: Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Chia sẻ bởi Ông Thị An Trinh |
Ngày 12/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: : Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề bài: Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Bài làm:
Phải nói rằng tác giả không có ý định cho Vũ Nương mang đức tính của một phụ nữ yêu nước hay một mỹ nhân nơi gác tía lầu son .Vũ Nương là người phụ nữ bình dân vốn con kẻ khó có một khát khao bao trùm cả cuộc đời - đó là thú vui nghi gia nghi thất.Nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng “tính đã thùy mị nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp ”.Càng đi sâu vào câu chuyện ta càng thấy vẻ đẹp của nàng được tác giả tập trung thể hiện rõ nét.
Tính cách nhân vật được thể hiện qua từng hoàn cảnh khác nhau. Khi mới về nhà chồng, biết Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, Vũ Nương đã giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Quả là một người vợ tốt, biết giữ trọn lề lối gia phong, biết giữ đạo làm vợ, làm con và hết lòng yêu thương, chăm lo cho hạnh phúc của gia đình.
Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu(…)bay bổng”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Ta thấy rằng: rõ ràng việc Trương Sinh đi lính là một bất hạnh đối với Vũ Nương, nàng mất đi chỗ dựa tinh thần. Với nàng, khát vọng cháy bỏng nhất và cũng rất đỗi bình dị đấy là sự bình yên cho chồng giữa chiến trường khắc nghiệt. Bởi vì sự bình yên cho chồng cũng có nghĩa là sự bình yên cho mái ấm gia đình. Nàng yêu chồng mình tha thiết, dám mạnh dạn bày tỏ tấm chân tình của mình với chồng. Những lời nói của nàng với chồng thể hiện nỗi nhớ nhung nghe sao mà da diết, nồng nàn tình phu thê sâu nặng, không mảy may một chút giả tạo gượng ép nào. Những lời nói ấy thực sự ngân lên từ trái tim của người phụ nữ dành trọn tình yêu thương cho chồng, tràn đầy khát khao mong mỏi về một hạnh phúc gia đình bình dị. Và để đặc tả nỗi nhớ và tấm chân tình này của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã dùng những hình ảnh của ước lệ thể hiệnbao niềm thương nỗi nhớ, bao thổn thức đau đáu của Vũ Nương khi cảm nhận trước được thời gian và không gian phải xa cách chồng như thế nào. Tất cả những cảnh vật hiện ra trước mắt nàng đều làm nàng nhớ đến người chồng của mình. Bao lá thư cũng không thể diễn tả hết được tình cảm của nàng dành cho chồng. Từ đó cho ta thấy Trương Sinh có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc đời của Vũ Nương, và trong trái tim của nàng.
Tâm hồn trong sáng và tấm chân tình da diết cháy bỏng của Vũ Nương đã lay động trái tim của những người chứng kiến, khiến họ “ứa hai hàng lệ” cảm thương cho hoàn cảnh của nàng đồng thời trân trọng, cảm phục tấm lòng, tình yêu thương dành cho chồng của nàng một cách tuyệt đối. Lẽ dĩ nhiên cả người đọc chúng ta nữa làm sao không thể không xúc động trước người một người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn lại luôn bị chồng phòng ngừa quá sức. Nhưng trước cảnh biệt li vợ chồng Vũ Nương lại đau khổ, da diết nhớ thương bởi nếu như Trương Sinh tử trận nơi sa trường, thì đồng nghĩa với việc cướp đi một cách phũ phàng niềm vui nghi gia, nghi thất mà nàng luôn khát khao, cướp đi hạnh phúc mỏng manh mà bấy lâu nay một tay nàng gây dựng.
Cuộc đời của Vũ Nương càng gắn chặt với mái ấm gia đình của nàng hơn khi nàng sinh con. Vũ Nương bây giờ không chỉ gánh trọng trách của một người vợ, của người con dâu mà còn là một người mẹ. Nhưng nàng đã làm tròn vai trò của mình: Một người vợ đảm đang, chung thuỷ, một người mẹ đức hạnh, yêu con, một người con dâu thảo hiền. Với người mẹ chồng, Vũ Nương đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp nặng tình, nặng nghĩa, đã làm được cái điều xưa nay là việc khó đối với các nàng dâu: tận tình chăm sóc, lựa lời khéo léo động viên mẹ lúc mẹ ốm đau,khi mẹ chồng mất thì nàng lo việc ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ của mình. Vì thế nàng đã dành được niềm tin yêu của người mẹ chồng. Chúng ta biết rằng trong xã hội xưa vai vế người phụ nữ trong gia đình thường là thấp hèn
Bài làm:
Phải nói rằng tác giả không có ý định cho Vũ Nương mang đức tính của một phụ nữ yêu nước hay một mỹ nhân nơi gác tía lầu son .Vũ Nương là người phụ nữ bình dân vốn con kẻ khó có một khát khao bao trùm cả cuộc đời - đó là thú vui nghi gia nghi thất.Nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng “tính đã thùy mị nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp ”.Càng đi sâu vào câu chuyện ta càng thấy vẻ đẹp của nàng được tác giả tập trung thể hiện rõ nét.
Tính cách nhân vật được thể hiện qua từng hoàn cảnh khác nhau. Khi mới về nhà chồng, biết Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, Vũ Nương đã giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Quả là một người vợ tốt, biết giữ trọn lề lối gia phong, biết giữ đạo làm vợ, làm con và hết lòng yêu thương, chăm lo cho hạnh phúc của gia đình.
Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu(…)bay bổng”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Ta thấy rằng: rõ ràng việc Trương Sinh đi lính là một bất hạnh đối với Vũ Nương, nàng mất đi chỗ dựa tinh thần. Với nàng, khát vọng cháy bỏng nhất và cũng rất đỗi bình dị đấy là sự bình yên cho chồng giữa chiến trường khắc nghiệt. Bởi vì sự bình yên cho chồng cũng có nghĩa là sự bình yên cho mái ấm gia đình. Nàng yêu chồng mình tha thiết, dám mạnh dạn bày tỏ tấm chân tình của mình với chồng. Những lời nói của nàng với chồng thể hiện nỗi nhớ nhung nghe sao mà da diết, nồng nàn tình phu thê sâu nặng, không mảy may một chút giả tạo gượng ép nào. Những lời nói ấy thực sự ngân lên từ trái tim của người phụ nữ dành trọn tình yêu thương cho chồng, tràn đầy khát khao mong mỏi về một hạnh phúc gia đình bình dị. Và để đặc tả nỗi nhớ và tấm chân tình này của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã dùng những hình ảnh của ước lệ thể hiệnbao niềm thương nỗi nhớ, bao thổn thức đau đáu của Vũ Nương khi cảm nhận trước được thời gian và không gian phải xa cách chồng như thế nào. Tất cả những cảnh vật hiện ra trước mắt nàng đều làm nàng nhớ đến người chồng của mình. Bao lá thư cũng không thể diễn tả hết được tình cảm của nàng dành cho chồng. Từ đó cho ta thấy Trương Sinh có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc đời của Vũ Nương, và trong trái tim của nàng.
Tâm hồn trong sáng và tấm chân tình da diết cháy bỏng của Vũ Nương đã lay động trái tim của những người chứng kiến, khiến họ “ứa hai hàng lệ” cảm thương cho hoàn cảnh của nàng đồng thời trân trọng, cảm phục tấm lòng, tình yêu thương dành cho chồng của nàng một cách tuyệt đối. Lẽ dĩ nhiên cả người đọc chúng ta nữa làm sao không thể không xúc động trước người một người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn lại luôn bị chồng phòng ngừa quá sức. Nhưng trước cảnh biệt li vợ chồng Vũ Nương lại đau khổ, da diết nhớ thương bởi nếu như Trương Sinh tử trận nơi sa trường, thì đồng nghĩa với việc cướp đi một cách phũ phàng niềm vui nghi gia, nghi thất mà nàng luôn khát khao, cướp đi hạnh phúc mỏng manh mà bấy lâu nay một tay nàng gây dựng.
Cuộc đời của Vũ Nương càng gắn chặt với mái ấm gia đình của nàng hơn khi nàng sinh con. Vũ Nương bây giờ không chỉ gánh trọng trách của một người vợ, của người con dâu mà còn là một người mẹ. Nhưng nàng đã làm tròn vai trò của mình: Một người vợ đảm đang, chung thuỷ, một người mẹ đức hạnh, yêu con, một người con dâu thảo hiền. Với người mẹ chồng, Vũ Nương đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp nặng tình, nặng nghĩa, đã làm được cái điều xưa nay là việc khó đối với các nàng dâu: tận tình chăm sóc, lựa lời khéo léo động viên mẹ lúc mẹ ốm đau,khi mẹ chồng mất thì nàng lo việc ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ của mình. Vì thế nàng đã dành được niềm tin yêu của người mẹ chồng. Chúng ta biết rằng trong xã hội xưa vai vế người phụ nữ trong gia đình thường là thấp hèn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ông Thị An Trinh
Dung lượng: 27,93KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)