11 đề kiểm tra hk2

Chia sẻ bởi David Týa | Ngày 17/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: 11 đề kiểm tra hk2 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:


ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
Đưa các vật nhiễn điện cùng loại, khác loại lại gần nhau thì có hiện tượng gì?
Đưa thanh nhựa sẫm màu sau khi cọ xát với vải khô lại gần quả cầu treo trên giá thì thanh nhựa đẩy quả cầu. Hỏi quả cầu nhiễm điện tích gì?
Câu 2:
Thế nào là dòng điện trong kim loại? Phát biểu chiều dòng điện theo qui ước?
Vì sao lõi dây điện thường làm bằng đồng?
Câu 3:
Kể tên các tác dụng chính của dòng điện. Các dụng cụ điện sau đây khi hoạt động đã sử dụng tác dụng nào của dòng điện: cần cẩu điện, máy châm cứu điện.
Muốn mạ vàng cho vỏ chiếc điện thoại, người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện? Vỏ điện thoại nối với cực nào của nguồn điện? Nhúng nó vào dung dịch gì?
Câu 4: Trong mạch điện gia đình người ta thường lắp cầu chì cho mỗi dụng cụ điện.
Cầu chì hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
Khi dòng điện chạy qua mạch quá lớn làm nhiệt độ dây chì nóng lên trên 3270C (3270C là nhiệt độ nóng chảy của chì) thì có hiện tượng gì xảy ra với cầu chì và mạch điện?
Cầu chì có tác dụng gì trong mạch điện?
Câu 5:
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm bộ pin, hai khóa K1 và K2, hai bóng đèn Đ1 và Đ2 sao cho 2 đèn có thể mở, tắt riêng biệt. Dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng diện chạy trong mạch.
Nếu khi khóa K đóng mà 1 trong 2 đèn bị hỏng thì đèn còn lại có sáng không? Vì sao?
----o0o----
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? Vì sao quạt máy khi hoạt động thổi bụi bay đi nhưng sau 1 thời gian ta thấy có bụi bám trên cánh quạt, đặc biệt là mép cánh quạt có nhiều bụi hơn?
Câu 2: Thế nào là chất dẫn điện? Nêu 1 ví dụ về chất dẫn điện và nêu ứng dụng về điện của chất này trong đời sống. Vì sao kim loại dẫn điện tốt?
Câu 3: Kể tên các tác dụng của dòng điện. Để mạ bạc một chiếc nhẫn bằng đồng ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện? Nối nhẫn với cực nào của nguồn điện? Dung dịch để mạ là dung dịch gì?
Câu 4: Khi nào các vật nhiễm điện đặt gần nhau đẩy nhau? Khi chảy tóc, tóc và lược nhựa cọ xát với nhau. Biết lược nhựa nhiễm điện âm, hỏi tóc nhiễm điện gì và khi đó electron truyền từ vật nào sang vật nào?
Câu 5: Có 3 quả cầu A, B, C đều bị nhiễm điện. Biết quả cầu B khi để gần 1 thanh thủy tinh đã cọ xát với vải lụa thì chúng hút nhau. Quả cầu A để gần quả cầu B thì chúng hút nhau. Quả cầu A để gần quả cầu C thì chúng đẩy nhau. Xác định điện tích của mỗi quả cầu (có giải thích).
Câu 6: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 pin nối tiếp, 1 khóa K đóng, dây dẫn, 1 đèn. Biểu diễn chiều dòng điện trong mạch điện.
Câu 7: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ sau gồm: 1 nguồn điện 2 pin, 2 bóng đèn Đ1 và Đ2, 3 công tắc K1, K2, K3 được biểu diễn thành các chữ cái A, B, C, D, E, F. Biết:

Khi K1 đóng, K2 đóng, K3 mở: không có đèn nào sáng.
Khi K1 đóng, K3 đóng, K2 mở: đèn Đ2 sáng.
Khi K2 đóng, K3 đóng, K1 mở: đèn Đ1 sáng.
Vẽ sơ đồ mạch điện có đầy đủ các thiết bị điện và hoạt động theo đúng yêu cầu nêu trên.
----o0o----

ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào?
Nêu một cách phát hiện một vật có thể bị nhiễm điện hay không?
Câu 2:
Nêu qui ước về chiều dòng điện.
So sánh chiều qui ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn.
Câu 3:
Trên vỏ của 1 pin còn mới có ghi 1,5V. Số vôn này cho biết điều gì?
Trên 1 bóng đèn có số ghi 2,5V. Số vôn cho ta biết điều gì?
Câu 4: Đổi đơn vị:
0,375A = ……………………mA
208mA = ……………………A
1,25V = ……………………Mv
500kV = ……………………V
Câu 5: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ bằng khăn bông khô, ta vẫn thấy bụi vải bám vào chúng. Giải thích.
Câu 6:
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 pin nối tiếp, 1 công tắc K, 1 bóng đèn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: David Týa
Dung lượng: 280,48KB| Lượt tài: 55
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)