1516-kim sơn KSCL dau nam Văn 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Thiên Hương |
Ngày 11/10/2018 |
71
Chia sẻ tài liệu: 1516-kim sơn KSCL dau nam Văn 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT KIM SƠN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 8
ĐẦU NĂM HỌC 2015- 2016
Môn : Ngữ Văn
Thời gian: 90 phút
(Không kề thời gian phát đề)
Câu 1 (2,0 điểm):
Câu đặc biệt trong các câu sau có tác dụng gì?
a) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của Bác Tài Phán từ từ trôi.
b) Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay.
c) “Trời ơi!” cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
d) An gào lên:
– Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
– Chị An ơi
Câu 2 (3,0 điểm):
Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong 2 bài ca dao sau?
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Câu 3 (5,0 điểm):
Giải thích điều nhắn nhủ trong câu ca dao sau:
Nhiễu điều phủ lấy giá giương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
—————– hết ——————–
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN Lớp 8
Câu 1 (2 điểm) – mỗi ý xác định đúng 0.5 đ
a) Xác định thời gian nơi chốn diễn ra sự việc.
b) Liệt kê thông báo sự tồn tại của hiện tượng.
c) Bộc lộ cảm xúc.
d) Gọi đáp.
Câu 2 (2.5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều các khác nhau xong phải đảm bảo các ý sau:
– Bài thứ nhất: là một so sánh đẹp, người con gái đang tuổi mới lớn đầy sức sống tươi trẻ như chẽn lúa đòng đòng đang thời kỳ phát triển đâm trồi nảy lộc dưới ánh nắng hồng. Một vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời, đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. (1.5 điểm)
– Bài thứ hai: Cũng là một hình ảnh so sánh về người con gái với tấm lụa đào nhưng mỏng manh yếu đuối. Câu ca dao gợi lên những thân phận tội nghiệp cay đắng của người phụ nữ, nêu lên sự đồng cảm sâu sắc về nỗi khổ của họ, số phận bị phụ thuộc, chìm nổi (phất phơ giữa chợ nơi mà mọi người tự do buôn bán trao đổi, nơi mà khi đó con người có thể bị coi là hàng hóa để mua bán trao đổi), lênh đênh vô định (vào tay ai? Người tốt người xấu), không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Đồng thời bài ca dao có thể như lời phản kháng về sự bất công thiệt phận của người phụ nữ bình dân trong xã hội cũ. (1.5 điểm)
Câu 3 (5 điểm):
– Bố cục đầy đủ 3 phần:.
– Đúng thể loại văn nghị luận giải thích, có dẫn chứng sinh động lời văn rõ ràng, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp
* Mở Bài : Giới thiệu khái quát nội dung câu tục ngữ. (0.5đ)
* Thân Bài: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ: (4 đ) qua đó ta hiểu ông cha ta muốn nhắn nhủ ta điều gì. Giải thích vì sao ông cha ta lại khuyên chúng ta điều đó. Chứng minh đạo lý mà ông cha ta đã nhắn nhủ qua câu ca dao
+ Sự yêu thương đùm bọc trong gia đình
+ Sự yêu thương giúp đỡ nhau ở ngoài xã hội.
Phê phán những người đi ngược lại đạo lí của dân tộc
* Kết Bài:
Nêu ý nghĩa và bài học trong lời khuyên của ông ta trong câu ca dao (0.5đ)
THAM KHẢO BÀI CỦA HỌC SINH
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 8
ĐẦU NĂM HỌC 2015- 2016
Môn : Ngữ Văn
Thời gian: 90 phút
(Không kề thời gian phát đề)
Câu 1 (2,0 điểm):
Câu đặc biệt trong các câu sau có tác dụng gì?
a) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của Bác Tài Phán từ từ trôi.
b) Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay.
c) “Trời ơi!” cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
d) An gào lên:
– Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
– Chị An ơi
Câu 2 (3,0 điểm):
Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong 2 bài ca dao sau?
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Câu 3 (5,0 điểm):
Giải thích điều nhắn nhủ trong câu ca dao sau:
Nhiễu điều phủ lấy giá giương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
—————– hết ——————–
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN Lớp 8
Câu 1 (2 điểm) – mỗi ý xác định đúng 0.5 đ
a) Xác định thời gian nơi chốn diễn ra sự việc.
b) Liệt kê thông báo sự tồn tại của hiện tượng.
c) Bộc lộ cảm xúc.
d) Gọi đáp.
Câu 2 (2.5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều các khác nhau xong phải đảm bảo các ý sau:
– Bài thứ nhất: là một so sánh đẹp, người con gái đang tuổi mới lớn đầy sức sống tươi trẻ như chẽn lúa đòng đòng đang thời kỳ phát triển đâm trồi nảy lộc dưới ánh nắng hồng. Một vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời, đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. (1.5 điểm)
– Bài thứ hai: Cũng là một hình ảnh so sánh về người con gái với tấm lụa đào nhưng mỏng manh yếu đuối. Câu ca dao gợi lên những thân phận tội nghiệp cay đắng của người phụ nữ, nêu lên sự đồng cảm sâu sắc về nỗi khổ của họ, số phận bị phụ thuộc, chìm nổi (phất phơ giữa chợ nơi mà mọi người tự do buôn bán trao đổi, nơi mà khi đó con người có thể bị coi là hàng hóa để mua bán trao đổi), lênh đênh vô định (vào tay ai? Người tốt người xấu), không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Đồng thời bài ca dao có thể như lời phản kháng về sự bất công thiệt phận của người phụ nữ bình dân trong xã hội cũ. (1.5 điểm)
Câu 3 (5 điểm):
– Bố cục đầy đủ 3 phần:.
– Đúng thể loại văn nghị luận giải thích, có dẫn chứng sinh động lời văn rõ ràng, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp
* Mở Bài : Giới thiệu khái quát nội dung câu tục ngữ. (0.5đ)
* Thân Bài: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ: (4 đ) qua đó ta hiểu ông cha ta muốn nhắn nhủ ta điều gì. Giải thích vì sao ông cha ta lại khuyên chúng ta điều đó. Chứng minh đạo lý mà ông cha ta đã nhắn nhủ qua câu ca dao
+ Sự yêu thương đùm bọc trong gia đình
+ Sự yêu thương giúp đỡ nhau ở ngoài xã hội.
Phê phán những người đi ngược lại đạo lí của dân tộc
* Kết Bài:
Nêu ý nghĩa và bài học trong lời khuyên của ông ta trong câu ca dao (0.5đ)
THAM KHẢO BÀI CỦA HỌC SINH
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thiên Hương
Dung lượng: 11,54KB|
Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)