20 bai Chuyen de nhiet hoc

Chia sẻ bởi Đoàn Văn Thanh An | Ngày 14/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: 20 bai Chuyen de nhiet hoc thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề: Nhiệt học: Bài 1: Xác định nhiệt dung riêng của dầu hoả với dụng cụ: 1 chai dầu hoả (nút kín), 1 bình nước, 2 cốc thủy tinh giống nhau, 1 cân Rô-béc-van không có hộp quả cân, cát khô, nhiệt lượng kế (biết nhiệt dung riêng của chất làm cốc trong nhiệt lượng kế), nhiệt kế, nguồn nhiệt. Bài 2: Người ta đổ 2,5kg nước ở 100oC vào bình nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 0,8kg có chứa 1,5kg nước đá ở -10oC. Xác định nhiệt độ và thể tích của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt? Biết nhiệt dung riêng của đồng, nước đá, nước lần lượt là 400, 2100, 4200 J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105J/kg. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Bài 3: Tại sao vào mùa đông giá lạnh, đứng cạnh cửa sổ trong phòng có lò sưởi ta vẫn cảm thấy có gió lùa vào từ cửa sổ mặc dù cửa sổ đã đóng kín? Bài 4: Một cốc nước có một cục nước đá nổi cao hơn mặt nước. Khi nước đá tan hết thì mực nước trong cốc có thay đổi hay không? Tại sao? (Bỏ qua sự thay đổi thể tích của nước và cốc theo nhiệt độ) Bài 5:Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng 100g chứa 400g nước ở nhiệt độ 10oC. Thả và nhiệt lượng kế 200g hợp kim nhôm và thiếc ở nhiệt độ 120oC. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hệ thống là 14oC. Tính khối lượng của nhôm và thiếc trong miếng hợp kim. Biết rằng nhiệt dung riêng của nhôm, thiếc, nước lần lượt là 880J/kg.K; 230J/kg.K; 4200J/kg.K. Bài 6:Trong một bình nhiệt lượng kế khối lượng mk= 400g chứa 500g nước ở nhiệt dộ 40oC. Thả vào đó một mẩu nước đá ở nhiệt độ -10oC. Khi có cân bằng nhiệt, người ta thấy còn sót lại 75g nước đá chưa tan. Xác định khối lượng ban đầu của nước đá. Biết nhiệt dung riêng của bình nhiệt lượng kế, nước, nước đá lần lượt là 400J/kg.K; 4200J/kg.K; 2100J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước dá là 3,4.105J/kg Bài 7:Người ta thả vào 0,2kg nước ở nhiệt độ 20oC một miếng đồng có khối lượng 400g ở nhiệt độ 25oC và một miếng nhôm có khối lượng 200g ở nhiệt độ 5oC. Tính nhiệt độ của hỗn hợp và nêu rõ quá trình trao đổi nhiệt giữa các thành phần trong hỗn hợp đó. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt dung riêng của đồng là 400J/kg.K. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K. Bài 8: Giải bài toán bằng đồ thị (Với t ở trục tung và Q ở trục hoành) Thả 100g nước đá lấy ở nhiệt độ -10oC vào 500g nước ở nhiệt độ 40oC. Xác dịnh nhiệt dộ của hỗn hợp sau khi nước đá tan hết, bỏ qua sự trao dổi nhiệt với môi trường xung quanh. Biết nhiệt dung riêng của đá và nước là 2100J/kg.K và 4200J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,35.105J/kg. Xác định nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp? Bài 9: Người ta đổi m1 kg nước ở nhiệt độ t1 = 20oC vào m2 kg nước đá ở nhiệt độ t2 = -5oC. Khi có cân bằng nhiệt, lượng nước thu được là m = 50kg có nhiệt độ t = 15oC. Tính m1 và m2 biết rằng nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K; nhiệt dung riêng của nước đá là 2100J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105J/kg. Bài 10: Người ta thả đồng thời 200g sắt ở 15oC và 450g đồng ở nhiệt dộ 25oC vào 150g nước ở nhiệt độ 80oC. Tính nhiệt độ khi xảy ra cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 450J/kg.K, của nhôm là 400J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K NVT 1: Người ta nung nóng 1 miếng thép khối lượng 300 gam rồi thả vào 0,5 lít nước ở 250C. Hỏi miếng thép được nung nóng tới nhiệt độ bao nhiêu? Biết chỉ có 80% nhiệt lượng do thép toả ra là được hấp thụ. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K; của thép là 460 J/kg.K (HSG lớp 8 quận Hoàng Mai 2005_2006) NVT 2: Người ta đặt một viên bi đặc bằng sắt hình cầu bán kính R = 6cm đã được nung nóng tới nhiệt độ lên mặt một khối nước đá rất lớn ở . Hỏi viên bi chui vào khối nước đá đến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Văn Thanh An
Dung lượng: 4,88KB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)