1011-SINH7-KTHKI-DE CHAN-LTT

Chia sẻ bởi Trương Thị Thu Hà | Ngày 15/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: 1011-SINH7-KTHKI-DE CHAN-LTT thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BŬK
Trường: THCS Lý Tự Trọng
Họ và tên:.............................Lớp:........
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010-2011
Môn: SINH HỌC - LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút.- (Đề chẵn)


A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng nhất ghi vào bài làm
Câu 1. Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
A. Trùng giày B. Trùng biến hình C. Trùng sốt rét D. Trùng roi xanh
Câu 2. Nơi kí sinh của giun đũa là.
A. Tá tràng B. Ruột non C. Ruột già D. Ruột thẳng
Câu 3. Các dạng thân mềm nào ở dưới đây sống ở nước ngọt?
A. Trai, sò B. Sò, mực C. Trai, ốc vặn D. Trai, ốc sên
Câu 4. Các phần phụ có chức năng giữ và xử lý mồi của tôm sông là:
A. Các chân hàm B. Các đôi chân ngực. C. Các đội chân bơi D. Tấm lái
Câu 5. Nhện hoạt động chủ yếu vào thời gian nào?
A. Buổi sáng B. Buổi tối C. Buổi chiều D. Buổi trưa
Câu 6. Trong số các lớp của Chân Khớp, lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất?
A. Giáp xác B. Sâu bọ C. Hình nhện D. Cả 3 lớp trên
B/ PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7: (3 điểm)
1. Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?
2. Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
Câu 8: (2,5 điểm)
1. Nêu hình thức di chuyển và cách sinh sản của giun đất?
2. Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và tại sao có màu đỏ?
Câu 9. (1,5 điểm)
Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?

Bài làm:
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án








B/ PHẦN TỰ LUẬN ………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….

ĐÁP ÁN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011
Môn: SINH HỌC - LỚP 7( Đề chẵn)

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn đúng mỗi phương án được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6

Chọn
D
B
C
A
B
A

 B/PHẦN TỰ LUẬN (7điểm)
Câu 7: (3 điểm)


 1/ Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?

1/2đ
- Sán lá gan đẻ nhiều trứng (Khoảng 4.000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.

1/2đ
- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi.

1/2đ
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc, bám vào cây cỏ, bèo, cây thuỷ sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng trở thành kén sán.

1/2đ
- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.


 2/ Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

1/2đ
- Vì: Trâu, bò nước ta làm việc trong môi trường ngập nước, trong môi trường đó có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.

1/2đ
- Trâu bò nước ta thường uống nước và ăn các cây cỏ từ thiên nhiên có kén sán bám vào ở đó rất nhiều.

.
Câu 8: (2,5 điểm)


1 Nêu hình thức di chuyển và cách sinh sản của giun đất?

1/2đ

* Di chuyển: Nhờ sự chun dãn cơ thể kết hợp với các vòng tơ mà giun đất di chuyển được.


* Sinh sản:

1/2đ
- Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi.

1/2đ
- Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non.



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Thu Hà
Dung lượng: 102,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)