(NGỮ VĂN 8) Đề cương ôn tập HK II năm học 2015-2016

Chia sẻ bởi nguyễn văn phúc | Ngày 11/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: (NGỮ VĂN 8) Đề cương ôn tập HK II năm học 2015-2016 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II MÔN NGỮ VĂN 8(2015-2016)
I, Văn Bản:
 Học thuộc lòng bài thơ: Nhớ Rừng, Quê Hương, Tức Cảnh Pác Bó, Ngắm Trăng, Đi Đường.
* Hiểu, cảm nhận, phân tích được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các văn bản: Chiếu Dời Đô, Hịch Tướng Sĩ, Nước Đại Việt Ta, Bàn Luận Về Phép Học.
-Mục đích của việc học: là để làm người
-Quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập:
Việc học phải được phổ biến rộng khắp nơi; việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản; tuần tự tiến lên từ thấp đến cao; học rộng nhưng phải nắm cho chắc; học đi đôi với hành.
STT
Tên VB
Tác giả
T. loại
 Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật

 1
Chiếu dời đô( Thiên đô chiếu )
Lí Công Uẩn( Lí Thái Tổ )
(974-1028)
Chiếu- nghị luận TĐ
-Chữ Hán
Phản ánh khát vọng của ND về một đất nước độc lập, thống nhất, ý chí tự cường của DT Đại Việt trên đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, LL giàu thuyết phục, hài hoà tình, lí.

 2
Hịch tướng sĩ( Dự chu tỳ tướng hịch văn)
Trần .Q.Tuấn
( 1231- 1300)
Hịch- chữ Hán
NLTĐ
Tinh thần yêu nước nồng nàn của DT ta trong cuộc KC chống Mông- Nguyên, thể hiện qua lòg căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù, trên cơ sở PP khuyết điểm của tì tướng, khuyên bảo họ học tập binh thư, rèn quân để đánh giặc
LL chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn đanh thép, tình cảm thống thiết...

 3
Nước Đại Việt ta (Trích BNĐC)
Nguyễn Trãi ( 1380-
Cáo- chữ Hán NLTĐ
ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập : Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định thất bại.
LL chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực.

 4
Bàn luận về phép học( Luận học pháp )
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
( 1723- 1804 )
Tấu- chữ Hán NLTĐ
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có PP, theo điều học mà làm.( hành)
LL chặt chẽ, luận cứ rõ ràng.

II, Tiếng Việt:
Nêu được khái niệm, đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật, cầu khiến, nghi vấn, phủ định.


1.
Câu nghi vấn


* Câu nghi vấn là câu: - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
* Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
*Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời .

2.
Câu cầu khiến
* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

3.
Câu cảm thán
* Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.


4.
Câu trần thuật
* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,..
- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
* Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Đây là kiểu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn văn phúc
Dung lượng: 66,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)