Xuandieu_voivangsong_voivangyeu.

Chia sẻ bởi Trần Thị Hoàng Mai | Ngày 26/04/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: xuandieu_voivangsong_voivangyeu. thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Đề Tài: Xuân Diệu-“Vội Vàng sống – Vội Vàng yêu” 2010 – 2011

Yêu là một cái gì đó rất trừu tượng, chưa một ai, chưa một con người tài hoa nào có thể định nghĩa chính xác về tình yêu.Vì thế mà, Xuân Diệu từng khẳng định:
“Mấy ai định nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”
Xuân Diệu còn nói: “Yêu là chết ở trong lòng một ít”. Yêu phải chăng là đau khổ, là âm thầm chấp nhận những đau thương hay nức nở khi người yêu phụ bạc. Với Xuân Diệu tình yêu là đẹp nhất, tình yêu gắn liền với hạnh phúc và tình yêu ấy luôn là cảm xúc chủ đạo ngự trị trong tâm hồn ông, biến ông trở thành một con người sống trong tình yêu và chết cũng trong tình yêu. Yêu cái lãng mạn, yêu cái hờn giận dễ thương, yêu thiên nhiên đầy mộng đẹp hay yêu chính cuộc sống mà mình đang có. Tất cả, tất cả đã đựơc hội ngộ trong một cao trào nghệ thuật của “Vội Vàng”.
Đến với thơ tình Xuân Diệu, dù rằng tôi là một người chưa yêu nhưng chàng trai trẻ ấy đã giúp tôi thử một lần chạm vào điều đó. Ấy là cái cớ mà hôm nay tôi được sự uỷ quyền của ông hoàng thơ tình yêu mang đến cho người nghe một cái nhìn tích cực về tình yêu và hi vọng rằng mọi người sẽ thưởng thức nó bằng chính trái tim chân thành và lòng yêu nghệ thuật.
Mùa xuân luôn là một đề tài mới mẻ và hấp dẫn nhiều tâm hồn khao khát được giao cảm với đời như Xuân Diệu. Mùa xuân có một vẻ đẹp thanh sơ, dịu nhẹ làm rung động và say đắm bao trái tim con người. Chính không gian trữ tình ấy đã gợi bao suy nghĩ về con người, về cuộc sống. Trước đây, Nguyễn Du đã từng có những vần thơ trác tuyệt về mùa xuân. “Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng có chung nguồn mạch cảm xúc đó và viết nên những vần thơ “ửng hồng sắc xuân”.
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió đưa tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang”
“Vội vàng” đựơc khơi nguồn cảm hứng từ mùa xuân. Mặc dù cảm hứng không mới nhưng bài thơ đã tìm được một hướng đi mới: mới ở cách thể hiện và cường độ cảm xúc. “Vội vàng” không bắt đầu bằng những hình ảnh của mùa xuân mà bắt đầu bằng niềm khao khát, say mê đối với thiên nhiên và cuộc sống.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Xuân Diệu không hề che dấu ước muốn của mình, điều mà không mấy ai dám nhìn nhận, trái lại ông còn thể hiện nó một cách mãnh liệt. Thế mới biết, thế nào là sức sống của một “mùa xuân kì diệu”. Xuân Diệu ngắm một bông hoa trong thời khắc rực rỡ, huy hoàng nhưng vẫn muốn kéo dài buổi bình minh, kéo dài sự sống để có thể thưởng thức

Trường THPT Cao Bá Quát 1 Trịnh Đỗ Mi Mi
Đề Tài: Xuân Diệu-“Vội Vàng sống –Vội Vàng yêu” 2010 – 2011

cái đẹp một cách trọn vẹn; đã hít thật mạnh, ngửi thật sâu một mùi hương thoảng qua trong gió nhưng vẫn muốn buộc gió lại để lưu giữ mùi hương. Có như thế mới thoả mãn ước nguyện của tác giả. Quả là một ý muốn táo bạo. Bốn câu thơ ngắn với lời lẽ oai nghiêm như mệnh lệnh, tác giả muốn ĐOẠT QUYỀN CỦA TẠO HOÁ để tận hưởng cả hương sắc của cuộc đời này. Đúng, những hình ảnh của tạo hoá thì vận hành rất nhanh nhưng Xuân Diệu đã thưởng thức được nó theo cách riêng của mình. Hơn ai hết, ông muốn nó luôn tồn tại để ông được có thêm thời gian tận hưởng?
Điệp từ “tôi muốn” vừa thể hiện cái tôi cá nhân vừa tô đậm khát vọng sống của tác giả. Ông muốn mình làm thế này, làm thế kia nhưng liệu ông có làm đựơc hay không? Điều ông muốn là sự thật hay cuối cùng cũng chỉ là tưởng tượng?
Tâm hồn Xuân Diệu nhiều khi cùng run rẫy với thiên nhiên, cảm nhận và lắng nghe những âm thanh, hình ảnh và màu sắc khác của thiên nhiên trong mối giao hoà đồng điệu.
Xuân Diệu yêu thiên nhiên một cách ào ạt, sống động bởi lòng khao khát được giao cảm với đời của thi sĩ rất mãnh liệt. Xuân Diệu đã thổi vào đó một ngọn gió nồng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hoàng Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)