Yên Lạc Vĩnh Phúc l3 2017

Chia sẻ bởi Lê Phước Duy | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Yên Lạc Vĩnh Phúc l3 2017 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Mời Bạn Ghé Qua www.LePhuoc.com để tải về nhiều đề
miễn phí file word

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút


Câu 1: Cho phép lai P: AaBBdd x AabbDD. Ở F1, tỉ lệ cá thể mang 2 alen trội là
A.  B.  C.  D. 
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về quá trình phiên mã.
A. Ở sinh vật nhân thực, sau khi kết thúc quá trình phiên mã sẽ diễn ra quá trình dịch mã luôn.
B. Đoạn ADN mà enzim ARN polimeraza vừa trượt qua sẽ trở lại trạng thái xoắn kép bình thường.
C. Trình tự nucleotit của vùng kết thúc của gen báo hiệu cho enzim ARN polimeraza thoát khỏi gen. 
D. Ở sinh vật nhân sơ, mARN được tạo ra đượ trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.
Câu 3: Cơ quan tương tự
A. thể hiện tính chọn lọc có hướng của chọn lọc tự nhiên.
B. thể hiện chọn lọc tự nhiên thực hiện chủ yếu theo hướng phân li tính trạng.
C. thể hiện tính thống nhất của sinh giới.
D. có chủ yếu ở động vật.
Câu 4: Một người đàn ông mang nhóm máu A và một người phụ nữ mang nhóm máu B có thể có các con với kiểu hình nào?
A. máu A, B, AB hoặc O B. chỉ máu A hoặc máu B.
C. máu AB hoặc máu O D. máu A, B hoặc O.
Câu 5: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 190cm. Cây cao 160cm có kiểu gen:
A. aaBbDdEe ; AaBbddEe B. Aabbddee ; aabbddEe
C. AAbbddee ; AabbddEe  D. AaBbDdEe ; AabbDdEe
Câu 6: Đột biến được ứng dụng để làm tăng hoạt tính của enzym amilaza dùng trong công nghiệp sản xuất bia là đột biến:
A. Lặp đoạn NST B. Chuyển đoạn NST C. Mất đoạn NST D. Đảo đoạn NST.
Câu 7: Một gen có chiều dài 4080 , một đột biến xảy ra ở khoảng cặp nucleotit 600 – 700. Gen sau đột biến tiến hành quá trình tổng hợp protein, phân tử protein hoàn thiện sau tổng hợp có 320 aa. Giải thích nào sau đây là ĐÚNG.
A. Đột biến thay thế cặp nucleotit làm xuất hiện bộ ba kết thúc.
B. Đột biến mất cặp nucleotit dẫn đến xuất hiện bộ ba kết thúc.
C. Đột biến làm đứt mạch ADN.
D. Đột biến làm cho mạch mARN bị cuộn lại làm riboxom đọc nhầm.
Câu 8: Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là
A. Biến dị tạo ra hội chứng Claiphentơ ở người.
B. Biến dị tạo ra hội chứng Đao ở người.
C. Biến dị tạo ra thể mắt trắng ở ruồi giấm
D. Biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm.
Câu 9: Một nhóm tế bào sinh dục của một loài có kiểu gen  giảm phân. Trong đó có một số tế bào chỉ rối loạn giảm phân II, một số tế bào chỉ rối loạn giảm phân I và một số tế bào giảm phân bình thường. Số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra là
A. 6 B. 7 C. 5 D. 4
Câu 10: Bằng kỹ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác cùng loài để tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau. Kĩ thuật này được gọi là
A. nhân bản vô tính B. lai tế bào. C. cấy truyền phôi D. kĩ thuật gen.
Câu 11: Hội chứng Đao - hội chứng gây ra do đột biến số lượng NST - thường gặp ở người vì
A. cặp NST 21 bé và mang ít gen nên thể ba gây ra ít biến đổi trong cân bằng của hệ gen.
B. cặp NST 21 bé nên không được ưu tiên trong phân bào.
C. rối loạn giảm phân thường gặp ở cặp 21.
D. thể ba của các cặp NST khác không gây ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể nên không biểu hiện.
Câu 12: Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phước Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)