1 Số Đề Thi Vào 10__2012-2013
Chia sẻ bởi Ngô Đức Duy |
Ngày 12/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: 1 Số Đề Thi Vào 10__2012-2013 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI THỬ VÀO 10 THPT LẦN 2
NĂM HỌC: 2012 - 2013
Câu 1: 2 điểm
Cho đoạn văn:
..." Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin người chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ"...
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? của ai?
b. Đoạn văn là lời độc thoại hay đối thoại? lời thoại này được thể hiện trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì?
Câu 2: 1 điểm
..."Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng".....
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Hãy xác định và chỉ rõ biện pháp tu từ có trong khổ thơ trên.
Câu 3: 2 điểm
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 30 dòng trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 4: 5 điểm
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh Thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ LẦN MÔN NGỮ VĂN
Câu 1: 2 điểm
Học sinh trả lời đúng:
- Đoạn văn được trích trong truyện ngắn " Người con gái Nam Xương - tác giả Nguyễn Dữ (0.5điểm)
- Đoạn văn là lời độc thoại của Vũ Nương (0.5điểm)
- Lời thoại được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh: Nàng bị Trương Sinh nghi ngờ, ghen tuông, la mắng, đánh đuổi khiến nàng tuyệt vọng và quyết quên sinh (0.5điểm).
- Qua lời độc thoại nàng muốn khẳng định nết đoan trang, lòng trong trắng và thủy chung của nàng với chồng (0,5 điểm).
Câu 2: 1 điểm
Học sinh xác định đúng và chỉ rõ biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác sử dụng trong khổ thơ: từ thính giác - thị giác - xúc giác.
Câu 3: 0.25 điểm
Mở bài: Dẫn dắt vấn đề - nêu vấn đề nghị luận khi giao tiếp, cần phải biết tế nhị và tôn trọng người khác. Thân bài Giải :
+Tế nhị: tỏ ra khéo léo, nhã nhặn trong quan hệ đối xử, biết nghĩ đến những điểm nhỏ thường dễ bị bỏ qua; trọng: tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hay xúc phạm đến người khác khi giao tiếp (0.25điểm)
+Bàn luận vấn đề Tế nhị và tôn trọng người khác là những phẩm chất cực kì quan trọng trong giao tiếp. Biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp sẽ dẫn đến sự hài hòa, vui vẻ và những kết quả tốt đẹp. Để biết tế nhị và biết tôn trọng người khác đòi hỏi phải có sự từng trải, sâu sắc, tinh tế và được giáo dục kĩ. Phải biết tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại. Phải biết tế nhị với người khác thì mới mong nhận lại được sự tế nhị. Dẫn chứng: đôi khi vì một lời nói thiếu tế nhị hay một thái độ thiếu tôn trọng đối với người khác mà chúng ta phải ray rứt suốt đời (0,75điểm)
+ Phê phán:
Những người tự cao, lỗ mãng, hời hợt, không biết tôn trọng người khác thường dẫn đến những bi kịch đau đớn trong cuộc sống, làm điều gì cũng thất bại (0.25điểm + Mở rộng vấn đề
Có đôi lúc đòi hỏi chúng ta phải can đảm, “thiếu tế nhị” để nói thẳng sự thật dù đó là sự thật xúc phạm và làm đau lòng người khác (0.25điểm
Liên hệ bản thân: Phải biết tự nhắc nhở mình hàng ngày về việc giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác. Văn hóa giao tiếp là một vấn đề quan trọng, cần được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông (0.25điểm) Kết bài (0.25điểm) Giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác là chìa khóa để mang lại thành công và hạnh phúc. Đó là một trong những phẩm chất cần thiết của con người để tạo nên một xã hội có văn hóa, tốt đẹp và văn minh.
Câu 4: 5 điểm
a.
NĂM HỌC: 2012 - 2013
Câu 1: 2 điểm
Cho đoạn văn:
..." Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin người chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ"...
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? của ai?
b. Đoạn văn là lời độc thoại hay đối thoại? lời thoại này được thể hiện trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì?
Câu 2: 1 điểm
..."Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng".....
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Hãy xác định và chỉ rõ biện pháp tu từ có trong khổ thơ trên.
Câu 3: 2 điểm
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 30 dòng trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 4: 5 điểm
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh Thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ LẦN MÔN NGỮ VĂN
Câu 1: 2 điểm
Học sinh trả lời đúng:
- Đoạn văn được trích trong truyện ngắn " Người con gái Nam Xương - tác giả Nguyễn Dữ (0.5điểm)
- Đoạn văn là lời độc thoại của Vũ Nương (0.5điểm)
- Lời thoại được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh: Nàng bị Trương Sinh nghi ngờ, ghen tuông, la mắng, đánh đuổi khiến nàng tuyệt vọng và quyết quên sinh (0.5điểm).
- Qua lời độc thoại nàng muốn khẳng định nết đoan trang, lòng trong trắng và thủy chung của nàng với chồng (0,5 điểm).
Câu 2: 1 điểm
Học sinh xác định đúng và chỉ rõ biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác sử dụng trong khổ thơ: từ thính giác - thị giác - xúc giác.
Câu 3: 0.25 điểm
Mở bài: Dẫn dắt vấn đề - nêu vấn đề nghị luận khi giao tiếp, cần phải biết tế nhị và tôn trọng người khác. Thân bài Giải :
+Tế nhị: tỏ ra khéo léo, nhã nhặn trong quan hệ đối xử, biết nghĩ đến những điểm nhỏ thường dễ bị bỏ qua; trọng: tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hay xúc phạm đến người khác khi giao tiếp (0.25điểm)
+Bàn luận vấn đề Tế nhị và tôn trọng người khác là những phẩm chất cực kì quan trọng trong giao tiếp. Biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp sẽ dẫn đến sự hài hòa, vui vẻ và những kết quả tốt đẹp. Để biết tế nhị và biết tôn trọng người khác đòi hỏi phải có sự từng trải, sâu sắc, tinh tế và được giáo dục kĩ. Phải biết tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại. Phải biết tế nhị với người khác thì mới mong nhận lại được sự tế nhị. Dẫn chứng: đôi khi vì một lời nói thiếu tế nhị hay một thái độ thiếu tôn trọng đối với người khác mà chúng ta phải ray rứt suốt đời (0,75điểm)
+ Phê phán:
Những người tự cao, lỗ mãng, hời hợt, không biết tôn trọng người khác thường dẫn đến những bi kịch đau đớn trong cuộc sống, làm điều gì cũng thất bại (0.25điểm + Mở rộng vấn đề
Có đôi lúc đòi hỏi chúng ta phải can đảm, “thiếu tế nhị” để nói thẳng sự thật dù đó là sự thật xúc phạm và làm đau lòng người khác (0.25điểm
Liên hệ bản thân: Phải biết tự nhắc nhở mình hàng ngày về việc giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác. Văn hóa giao tiếp là một vấn đề quan trọng, cần được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông (0.25điểm) Kết bài (0.25điểm) Giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác là chìa khóa để mang lại thành công và hạnh phúc. Đó là một trong những phẩm chất cần thiết của con người để tạo nên một xã hội có văn hóa, tốt đẹp và văn minh.
Câu 4: 5 điểm
a.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Đức Duy
Dung lượng: 37,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)