2 ĐỀ+ĐÁP ÁN KIỂM TRA KÌ 2 SINH 7 (2013-2014)
Chia sẻ bởi Phạm Thanh Yên |
Ngày 15/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: 2 ĐỀ+ĐÁP ÁN KIỂM TRA KÌ 2 SINH 7 (2013-2014) thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: SINH HỌC - KHÔI 7
Thời gian 45 phút ( Không kể thời gian phát đề )
ĐỀ SỐ I:
Câu 1: (2 điểm)
Nêu cấu tạo ngoài của Thỏ thích nghi với điều kiện sống?
Câu 2: (2 điểm)
Sự tiến hóa về hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện như thế nào?
Câu 3: (1 điểm)
Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật ?
Câu 4: (2 điểm)
Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú ?
Câu 5: (3 điểm )
Vẽ và chú thích hình 43.4 – Sơ đồ cấu tạo bộ não chim bồ câu.
- Hết -
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: SINH HỌC – KHỐI 7
Thời gian 45 phút ( Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày đặc điểm chung của lớp Thú ?
Câu 2: (2 điểm)
Sự tiến hóa về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của các ngành Động vật được thể
hiện như thế nào?
Câu 3: (1 điểm)
Hệ cơ của Thỏ tiến hóa hơn các lớp động vật trước ở những điểm nào ?
Câu 4: (2 điểm)
Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay.
Câu 5: (3 điểm)
Vẽ và chú thích hình 47.3 – Sơ đồ hệ tuần hoàn của Thỏ.
- Hết -
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1: Cấu tạo ngoài của Thỏ thích nghi với điều kiện sống:
Cơ thể được bao phủ bởi bộ lông mao dày, xốp giúp che chở và giữ nhiệt cho cơ thể (0,5đ)
Chi trước ngắn để đào hang (0,25đ)
Chi sau dài, khỏe giúp bật nhảy xa (0,25đ)
Mũi thính, có lông xúc giác nhạy bén để thăm dò thức ăn và môi trường (0,25đ)
Tai rất thính, có vành tai lớn, dài cử động được theo các phía, định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù. (0,5đ)
Mi mắt cử động được, có lông mi, vừa giữ nước mắt, vừa bảo vệ mắt (0,25đ)
Câu 2: Sự tiến hóa về hình thức sinh sản được thể hiện:
Từ thụ tinh ngoài ( thụ tinh trong (0,5đ)
Từ đẻ nhiều trứng ( đẻ ít trứng ( đẻ con (0,5đ)
Phôi phát triển có biến thái ( phôi phát triển trực tiếp không nhau thai ( phôi phát triển trực tiếp có nhau thai. (0,5đ)
Con non tự kiếm ăn ( con non được bố mẹ chăm sóc. (0,5đ)
Câu 3: Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh:
Qua cây phát sinh thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều loài hoặc ít loài hơn nhánh khác. (1đ)
Câu 4: Những ví dụ cụ thể minh họa về vai trò của Thú:
Cung cấp nguồn dược liệu quý. Ví dụ: nhung (sừng non) của hươu nai, mật gấu,... (0,5đ)
Cung cấp những nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị. Ví dụ: da,lông (hổ, báo), ngà voi, xạ hương, ...(0,5đ)
Làm vật thí nghiệm. Ví dụ: chuột nhắt, khỉ,...(0,25đ)
Là nguồn thực phẩm. Ví dụ: lợn, bò, trâu, thỏ,...(0,25đ)
Một số loài cung cấp sức kéo, phân bón. Ví dụ: Trâu, bò, ngựa,...(0,25đ)
Góp phần tiêu diệt loài gặm nhấm có hại. Ví dụ: Mèo, chồn, cầy,...(0,25đ)
Câu 5:
Vẽ đúng, đẹp ( 0,5đ)
Chú thích mỗi đặc điểm đúng 0,5đ: Não trước, não giữa, tiểu não, hành tủy, tủy sống.
( Hết )
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1: Đặc điểm chung của lớp Thú là:
Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ (0,5đ)
Có bộ lông mao bao phủ cơ thể (0,25đ)
Bộ răng phâm hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm (0,5đ)
Tim 4 ngăn (0,25đ)
Bộ não phát triển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thanh Yên
Dung lượng: 76,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)