẳng hàng.
(Cơ sở của phương pháp này là: tiên đề Ơ – Clit- tiết 8- hình 7)
3. Phương pháp 3: ( Hình 3)
Nếu AB  a ; AC  A thì ba điểm A; B; C thẳng hàng.
( Cơ sở của phương pháp này là: Có một và chỉ một đường thẳng
a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước
- tiết 3 hình học 7)
Hoặc A; B; C cùng thuộc một đường trung trực của một
đoạn thẳng .(tiết 3- hình 7)
4. Phương pháp 4: ( Hình 4)
Nếu tia OA và tia OB là hai tia phân giác của góc xOy
thì ba điểm O; A; B thẳng hàng.
Cơ sở của phương pháp này là:
Mỗi góc có một và chỉ một tia phân giác .
* Hoặc : Hai tia OA và OB cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox , 
thì ba điểm O, A, B thẳng hàng.
5. Nếu K là trung điểm BD, K’ là giao điểm của BD và AC. Nếu K’
Là trung điểm BD thì K’  K thì A, K, C thẳng hàng.
(Cơ sở của phương pháp này là: Mỗi đoạn thẳng chỉ có một trung điểm)



C. Các ví dụ minh họa cho tùng phương pháp:
Phương pháp 1
Ví dụ 1. Cho tam giác ABC vuông ở A, M là trung điểm AC. Kẻ tia Cx vuông góc CA
(tia Cx và điểm B ở hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ AC). Trên tia Cx lấy điểm
D sao cho CD = AB.
Chứng minh ba điểm B, M, D thẳng hàng.
Gợi ý: Muốn B, M, D thẳng hàng cần chứng minh 
Do nên cần chứng minh 
BÀI GIẢI:
AMB và CMD có:
AB = DC (gt).

MA = MC (M là trung điểm AC)
Do đó: AMB = CMD (c.g.c). Suy ra: 
Mà  (kề bù) nên .
Vậy ba điểm B; M; D thẳng hàng.
Ví dụ 2. Cho tam giác ABC. Trên tia đối của AB lấy điểm D mà AD = AB, trên tia đối
tia AC lấy điểm E mà AE = AC. Gọi M; N lần lượt là các điểm trên BC và ED
sao cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị thảo
Dung lượng: 90,43KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)