Y DO THAM DOC CUA TRUNG QUOC

Chia sẻ bởi Sống Là Vậy Xxxxxxx | Ngày 27/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Y DO THAM DOC CUA TRUNG QUOC thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ý đồ chiến lược
của Trung Quốc
ý đồ chiến lưưược
của Trung Quốc




                                                                                                                                                                                                                                                                                                              
Khung cảnh buổi lễ phi pháp của Trung Quốc ngày 24.7 - Ảnh: Hoàn Cầu
Ngày 24.7, Trung Quốc ngang nhiên tổ chức lễ thành lập TP.Tam Sa, bất chấp dư luận và pháp luật. Theo Tân Hoa xã, buổi lễ phi pháp này diễn ra vào lúc 10 giờ 40 (giờ địa phương) trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong đó, bảng tên các “cơ quan hành chính Tam Sa” như hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân... lần lượt được trưng lên. Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam La Bảo Minh ngang ngược tuyên bố rằng Tam Sa được thành lập để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam) cùng các vùng biển lân cận ở biển Đông.
Đây là hành động mới nhất trong hàng loạt động thái của Trung Quốc nhằm cố tình chính thức hóa TP.Tam Sa. Nước này đã tổ chức bầu cử phi pháp để chọn ông Tiêu Kiệt làm “Thị trưởng TP.Tam Sa” và ông Phù Tráng giữ chức “Chủ tịch Ủy ban Thường vụ HĐND Tam Sa”, theo Tân Hoa xã. Ông Phù xuất thân từ giới quân sự, từng làm Phó tổng tham mưu trưởng Quân khu Hải Nam. Điều này cho thấy Trung Quốc có thể đang tìm cách quân sự hóa các khu vực chiếm đóng trái phép, nhất là sau khi Bắc Kinh thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm.
Ngay trong ngày 24.7, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã có công hàm phản đối gửi tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị khẳng định việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” và triển khai các hoạt động nói trên đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và hoàn toàn vô giá trị. Chúng trái ngược với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao 2 nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10.2011. Hành động của Trung Quốc đồng thời đi ngược tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), khiến tình hình biển Đông thêm phức tạp. Theo ông Lương Thanh Nghị, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hoạt động sai trái nêu trên.
Cùng ngày, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Văn Hữu Chiến và Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng ra tuyên bố nêu rõ chính quyền, nhân dân TP.Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa một lần nữa hết sức lo ngại và bất bình trước các hành động phi pháp của Trung Quốc và khẳng định chúng không thể làm thay đổi  thực tế 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Cũng trong hôm qua, Bộ Ngoại giao Philippines triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Manila để phản đối các hoạt động tại “TP.Tam Sa”, theo AFP.
Hải giám Tam Sa xâm phạm Hoàng Sa
01/08/2012 3:15
Sự hai mặt trong chính sách của Trung Quốc tại biển Đông lại bộc lộ rõ qua những tuyên bố và hành động mới nhất.  
Báo chí Trung Quốc, bao gồm cả chuyên trang Tam Sa của Tân Hoa xã, ngày 31.7 dẫn thông báo của Cục Hải dương quốc gia nước này ngang nhiên công bố sẽ tung đội tàu hải giám từng hòn đảo không người ở tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo đó, chi đội hải giám của cái gọi là TP.Tam Sa có nhiệm vụ “giám sát, quản lý những hành vi khai thác, nuôi trồng và du lịch trái quy định” trong vòng 2 tuần. Ngoài ra, “chính quyền Tam Sa” cũng đã hoàn tất kiểm tra các điểm cơ sở trên nhiều đảo ở Hoàng Sa, xác định hiện trạng của một số đảo san hô.
Cùng ngày, Tân Hoa xã ngày 31.7 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố nước này “phản đối can thiệp quân sự vào tranh chấp” trên biển Đông và “sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực”. Nhưng ông Cảnh lại “tự vả mồm” khi ngang ngược tuyên bố Trung Quốc có quyền và đã triển khai hệ thống tuần tra trực chiến trên biển Đông để “bảo vệ chủ quyền”. Phát ngôn viên này còn nói “đồn quân sự Tam Sa”, đặt trên đảo Phú Lâm của Việt Nam, có nhiều nhiệm vụ khác nhau liên quan tới “quốc phòng, an ninh cho Tam Sa cũng như cứu trợ thiên tai”.
Thực chất, cái gọi là TP.Tam Sa được thành lập phi pháp với ý đồ quản lý cả Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Những hành động của Trung Quốc liên quan tới Tam Sa đã bị nhiều bên, bao gồm cả những phía không liên quan đến tranh chấp, chỉ trích dữ dội. Những tuyên bố và động thái nói trên một lần nữa vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong một diễn biến khác, Philippines ngày 31.7 chính thức nhận đăng ký đấu thầu 3 lô khí đốt tại biển Đông, trong đó có 2 lô gần bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa, theo Bloomberg. Bãi Cỏ Rong là nơi thường xảy ra va chạm giữa tàu Trung Quốc và tàu Philippines trong thời gian qua. Manila hy vọng sẽ thu hút được sự chú ý của các tập đoàn nước ngoài trong đợt mở thầu vào ngày 31.7. Trong đó, có những cái tên đáng chú ý như Nido Petroleum (Úc), Repsol (Tây Ban Nha), GDF Suez (Pháp) và Eni (Ý). Tuy nhiên, chưa rõ những tập đoàn trên có ý định tham gia đấu thầu những lô dầu đang trong vùng tranh chấp hay không.


Tầu sân bay đầu tiên của Trung Quốc
Tầu ngầm lớp tấn của Trung Quốc
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120801/hai-giam-tam-sa-xam-pham-hoang-sa.aspx
http://tuoitre.vn/The-gioi/500843/ARF-day-song-bien-Dong.html
http://tuoitre.vn/The-gioi/504404/TQ-dua-tau-khung-ra-bien-%E2%80%9Ctho-duoi-xam-luoc%E2%80%9D.html
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/504613/9000-tau-ca-Trung-Quoc-danh-ca-o-bien-Dong.html
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/08/9-000-tau-trung-quoc-se-danh-ca-o-bien-dong/
TS Hồng nói: “Tôi mua được bản đồ cách đây hơn 40 năm với giá hơn một tháng lương. Hiện nay, bản đồ có thể bán được với giá cao, tuy nhiên tôi quyết định tặng nó cho bảo tàng. Tấm bản đồ mang giá trị pháp lý lớn này chứng tỏ chủ quyền của chúng ta trên biển Đông. Giá trị pháp lý này được chính vua nhà Thanh đã chứng minh điều đó. Bản đồ được thực hiện theo cách làm bản đồ phương Tây với đầy đủ kinh, vĩ tuyến”.
PGS-TS Trần Đức Cường, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học xã hội, cho biết: “Hiện vật lịch sử này là minh chứng khách quan cho chủ quyền quốc gia trên biển Đông của nước ta”.
Cùng ngày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng khai trương phòng trưng bày văn hóa Óc Eo - Phù Nam, trưng bày chuyên đề Cổ vật Việt Nam và nhận tủ sách hiến tặng của GS Chương Thâu, Viện Sử học cùng cổ vật của một số cá nhân trong Hội Cổ vật UNESCO.


Sáng qua (25.7), TS Mai Hồng đã hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”. Theo tấm bản đồ của chính người Trung Quốc này, đảo Hải Nam là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc, chứng minh các quần đảo ở biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Tấm bản đồ xuất bản tại Thượng Hải năm 1905 và tái bản năm 1910 được vẽ và ấn hành vào cuối triều Thanh. Phía trên tấm bản đồ có một văn bản bằng Hán tự cổ khoảng 600 chữ nói về quá trình thực hiện bản đồ này. Văn bản cho thấy bản đồ là phản ánh nhận thức đương thời của người Trung Quốc, quan chức, học giả đối với cương giới, lãnh thổ Trung Quốc thời điểm đó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Sống Là Vậy Xxxxxxx
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)