23 DE KT HKII NGU VAN 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Giang | Ngày 11/10/2018 | 80

Chia sẻ tài liệu: 23 DE KT HKII NGU VAN 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM.(3.5điểm - gồm 07câu: mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm)
Đọc kỹ bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào đáp án đúng trong các câu sau:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Tháng 2 năm 1941
( Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội 1967).
Câu 1: Bài thơ: “ Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác theo thể thơ gì ?
A. Thất ngôn bát cú đường luật. C. Song thất lục bát.
B. Thất ngôn tứ tuyệt . D. Ngũ ngôn.
Câu 2: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết với giọng điệu như thế nào ?
A. Giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa, hóm hỉnh.
B. Giọng điệu buồn thảm thê lương.
C. Giọng điệu nhẹ nhàng, bình thường.
D. Giọng điệu bi hùng, ai oán.
Câu 3: Những hình ảnh nào trong bài thơ đề cập đến những sinh hoạt vật chất hàng ngày của Bác ?
A. Bờ suối, hang. C. Bàn đá chông chênh.
B. Cháo bẹ, rau măng. D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 4: Khi nhận xét về Bác Hồ, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: “ Trong người Bác luôn có sẵn cái thú lâm tuyền”. Thú lâm tuyền ở đây có nghĩa là gì là
A. Bác Hồ luôn yêu quý và thường hay nuôi dưỡng những con thú để bầu bạn với mình.
B. Bác luôn yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.
C. Đó là những con vật ở chốn núi rừng.
D. Sở thích đi săn thú của Bác Hồ.
Câu 5: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Phương thức miêu tả và tự sự.
B. Phương thức trần thuật và tự sự.
C. Phương thức tự sự và biểu cảm.
D. Phương thức biểu cảm và miêu tả
Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ?
A. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
B. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
D. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.
Câu 7: Câu thơ “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.” thuộc kiểu câu nào ?
A. Câu cảm thán. C. Câu trần thuật.
B. Câu nghi vấn. D. Câu cầu khiến
PHẦN II: PHẦN TỰ LUẬN. (6,5 điểm).
Câu 1: (1,5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Đi đường” của Hồ Chủ tịch (bản dịch thơ của Nam Trân). Qua bài thơ “Đi đường” của Bác, em có thể rút ra được gì cho bản thân ? (Hãy trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn từ 6 – 8 dòng).
Câu2: (1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
(Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)
Câu 3: (3,5 điểm): Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử ở quê hương.
-----------------Hết------------------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7

Đáp án
B
A
D
B
D
A
C


II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm):
Câu 1. (1,5 điểm):
* Học sinh chép đúng đầy đủ, trình bày sạch sẽ bài thơ (bản dịch thơ của Nam Trân) và chú ý các dấu câu. (0,5 điểm).
* Học sinh trình bày được những cảm nhận của bản thân từ việc đi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Giang
Dung lượng: 140,32KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)