Yủyy

Chia sẻ bởi Trần Đức Duy | Ngày 13/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: yủyy thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:


Néi dung tËp huÊn

Tµi liÖu

GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH - VĂN MINH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HÀ NỘI

DÀNH CHO GIÁO VIÊN
LỚP 5

Hà Nội, ngày 12, 13 tháng 03 năm 2011
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
I. KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 5
Tài liệu (có tính chất chuyên đề ngoại khóa) được dạy vào các tiết Hoạt động tập thể, 1 – 2 tiết/tuần, thực hiện trong 10 tiết.
+ Tiết 1 – Hướng dẫn HS mục tiêu chung của tài liệu cấp TH, cập nhật những ý chính của các bài trong tài liệu lớp 1, 2, 3, 4
+ Tiết 2 – Nội dung dạy học Bài 1, Lớp 5
+ Tiết 3 – Nội dung dạy học Bài 2, Lớp 5
+ Tiết 4 – Nội dung dạy học Bài 3, Lớp 5
+ Tiết 5 – Nội dung dạy học Bài 4, Lớp 5
+ Tiết 6 – Nội dung dạy học Bài 5, Lớp 5
+ Tiết 7 – Nội dung dạy học Bài 6, Lớp 5
+ Tiết 8 – Nội dung dạy học Bài 7, Lớp 5
+ Tiết 9 – Nội dung dạy học Bài 8, Lớp 5
+ Tiết 10 – Tổng kết
II. NỘI DUNG DẠY HỌC LỚP 5
1. Nội dung dạy học được thống nhất và bổ sung (không trùng lặp) cho các môn Tiếng Việt, Đạo đức, Hoạt động tập thể,… đang thực hiện trong trường Tiểu học.
- Tài liệu cung cấp cho học sinh những kiến thức mới mà Đạo đức chưa nói đến ở các chủ đề: ứng xử
- Tài liệu quan tâm đến 3 mặt: kiến thức, hình thành hành vi và thái độ tình cảm. Trong đó đặc biệt coi trọng việc hình thành hành vi thanh lịch, văn minh cho học sinh lớp 5.
- Dạy học sinh những kiến thức, kĩ năng thanh lịch, văn minh trong cuộc sống nhưng chú trọng đến khía cạnh văn hóa của hành vi là chủ yếu.
- Hình thành những hành vi thanh lịch, văn minh qua các ví dụ cụ thể ở từng bài.
- Nội dung các bài trong tài liệu gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em lớp 5.
II. NỘI DUNG DẠY HỌC LỚP 5

2. Lớp 5 được biên soạn 8 bài, nội dung xoay quanh chủ đề ứng xử.
Bài 1 – Kính trọng người lớn tuổi
Bài 2 – Thân thiện với bạn bè, nhường nhịn em nhỏ
Bài 3 – Thương người như thể thương thân
Bài 4 – Tôn trọng người lao động
Bài 5 – Thăm khu di tích
Bài 6 – Em yêu thiên nhiên
Bài 7 – Tham gia giao thông
Bài 8 – Đi mua đồ dùng

* Các bài trong chủ đề ứng xử ở Lớp 5 được biên soạn theo nguyên tắc đồng tâm và tiệm tiến (đồng tâm trong ba cấp học và tiệm tiến trong cấp Tiểu học).

L?P 7

B�i 1: GIAO TI?P, ?NG X? TRONG GIA Dinh
B�i 2: GIAO TI?P, ?NG X? TRONG NH� TRU?NG
B�i 3: GIAO TI?P, ?NG X? NGO�I X� H?I


Lớp 8

B�i 1: ứng xử với môI trường tự nhiên
Bài 2: ứng xử khi tham gia giao thông
Bài 3: ứng xử với các di tích, danh thắng


Lớp 10

B�i 4: NGU?I H� N?I ?NG X? THANH L?CH, VAN MINH
III. NỘI DUNGTỪNG BÀI CỤ THỂ: (Quan sát theo nội dung SGK)

Bài 1: KÍNH TRỌNG NGƯỜI LỚN TUỔI

1.Học sinh nhận thấy cần ứng xử thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi.

2. Học sinh có kĩ năng :
- Thưa gửi, chào hỏi lễ phép, lời nói đúng mực, nét mặt thân thiện, cởi mở khi giao tiếp với người lớn tuổi.
- Cảm ơn, xin lỗi đúng lúc với thái độ chân thành. Đưa và nhận bằng hai tay.
- Biết chỉ đường, xách giúp đồ, nhường chỗ, giúp đỡ sang đường,...

3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi.
III. NỘI DUNGTỪNG BÀI CỤ THỂ: (Quan sát theo nội dung SGK)

Bài 2: THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ

1. Học sinh nhận thấy cần thân thiện với bạn bè, nhường nhịn với em nhỏ.

2. Học sinh có kĩ năng
- Biết cách chia sẻ, nhường nhịn đồ chơi, đồ dùng học tập,… với bạn bè, em nhỏ.
- Quan tâm, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ đúng lúc, đúng chỗ.
- Biết biểu hiện tình cảm quý mến một cách chân thành.

3. Học sinh chủ động ứng xử thân thiện với bạn bè và nhường nhịn em nhỏ.
III. NỘI DUNGTỪNG BÀI CỤ THỂ: (Quan sát theo nội dung SGK)

Bài 3:THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN

1. Học sinh nhận thấy cần biết cách ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.

2. Học sinh có kĩ năng :
- Chào hỏi lễ phép, thân thiện khi giao tiếp với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với những việc làm cụ thể, vừa sức với mình.
- Biết cách ứng xử tế nhị tránh làm tổn thương.

3. Học sinh chủ động thể hiện thái độ ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn ở mọi nơi, mọi lúc.
III. NỘI DUNGTỪNG BÀI CỤ THỂ: (Quan sát theo nội dung SGK)


Bài 4: TÔN TRỌNG NGƯỜI LAO ĐỘNG


1. Học sinh nhận thấy cần ứng xử tế nhị, tôn trọng người lao động trong xã hội như bác lao công, bảo vệ, người giúp việc, …

2. Học sinh có kĩ năng :

- Chào hỏi lễ phép, thân thiện khi giao tiếp với người lao động.
- Biết tôn trọng thành quả của người lao động qua các hành động cụ thể.

3. Học sinh ứng xử tế nhị, tôn trọng người lao động xung quanh mình.
III. NỘI DUNGTỪNG BÀI CỤ THỂ: (Quan sát theo nội dung SGK)


Bài 5 THĂM KHU DI TÍCH

1. Học sinh nhận thấy cần thực hiện đúng quy định trong các khu di tích lịch sử.

2. Học sinh có kĩ năng :

- Tìm hiểu và thực hiện theo quy định khi thăm khu di tích.
- Biết cách gìn giữ, tự hào và phát huy giá trị văn hóa của khu di tích.

3. Học sinh chủ động thực hiện đúng quy định với thái độ lịch thiệp khi tới các khu di tích lịch sử.
III. NỘI DUNGTỪNG BÀI CỤ THỂ: (Quan sát theo nội dung SGK)


Bài 6: EM YÊU THIÊN NHIÊN


1. Học sinh nhận thấy cần phải bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường thiên nhiên.

2. Học sinh có kĩ năng :

- Hiểu giá trị của môi trường thiên nhiên.
- Thực hiện những việc làm góp phần bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường thiên nhiên.

3. Học sinh tích cực thực hiện những việc làm bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường thiên nhiên ở mọi nơi, mọi lúc.
III. NỘI DUNGTỪNG BÀI CỤ THỂ: (Quan sát theo nội dung SGK)

Bài 7 : THAM GIA GIAO THÔNG

1. Học sinh nhận thấy cần tham gia giao thông với thái độ thân thiện, tích cực.

2. Học sinh có kĩ năng :

- Đi bộ đúng luật giao thông (đi trên hè phố hoặc đi gọn vào lề đường bên phải).
- Nhường chỗ cho cụ già, em nhỏ, phụ nữ mang thai và không chen lấn xô đẩy trên các phương tiện công cộng.
- Biết xin lỗi khi va chạm vào người khác và biết cảm ơn khi nhận được sự nhường nhịn, giúp đỡ của mọi người.
- Có ý thức giúp đỡ những người tham gia giao thông gặp sự cố trong điều kiện có thể.

3. Hócinh luôn chủ động thực hiện đúng luật giao thôngvà có thái độ thân thiện, tích cực khi tham gia giao thông.
III. NỘI DUNGTỪNG BÀI CỤ THỂ: (Quan sát theo nội dung SGK)

Bài 8: ĐI MUA ĐỒ DÙNG

1. Học sinh nhận thấy khi đi mua đồ dùng, cần thực hiện đúng quy định của cửa hàng với thái độ lễ phép, thân thiện.

2. Học sinh có kĩ năng:

- Tìm hiểu và thực hiện đúng quy định của các cửa hàng (vào siêu thị, cần gửi đồ vào tủ, xếp hàng lần lượt, không chen lấn, ...).
- Khi lựa chọn đồ dùng, không làm hỏng, làm bẩn hoặc thay đổi vị trí.
- Biết tôn trọng người bán hàng và những người xung quanh.

3. Học sinh chủ động ứng xử thanh lịch, văn minh khi đi mua đồ dùng.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Cách trình bày nội dung bài học mang tính chất nêu ví dụ, hiện tượng đúng, sai, gợi ý tìm cách thực hiện đúng rồi làm theo lời khuyên, chủ yếu là định hướng thực hiện hành vi đúng, kết hợp với hướng dẫn hành vi ở mức độ đơn giản.
- Phương pháp dạy học được vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp truyền thống như kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, sử dụng đồ dùng trực quan, … và các phương pháp dạy học hiện đại như đóng vái, xử lí tình huống,…
- Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh cho học sinh lớp 5 chỉ đạt hiệu quả khi học sinh hưng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy-học. Do đó, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu từng bài, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, trường, địa phương mà thiết kế tiết học thành các hoạt động phù hợp; tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm, thói quen trong nếp sống thanh lịch – văn minh đã có để tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới. Nội dung của SGV chỉ là một gợi ý.
- Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh cho học sinh lớp 5 phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh. Các truyện kể, tấm gương sử dụng để giúp các em thực hiện nếp sống TL-VM phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực.

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC NẾP SỐNG
THANH LỊCH – VĂN MINH

- Đánh giá kết quả việc thực hiện nếp sống thanh lịch – văn minh của học sinh phải toàn diện về tất cả các mặt: kiến thức, thái độ, kĩ năng và hành vi ứng xử của các em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
- Hình thức đánh giá là nhận xét.
- Đánh giá hành vi của học sinh phải kết hợp giữa tự đánh giá của học sinh với đánh giá của tập thể học sinh, của giáo viên, của cha mẹ học sinh và của cộng đồng nơi ở.

VI. GIỚI THIỆU MỘT BÀI CỤ THỂ

Bài 1 : Kính trọng người lớn tuổi

III. NỘI DUNGTỪNG BÀI CỤ THỂ: (Quan sát theo nội dung SGK)

Bài 1: KÍNH TRỌNG NGƯỜI LỚN TUỔI
Mục tiêu:
1. Học sinh nhận thấy cần ứng xử thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi.

2. Học sinh có kĩ năng :
- Thưa gửi, chào hỏi lễ phép, lời nói đúng mực, nét mặt thân thiện, cởi mở khi giao tiếp với người lớn tuổi.
- Cảm ơn, xin lỗi đúng lúc với thái độ chân thành. Đưa và nhận bằng hai tay.
Biết chỉ đường, xách giúp đồ, nhường chỗ, giúp đỡ sang đường,...

3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi.
V. GIỚI THIỆU MỘT BÀI CỤ THỂ

Bài 1: KÍNH TRỌNG NGƯỜI LỚN TUỔI
Cấu trúc : gồm 3 phần
1. Đọc truyện :
Mục đích : Giúp học sinh nhận thấy đốivới người lớn tuổi cần thể hiện sự kính trọng.
2. Trao đổi, thực hành
Mục đích : Giúp học sinh có được các kĩ năng như
– Thưa gửi chào hỏi lễ phép, lời nói đúng mực, nét mặt thân thiện, cởi mở.
– Cảm ơn, xin lỗi đúng lúc với thái độ chân thành. Đưa và nhận bằng hai tay.
– Biết chỉ đường, xách giúpđồ, nhường chỗ....
3. Lời khuyên
Mục đích : Giúp học sinh khái quát lại những kĩ năng cần thiết để thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi.
Tiến trình tiết dạy:

+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài

+ Hoạt động 2: Nhận xét hành vi

+ Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến

+ Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành

+ Hoạt động 5: Trao đổi, thực hành

+ Hoạt động 6: Tổng kết bài
V. GIỚI THIỆU MỘT BÀI CỤ THỂ

Bài 1: KÍNH TRỌNG NGƯỜI LỚN TUÔI
VII. PHÂN CÔNG SOẠN BÀI:

Từ bài 1 – Bài 8 Sách lớp 5:
Chia thời gian: 2 buổi
Buổi 1:
Buổi 2:




XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đức Duy
Dung lượng: 851,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)