1.chuyen ly asm

Chia sẻ bởi Nguyễn Phúc Thuần | Ngày 14/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: 1.chuyen ly asm thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Sở GD & ĐT HÀ NỘI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN 2011-2012 (150ph)

Bài 1 (2đ)
Người ta thả một miếng hợp kim nhôm và sắt có khối lượng 900g ở 200oC vào trong một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200g chứa 2 lít nước ở 30oC. Ta thấy nhiệt độ hỗn hợp là 40oC. Tính khối lượng của nhôm và sắt có trong miếng hợp kim. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, sắt, đồng và nước lần lượt là 880J/kg.K, 460J/kg.K, 380J/kg.K và 4200J/kg.K. Khối lượng riêng của nước là 100kg/m3. Bỏ qua sự bay hơi của nước và sự mất nhiệt qua môi trường xung quanh.
Bài 2 (1,5đ)
Hai dây điện trở của một bếp điện được mắc song song vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V. Cường độ dòng điện qua dây thứ nhất và dây thứ hai có giá trị lần lượt là 1,5A và 3,5A.
1. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
2. Để công suất của bếp là 1500W, người ta cắt bỏ bớt một đoạn của dây thứ nhất rồi mắc song song lại với dây thứ hai vào nguồn điện nói trên. Xác định điện trở của đoạn dây bị cắt bỏ.
Bài 3 (2,5đ)
Một thanh MN dài l = 60cm, tiết điện đều S = 10cm2, trọng lượng P = 7,2N và có trọng tâm O nằm cách M một đoạn OM = 20cm. Tại hai đầu M, N của thanh MN được treo bằng hai sợi dây mảnh, nhẹ, song song và bằng nhau gắn vào hai điểm cố định.
1. Tính lực căng của mỗi dây khi thanh MN nằm ngang.
2. Đặt một chậu đựng chất lỏng có trọng lượng riêng d = 7500N/m3 rồi cho thanh MN chìm hẳn vào chất lỏng thấy thanh vẫn nằm ngang (Hình 1). Tìm lực căng của mỗi dây khi đó.
3. Thay chất lỏng trong chậu bằng chất lỏng khác có trọng lượng riêng d’. Để thanh MN còn nằm ngang thì giá trị lớn nhất của d’ bằng bao nhiêu?
Bài 4 (1,5đ)
Đặt vật sáng phẳng, nhỏ, có độ cao h, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cho một ảnh rõ nét cao 4cm trên màn ảnh ở sau thấu kính. Giữ vật và màn ảnh cố định di chuyển thấu kính trên trục chính đến gần màn thì thu được ảnh thứ hai rõ nét cao 1cm trên màn. Tìm độ cao h của vật.
Bài 5 (2,5đ)
Cho mạch điện như hình 2.
Các điện trở R1 = R2 = 6Ω, R3 = 4Ω, R4 là một biến trở có thể thay đổi giá trị từ 0 đến rất lớn. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN có giá trị không đổi. Vôn kế và ampe kế đều lý tưởng, khóa K và dây nối có điện trở không đáng kể.
1. Điều chỉnh R4 = 8Ω.
a. Khi khóa K mở, vôn kế chỉ 2V. Tìm UMN.
b. Tìm số chỉ của vôn kế và ampe kế khi khóa K đóng.
2. Đóng khóa K dịch chuyển vị trí con chạy C để biến trở R4 có giá trị tăng dần từ 0. Hãy mô tả sự thay đổi số chỉ của ampe kế.

Bai giai:Do von ke co dien tro vo cung lon nen co the coi dong dien hong qua von ke .Mach dien gom://.Taco:R12=R1+R2=12 om;R34=R3+R4=12 om.
Suy ra:I12=I34=Umn/12.U1=R1.I12=Umn/2;U3=R3.I34=Umn/3.Taco:Uv=U1-U3=Umn/6
Thay Uv=2v vao ta duoc:Umn=12v
B_Khi khoa k dong von ke co dien tro vo cung lon nen co the thao bo;amp eke co dien tro khong dang ken nen co the chap hai diem noi ampeke lai voi nhau.Mach dien gom:nt.Dien tro tuong duong toan mach lla:Rtm=(R1.R3/R1+R3)+(R2.R4/R2+R4)=(6.4/10)+(6.8/14)=204/35 om.Cuong do dong dien mach chinh la:Ic=Umn/Rtm=35/17 ampe.Cuong do odng dien qua R1la:I1=Ic.R3/R1+R3=14/17 ampe.Cuong do dong dien qua dien tro R2la:I2=Ic.R4/R2+R4=20/17 ampe.Cuong do dong dien qua
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phúc Thuần
Dung lượng: 43,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)