1 Đề kiểm tra Chương 2 HH 7

Chia sẻ bởi Lê Xuân Dương | Ngày 16/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: 1 Đề kiểm tra Chương 2 HH 7 thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA CHƯƠNG II ( TIẾT 46) - MÔN HÌNH HỌC 7
Thời gian: 45 phút
Giáo viên ra đề: Lê Xuân Dương
Trường THCS Quang Trung

I. MỤC TIÊU
- Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của HS và vận dụng kiến thức vào giải các bài tập.
- Phát hiện được những sai sót HS thường mắc phải để kịp thời uốn nắn, bổ sung
- Hiểu được những khó khăn của HS đối với mỗi kiến thức trong chương để có phương pháp phù hợp
II. NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Ma trận đề kiểm tra chương II:

Cấp độ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng




Cấp độ thấp
Cấp độ cao


1. Tổng ba góc trong một tam giác

Hiểu được tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800. Tính được số đo của góc.




Số câu Số điểm

2 4


2 4

2. Định lí Py-ta-go và định lí Py-ta-go đảo.
Nhận biết được tam giác có độ dài ba cạnh thỏa mãn đẳng thức
a2 = b2 + c2 là tam giác vuông.




Số câu Số điểm
2 2


2 2

3. Các trường hợp bằng nhau của tam giác, các trường hợp bằng nhau đặc biệt của hai tam giác vuông.


Biết sử dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác để tính được số đo góc, chứng minh được hai đường thẳng song song


Số câu Số điểm


2 4
2 4

Tổng số câu
Tổng số điểm %
2
2 20%
2
4 40 %
2
4 40 %
8
10
100%


2. Nội dung bài kiểm tra
Câu 1: Tam giác có độ dài ba cạnh sau có phải là tam giác vuông không? Vì sao?
a) 3cm, 4cm, 5cm;
b) 4cm, 5cm, 6cm.
Câu 2: Cho tam giác ABC có số đo các góc A, B, C tỉ lệ với 3; 2; 1.
a) Tính số đo các góc của tam giác ABC.
b) Lấy D là trung điểm của AC, kẻ DM ( AC (M ( BC). Chứng minh rằng tam giác ABM là tam giác đều.
Câu 3: Cho tam giác ABC, điểm D thuộc cạnh BC ( D không trùng với B; c). Lấy M là trung điểm của AD. Trên tia đối của tia MB lấy điểm E sao cho ME = MB. Trên tia đối của tia MC lấy điểm F sao cho MF = MC. Chứng minh rằng:
a) AE // BC;
b) Điểm A nằm giữa hai điểm D và E.
3. Đáp án và thang điểm:
Câu 1. Áp dụng định lí Py-ta-go đảo: Nếu a > b, a > c và a2 = b2 + c2 thì tam giác nhận a, b, c làm cạnh sẽ là tam giác vuông.
a) Vì 52 = 42 + 32 nên tam giác có độ dài ba cạnh là 3cm, 4cm, 5cm là tam giác vuông.
b) vì 62 ≠ 42 + 52 nên tam giác có độ dài bà cạnh là 4cm, 5cm, 6cm không là tam giác vuông.
Câu 2: a) Ta có

Vậy 
b) Xét hai tam giác vuông ADM và CDM có MD chung, DA = DC (giả thiết).
Nên ΔADM = ΔCDM (cạnh góc vuông - cạnh góc vuông), suy ra .
Mà .
Tam giác ABM có nên nó là tam giác đều.
Câu 3:
a) Xét hai tam giác AME và DMB có
MA = MD (giả thiết)
(giả thiết)
nên ΔAME = ΔDMB (c.g.c)
suy ra .
Hai góc AEM, DBM ở vị trí so le trong của hai đường thẳng AE và BD bị cắt bởi BE nên AE//BD hay AE//BC.
b) Chứng minh tương tự, ta có
ΔAMF = ΔDMC, suy ra AF // DC và AF = DC.
ΔEMF = ΔBMC, suy ra EF//BC và EF = BC. (1)
Nên AE + AF = DB + DC = BC. (2)
Từ (1) và (2) suy ra AE + AF = EF. Chứng tỏ A nằm giữa E và F.
Biểu điểm: Câu 1: 2 điểm. Câu 2: 4 điểm. Câu 3: 4 điểm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Xuân Dương
Dung lượng: 58,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)