2 đề thi học sinh giỏi Môn Vật lý 8 và đáp án tham khảo

Chia sẻ bởi Tôn Nữ Bích Vân | Ngày 14/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: 2 đề thi học sinh giỏi Môn Vật lý 8 và đáp án tham khảo thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI THAM KHẢO
MÔN VẬT LÝ LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút( Không kể thời gian giao đề)
Đề 1
Câu1: (2,5 điểm)
Hai người cùng xuất phát một lúc từ A và B cách nhau 6km và cùng chuyển động cùng chiều từ A đến B. Người thứ nhất đi từ A với v1 = 30km/h. Người thứ hai đi từ B với v2 = 10km/h. Hỏi sau bao lâu hai người đó gặp nhau, xác định chổ gặp nhau?
Câu2: (2,5 điểm)
Cho hệ thống như hình vẽ:
m = 50kg; AB = 1,2m; AC = 2m
Đặt vào D lực F hướng thẳng xuống dưới. Bỏ qua khối lượng của ròng rọc và dây nối.
1. Bỏ qua ma sát tính F để hệ cân bằng.
2.Có ma sát trên MPN: Khi đó để kéo vật m lên thì lực đặt vào điểm D là F’= 180N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng
Câu3: (2 điểm)
Một thanh thẳng đồng chất thiết diện đều có chiều dài l. Đầu trên của thanh được giữ bởi một bản lề có trục quay nằm ngang. Đầu dưới của thanh nhúng xuống nước.
a. Khi thanh cân bằng thì mực nước ngập đến chính giữa thanh ( hình H1 ). Tìm trọng lượng riêng d của thanh biết d nước = 10000 N/m3
b. Nếu nhúng đầu bản lề xuống nước ( hình H2 ). Tính chiều dài phần ngập của thanh trong nước
 
Hình 1 Hình 2
Câu4: (3 điểm)
Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở nhiệt độ 136oC vào một nhiệt lượng kế chứa 50g nước ở 14oC. Hỏi có bao nhiêu gam chì và bao nhiêu gam kẽm trong miếng hợp kim trên? Biết rằng nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 18oC và muốn cho riêng nhiệt lượng kế nóng thêm lên 1oC thì cần 65,1J; nhiệt dung riêng của nước, chì và kẽm lần lượt là 4190J/(kg.K), 130J/(kg.K) và 210J/(kg.K). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. ĐÁP ÁN
Bài 1: (2,5điểm)
Thời gian mà hai người đi tính từ lúc xuất phát cho tới khi gặp nhau là
bằng nhau và bằng t
- Quãng đường mà người đi từ A đi được:
S1 = 30.t 0,5đ
- Quãng đường mà người đi từ B đi được:
S2 = 10.t 0,5đ
Mà S1 = S2 + SAB
Vậy:
30t = 10t + 6. 0,5đ
Tính được t = 6/20 = 0,3(h) 0,5đ
S1 = 30. 0,3 = 9 (km)
S2 = 10. 0,3 = 3 (km) 0,5đ

Bài 2: (2,5 điểm)
Vẽ hình, phân tích lực tại m 0,5đ







1.Ta có:
P = 10.m = 500N 0,5đ
Ta có thành phần tiếp tuyến của P
lên phương // AC là Pt:
 0,5đ
Vì O1 và O3 là ròng ròng cố định,
O2 là ròng ròng động nên sử dụng hệ thống trên cho ta lợi 2 lần về lực:
F = Pt/2 = 150N 0,5đ
2.Hiệu suất của MPN:
 0,5đ
Câu 3: (2 điểm)
a. Gọi trọng lượng của thanh là P = S.l.d, có điểm đặt ở chính giũa thanh và hướng xuống dưới (hình vẽ), phương thẳng đứng, hướng từ trên xuống
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên thanh: FA = S.l/2.dnước, có điểm đặt tại I (Hình vẽ), phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên
Theo PTCB đòn bẩy :
 0,5đ
P.KN = FA.IM Hay P.OK = FA.OI
OK = l/2
OI = l/2 + l/4 = 3l/4
Ta có:

 0,5đ
b. Nếu nhúng bản lề xuống nước:
Gọi phần ngập trong nước là x
 0,5đ
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên thanh:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tôn Nữ Bích Vân
Dung lượng: 686,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)