2018-2019 VÀO 10 YÊN BÁI
Chia sẻ bởi Nguyễn Thiên Hương |
Ngày 11/10/2018 |
89
Chia sẻ tài liệu: 2018-2019 VÀO 10 YÊN BÁI thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
YÊN BÁI
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Ngày thi: 05/6/2018
Môn thi: NGỮ VĂN (THPT)
Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
"Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.”
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Xác định thành phần biệt lập trong câu văn: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khác.”
c. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 2. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Mọi người sẽ tin cậy ta nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm.
Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc.
đủ cho ta giật mình."
(Ánh trăng – Nguyễn Duy)
---Hết---
ĐAP AN THAM KHẢO
Câu 1.
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê.
b. Thành phần biệt lập trong câu: "Nói một cách khiêm tốn"
c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên: so sánh ("như đài hoa loa kèn")
Tác dụng: khắc họa vẻ đẹp của cô gái Phương Định xinh đẹp, trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng.
Câu 2: Mọi người sẽ tin cậy ta nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm.
Để phân tích ý kiến này bạn cần hiểu được:
- Tin cậy là sự tin tưởng của ai đó và nó được hình thành thông qua các mối quan hệ.
- Khuyết điểm là điều thiếu sót, điều sai trong hành động, suy nghĩ hoặc tư cách.
Như vậy, biết nhận khuyến điểm là bạn tự nhận ra được chính khuyết điểm của bản thân mình mà công nhận nó.
Qua đó nhận định ý kiến trên thành đoạn văn.
Câu 3: Có thể tham khảo dàn bài gợi ý sau đây
1. Mở bài
– Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
– Tập thơ Ánh Trăng của ông được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa đề dùng làm nhan đề cho cả tập thơ: Ánh Trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhỏ thấm thía của nhà thơ đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.
2. Thân bài: Phân tích hai khổ thơ cuối
Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cài gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng.
- Vầng trăng trở thành một biểu tượng gợi lại quá khứ tình nghĩa giữa con người và trăng, con người và thiên nhiên trong tư thế mặt người nhìn mặt trăng.
- Trong phút giây mặt đối mặt, lòng nhân vật trữ tình tràn ngập hình ảnh của quá khứ tình nghĩa thuở sống ở ruộng đồng, sông ngòi và rừng bể…
=> Lời thơ giản dị nhưng có sức biểu cảm lớn gợi những nỗi niềm rưng rưng xúc động về quá khứ. Từ “như”, từ “là” của phép điệp ngữ kết hợp với những từ ngữ thể hiện không gian sống quen thuộc của thời quá khứ (đồng, bể, sông, rừng) làm cho giọng thơ có sắc thái dồn dập, mạnh mẽ như xúc cảm đầy ắp đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình.
- Khổ thơ cuối mang hàm ý độc đáo và sâu sắc:
Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.
- Quá khứ hồn nhiên, tình nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn thi nhân đưa nhân vật trữ tình trở về đối diện
YÊN BÁI
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Ngày thi: 05/6/2018
Môn thi: NGỮ VĂN (THPT)
Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
"Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.”
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Xác định thành phần biệt lập trong câu văn: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khác.”
c. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 2. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Mọi người sẽ tin cậy ta nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm.
Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc.
đủ cho ta giật mình."
(Ánh trăng – Nguyễn Duy)
---Hết---
ĐAP AN THAM KHẢO
Câu 1.
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê.
b. Thành phần biệt lập trong câu: "Nói một cách khiêm tốn"
c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên: so sánh ("như đài hoa loa kèn")
Tác dụng: khắc họa vẻ đẹp của cô gái Phương Định xinh đẹp, trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng.
Câu 2: Mọi người sẽ tin cậy ta nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm.
Để phân tích ý kiến này bạn cần hiểu được:
- Tin cậy là sự tin tưởng của ai đó và nó được hình thành thông qua các mối quan hệ.
- Khuyết điểm là điều thiếu sót, điều sai trong hành động, suy nghĩ hoặc tư cách.
Như vậy, biết nhận khuyến điểm là bạn tự nhận ra được chính khuyết điểm của bản thân mình mà công nhận nó.
Qua đó nhận định ý kiến trên thành đoạn văn.
Câu 3: Có thể tham khảo dàn bài gợi ý sau đây
1. Mở bài
– Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
– Tập thơ Ánh Trăng của ông được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa đề dùng làm nhan đề cho cả tập thơ: Ánh Trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhỏ thấm thía của nhà thơ đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.
2. Thân bài: Phân tích hai khổ thơ cuối
Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cài gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng.
- Vầng trăng trở thành một biểu tượng gợi lại quá khứ tình nghĩa giữa con người và trăng, con người và thiên nhiên trong tư thế mặt người nhìn mặt trăng.
- Trong phút giây mặt đối mặt, lòng nhân vật trữ tình tràn ngập hình ảnh của quá khứ tình nghĩa thuở sống ở ruộng đồng, sông ngòi và rừng bể…
=> Lời thơ giản dị nhưng có sức biểu cảm lớn gợi những nỗi niềm rưng rưng xúc động về quá khứ. Từ “như”, từ “là” của phép điệp ngữ kết hợp với những từ ngữ thể hiện không gian sống quen thuộc của thời quá khứ (đồng, bể, sông, rừng) làm cho giọng thơ có sắc thái dồn dập, mạnh mẽ như xúc cảm đầy ắp đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình.
- Khổ thơ cuối mang hàm ý độc đáo và sâu sắc:
Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.
- Quá khứ hồn nhiên, tình nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn thi nhân đưa nhân vật trữ tình trở về đối diện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thiên Hương
Dung lượng: 10,53KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)