Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ.doc
Chia sẻ bởi Lê Trọng Châu |
Ngày 18/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ.doc thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ
Những xúc động thường trực
“Người ta làm thơ như thế nào?”. Đã nhiều lần, trong tôi nảy ra cái câu hỏi có vẻ tò mò vậy, mà chưa dám hỏi một ai, vì nhiều lần cứ định hỏi là mọi người tìm cách lảng. May mà Xuân Quỳnh không lảng tránh thẳng thừng. Để giúp tôi “mục sở thị”, bên cạnh bài thơ, chị cho xem những quyển vở đã ghi chi chít những chữ là chữ: Chị đã nháp bài thơ ra văn xuôi trước khi hoàn chỉnh nó và cho nó một khuôn mặt cố định trên trang giấy.
- Lúc viết những dòng này, tôi như người phát cuồng. Cứ phải ghi bằng hết những ý nghĩ đang ào ào kéo đến trong đầu không cần vần vèo gì vội. Còn sắp xếp lại, đặt vần, tôi làm sau, việc ấy đơn giản hơn.
Ngừng một lát, dường như để nhớ lại một chuyện gì đấy, Xuân Quỳnh kể thêm:
- Hôm nọ có người hỏi tôi có hay thuộc thơ mình không. Quả thật, có khi tôi quên chứ không phải cái gì cũng thuộc đâu. Nhưng những bài thơ mà tôi thích thì bao giờ tôi cũng nhớ, nhớ cái tâm trạng nó chi phối mình, khi làm bài thơ ấy...
- Nghĩa là sự làm thơ ăn ở những xúc động?
- Người khác thế nào, tôi không biết. Với lại, ông còn lạ gì những xúc động ẩm ương của những nhân vật ấm đầu, khi viết tưởng mê man run rẩy lắm mà bài thơ vẫn nhạt như nước ốc. Nhưng đúng là bản thân tôi, lúc viết, như là bị ám ảnh, phải viết ra bằng được mới thôi. Còn hình thức thơ bốn chữ hay thơ tám chữ, chuyện ấy sẽ đến sau. Làm thơ mà có mỗi cái vần bắt không xong, thì còn tính chuyện viết lách làm quái gì nữa.
Nói đến đây, Xuân Quỳnh cười xoà, bảo tôi cất các thứ tài liệu chị cho mượn vào túi, rồi lảng sang chuyện khác.
Mạch thơ hồn hậu
Thời xưa, tương truyền có những nhà thơ xuất khẩu thành chương, những người buộc phải làm thơ về một đề tài nào đó trong một thời hạn nào đó, và danh bất hư truyền, bao giờ cũng viết nên những bài thơ đọc được.
Gạt đi lối bắt vần ép chữ gò gẫm kiểu mấy chàng hay chữ làm thơ con cóc, thì đúng là có những người sinh ra để làm thơ, và các bài thơ được hình thành một cách xuất thần, nghĩa là thật dễ dàng, như có ai ốp đồng vào tay vậy. Kiểu như thơ Hồ Xuân Hương:
- Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
- Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông
Thơ Tú Xương:
- Sông kia rày đã nên đồng...
Ở đây tôi không dám nói trong những người làm thơ hiện nay, ai sẽ còn lại với văn học, sáng tác của ai có giá trị lâu dài. Nhưng nếu như cần nêu lên một người hình như rất gần với thơ, sinh ra để làm thơ, thì người đó là Xuân Quỳnh.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh có lần bảo tôi:
- Thơ Xuân Quỳnh tự nhiên, như đã gọi là phụ nữ thì phải sinh con đẻ cái vậy.
Sau khi đọc xong bài Sóng, đăng trên báo Văn Nghệ - đầu 1968, nhà thơ Vũ Cao cũng có tâm sự, đúng kiểu đồng nghiệp vẫn nhìn nhau:
- Bài này Quỳnh nó viết bợm thật. Nghĩa là đọc xong, tự nhiên mình cũng có ý nghĩ là phải viết, viết một cái gì cho ra trò một chút, cho nó phải nể.
Những ý kiến tương tự như thế - khen thơ Xuân Quỳnh dễ đọc, khen thơ làm tự nhiên mà thuyết phục - khá nhiều.
Thì ra, bên cạnh việc nhắc nhở nhau lao động kiên nhẫn, bền bỉ, chúng ta còn đều thống nhất ở một điểm nữa: vẻ đẹp cao quý nhất trong văn học phải là vẻ đẹp tự nhiên. Nó không có quyền mang dấu ấn những gắng gỏi gò gẫm nơi tác giả, dù khi viết, tác giả đã phải lao tâm khổ tứ rất nhiều. Nhà văn phải làm chủ cảm hứng của mình, phải biết “thai nghén”, chuẩn bị, lại phải mau mắn thông minh khi “sinh nở”. Nhiều người thành công cho biết càng kéo dài thời gian viết, tác phẩm càng dễ nhạt.
Theo sự quy định của hoàn cảnh
Ấn tượng về một cái gì tự nhiên càng rõ rệt hơn khi người ta nhìn vào con đường Xuân Quỳnh đã qua để đến với văn học.
Có một chi tiết tiểu sử nhiều người đã biết, ấy là trước khi làm thơ,
Những xúc động thường trực
“Người ta làm thơ như thế nào?”. Đã nhiều lần, trong tôi nảy ra cái câu hỏi có vẻ tò mò vậy, mà chưa dám hỏi một ai, vì nhiều lần cứ định hỏi là mọi người tìm cách lảng. May mà Xuân Quỳnh không lảng tránh thẳng thừng. Để giúp tôi “mục sở thị”, bên cạnh bài thơ, chị cho xem những quyển vở đã ghi chi chít những chữ là chữ: Chị đã nháp bài thơ ra văn xuôi trước khi hoàn chỉnh nó và cho nó một khuôn mặt cố định trên trang giấy.
- Lúc viết những dòng này, tôi như người phát cuồng. Cứ phải ghi bằng hết những ý nghĩ đang ào ào kéo đến trong đầu không cần vần vèo gì vội. Còn sắp xếp lại, đặt vần, tôi làm sau, việc ấy đơn giản hơn.
Ngừng một lát, dường như để nhớ lại một chuyện gì đấy, Xuân Quỳnh kể thêm:
- Hôm nọ có người hỏi tôi có hay thuộc thơ mình không. Quả thật, có khi tôi quên chứ không phải cái gì cũng thuộc đâu. Nhưng những bài thơ mà tôi thích thì bao giờ tôi cũng nhớ, nhớ cái tâm trạng nó chi phối mình, khi làm bài thơ ấy...
- Nghĩa là sự làm thơ ăn ở những xúc động?
- Người khác thế nào, tôi không biết. Với lại, ông còn lạ gì những xúc động ẩm ương của những nhân vật ấm đầu, khi viết tưởng mê man run rẩy lắm mà bài thơ vẫn nhạt như nước ốc. Nhưng đúng là bản thân tôi, lúc viết, như là bị ám ảnh, phải viết ra bằng được mới thôi. Còn hình thức thơ bốn chữ hay thơ tám chữ, chuyện ấy sẽ đến sau. Làm thơ mà có mỗi cái vần bắt không xong, thì còn tính chuyện viết lách làm quái gì nữa.
Nói đến đây, Xuân Quỳnh cười xoà, bảo tôi cất các thứ tài liệu chị cho mượn vào túi, rồi lảng sang chuyện khác.
Mạch thơ hồn hậu
Thời xưa, tương truyền có những nhà thơ xuất khẩu thành chương, những người buộc phải làm thơ về một đề tài nào đó trong một thời hạn nào đó, và danh bất hư truyền, bao giờ cũng viết nên những bài thơ đọc được.
Gạt đi lối bắt vần ép chữ gò gẫm kiểu mấy chàng hay chữ làm thơ con cóc, thì đúng là có những người sinh ra để làm thơ, và các bài thơ được hình thành một cách xuất thần, nghĩa là thật dễ dàng, như có ai ốp đồng vào tay vậy. Kiểu như thơ Hồ Xuân Hương:
- Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
- Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông
Thơ Tú Xương:
- Sông kia rày đã nên đồng...
Ở đây tôi không dám nói trong những người làm thơ hiện nay, ai sẽ còn lại với văn học, sáng tác của ai có giá trị lâu dài. Nhưng nếu như cần nêu lên một người hình như rất gần với thơ, sinh ra để làm thơ, thì người đó là Xuân Quỳnh.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh có lần bảo tôi:
- Thơ Xuân Quỳnh tự nhiên, như đã gọi là phụ nữ thì phải sinh con đẻ cái vậy.
Sau khi đọc xong bài Sóng, đăng trên báo Văn Nghệ - đầu 1968, nhà thơ Vũ Cao cũng có tâm sự, đúng kiểu đồng nghiệp vẫn nhìn nhau:
- Bài này Quỳnh nó viết bợm thật. Nghĩa là đọc xong, tự nhiên mình cũng có ý nghĩ là phải viết, viết một cái gì cho ra trò một chút, cho nó phải nể.
Những ý kiến tương tự như thế - khen thơ Xuân Quỳnh dễ đọc, khen thơ làm tự nhiên mà thuyết phục - khá nhiều.
Thì ra, bên cạnh việc nhắc nhở nhau lao động kiên nhẫn, bền bỉ, chúng ta còn đều thống nhất ở một điểm nữa: vẻ đẹp cao quý nhất trong văn học phải là vẻ đẹp tự nhiên. Nó không có quyền mang dấu ấn những gắng gỏi gò gẫm nơi tác giả, dù khi viết, tác giả đã phải lao tâm khổ tứ rất nhiều. Nhà văn phải làm chủ cảm hứng của mình, phải biết “thai nghén”, chuẩn bị, lại phải mau mắn thông minh khi “sinh nở”. Nhiều người thành công cho biết càng kéo dài thời gian viết, tác phẩm càng dễ nhạt.
Theo sự quy định của hoàn cảnh
Ấn tượng về một cái gì tự nhiên càng rõ rệt hơn khi người ta nhìn vào con đường Xuân Quỳnh đã qua để đến với văn học.
Có một chi tiết tiểu sử nhiều người đã biết, ấy là trước khi làm thơ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Trọng Châu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)