Xuan dieu

Chia sẻ bởi Võ Thị Thu Hà | Ngày 21/10/2018 | 235

Chia sẻ tài liệu: xuan dieu thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

A. TÁC GIA XUÂN DIỆU
I. Tiểu sử
1. Cuộc đời:
Tên thật: Ngô Xuân Diệu
Quê quán: sinh ra và lớn lên ở quê mẹ (Gò Bồi, Tuy Phước, Bình Định) nhưng mang trong mình hai dòng máu
Gia đình:
+Cha: Ngô Xuân Thọ, ông đồ quê Hà Tĩnh, vào dạy học ở Bình Định
+Mẹ: Nguyễn Thị Hiệp, cô hàng bán nước mắm
XD có truyền thống Nho học và cũng thân thiết với tầng lớp bình dân.

2. Con người:
Trong gia đình:
+học ở cha đức tính cần cù, kiên nhẫn trong học tập, rèn luyện tài năng và lao động nghệ thuật.
+là con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ, luôn khao khát tình thương và sự cảm thông của người đời.
-Quê hương: thiên nhiên quê mẹ góp phần tạo nên hồn thơ nồng nàn, sôi nổi.
-Quá trình đào tạo: chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn hoá - cổ điển phương Đông và hiện đại phương Tây – thơ ông có sự kết hợp giữa CĐ và HĐ, Đông và Tây trong tư tưởng và tình cảm thẩm mĩ.
-Bản thân:
+là người nhạy cảm, ham sống, tư chất thông minh, luôn khao khát giao hoà, giao cảm với đời.
+sống cả ở 3 miền, đi nhiều, hiểu nhiều nên có cách nhìn đời sâu sắc.
XD tiêu biểu cho lớp nhà văn trí thức Tây học trẻ tuổi. Ông là người có duyên nợ và gắn bó nhiều với văn chương.

A. TÁC GIA XUÂN DIỆU
I. Tiểu sử
1. Cuộc đời:
Con đường đời:
+ Thuở nhỏ: học chữ Nho và chữ quốc ngữ với cha, sau đó đi học ở Quy Nhơn, Hà Nội, Huế.
+1940: đỗ tham tá nha thương chính, làm ở ti thương chính Mĩ Tho
+1944: thôi việc, ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn
+sau CMT8: hăng hái hoạt động văn nghệ, phục vụ 2 cuộc kháng chiến: uỷ viên BCH hội nhà văn VN 1948, 1957-1985
+1985: từ trần sau một cơn đau tim đột ngột
+1996: được nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT
Cả một đời hăng say lao động nghệ thuật
*Một cây lớn ngã xuống, cả khoảng trời trống vắng (Hà Xuân Trường)
*Xuân Diệu là nhà thơ sống hết mình và làm việc hết mình (Tố Hữu)

II. Sự nghiệp thơ văn
IIA: Một tài năng đa dạng
Hoạt động văn nghệ phong phú: thơ, văn xuôi, phê bình vh, tiểu luận, nói chuyện thơ với công chúng…
Sự nghiệp: 15 tập thơ(450 bài thơ tình), 1 tập truyện ngắn, 6 tập bút kí, 19 tập sách bình luận VH, dịch thơ nước ngoài, hơn 500 buổi bình thơ ở các nơi.
Thơ là thành tựu xuất sắc nhất
-Văn xuôi ngọt ngào, giàu âm thanh, cảm xúc
* Truyện của XD hầu như không dùng cốt truyện mà dùng đến ý tưởng mang đậm sắc thái trữ tình.
Trong văn xuôi trước CM, XD khao khát tình yêu cuộc sống, trải lòng ra đến tận cùng với tình yêu. Vì vậy, ông xót xa cho những kiếp người mòn mỏi trong cái ao đời phẳng lặng.
Ngòi bút phê bình độc đáo, sâu sắc, có nhiều nhận xét tinh tế, chính xác.
 Ở thể loại nào, XD cũng đạt được những thành tựu đáng kể song thơ vẫn là nơi gửi gắm nhiều tâm huyết đồng thời gặt hái được nhiều thành công rực rỡ.

IIB: Thơ Xuân Diệu
1. Thơ XD trước CMT8 1945
1.1 Nội dung: thể hiện hai trạng thái trái ngược
a. XD rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống:
- XD biết hưởng thụ, thèm hưởng thụ cái đẹp, cái vui trong cuộc sống bằng mọi giác quan:
“Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hồn
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan
Và thức cả trong giấc nồng phải ngủ
Sống, tất cả sống, chẳng bao giờ đủ”
“Ta chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm”
Cảnh vật trong thơ XD đầy sức lôi cuốn:
Của ong bướm… (vội vàng)
XD đã đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới
XD là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian.
1. Thơ XD trước CMT8 1945
1.1 Nội dung: thể hiện hai trạng thái trái ngược
a. XD rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống:
-Tình yêu trong thơ XD được diễn tả theo mọi sắc thái, cung bậc: từ ngây thơ, e ấp đến đằm thắm, dịu ngọt; từ nồng nàn, say đắm đến si mê, điên dại:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào (Bài thơ tuổi nhỏ)
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Anh cho em kèm với một lá thư
Em không nhận và tình anh đã mất
Tình đã cho không lấy lại bao giờ
Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
Nên lúc môi ta kề miệng thắm
Trời ơi ta muốn uống hồn em

1. Thơ XD trước CMT8 1945
1.1 Nội dung: thể hiện hai trạng thái trái ngược
a. XD rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống:
- Thơ XD luôn giúp độc giả khám phá những giá trị quí báu của cuộc sống mà nếu chỉ sống nông nổi, hời hợt, ta khó nhận thấy
Trăng vừa đủ sáng để gây mơ
Gió nhịp theo đêm không vội vàng
Khí trời quanh tôi là bằng tơ
Khí trời quanh tôi làm bằng thơ (Nhị Hồ)
Không gian như có giây tơ
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Thơ XD là một nguồn sống rào rạt chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này
 XD tự ví mình như “ con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hót chơi”, khi gió sớm, lúc trăng khuya. Con chim đến từ núi lạ ấy không mong vì tiếng hót của mình mà hoa nở, vì tiếng hót của mình mà trái chín. Nhưng nguyện cầu rằng đó phải là tiếng hót thiết tha, nồng nàn.
1.1 Nội dung: thể hiện hai trạng thái trái ngược
b. Thơ XD cũng nói lên quá nhiều chán nản, hoài nghi, nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn:
Những băn khoăn lớn ám ảnh trong thơ XD. Đó là mâu thuẫn giữa khoảnh khắc ngắn ngủi của đời người với cái tuôn chảy của thời gian, đó là những khoảng cách đời người, khoảng cách tình yêu không dễ dàng vượt qua được.
- Tâm trạng chán nản, hoài nghi và mặc cảm cô đơn trở thành ám ảnh thường trực trong thơ XD:
Tôi là con nai bị chiều đánh lưới
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối
Ta là một, là riêng, là thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
Tôi là một con chim không tổ
Lòng cô đơn hơn một đứa mồ côi
Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết
Bèo hợp để mà tan
Người gần để li biệt
1.1 Nội dung: thể hiện hai trạng thái trái ngược
b. Thơ XD cũng nói lên quá nhiều chán nản, hoài nghi, nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn:
- nỗi ám ảnh về thời gian trôi nhanh, tuổi trẻ qua mau khiến XD tự đề ra cho mình một quan niệm sống: sống gấp gáp, tham lam; yêu hốt hoảng, liều lĩnh.
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai
Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
Em, em ơi! Tình non sắp già rồi
Ôi ngắn ngủi là những giờ gặp mặt
Ôi vội vàng là những phút trao yêu
XD luôn cảm thấy vỡ mộng, bơ vơ, bật lực vì khát vọng muốn hướng tới cái hoàn mỹ, cái tuyệt đích của nhà thơ không thể được đáp ứng.
* Là người sinh ra để mà sống, XD rất sợ chết, sợ lặng im và bóng tối, hai hình ảnh của hư vô. Còn gì làm cho sự sống đầy đủ hp7n là xuân và tình. Nhưng xuân không dằng dặc, tình có bền đâu!
1.1 Nội dung: thể hiện hai trạng thái trái ngược
b. Thơ XD cũng nói lên quá nhiều chán nản, hoài nghi, nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn:
Tình yêu trong thơ ông thường không đưa tới hạnh phúc mà chỉ mang lại những khổ đau, chia lìa:
Yêu là chết ở trong lòng một ít…
Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách
Mà tình yêu là quán trọ bên đường
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt
Thơ XD buồn tịch mịch ngay trong cả sự ấm nóng reo vui
 Có thể gọi nổi buồn trong thơ XD là mặt trái của lòng yêu đời, của những say mê không được đáp ứng.
1.2 Nghệ thuật
Sự đóng góp độc đáo của XD vào VH là ở cảm hứng, thi tứ, bút pháp
Với XD, dù có người, có cảnh, có vật bên mình nhưng nhà thơ vẫn cứ là “hòn đảo cô đơn”
Dù tin tưởng chung một đời một mộng
Em là em, anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua vạn lí trường thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
Hai người sao chẳng bớt bơ vơ
Lòng kĩ nữ cũng sầu như biển lớn
Chớ để riêng em phải gặp lòng em
-Ông đem đến cho văn chương một quan niệm mới về tình yêu, tình yêu bao giờ cũng đòi hỏi vô biên khát khao tuyệt đích và vĩnh viễn
Yêu thêm nữa thế vẫn còn chưa đủ
Anh tham lam, anh đòi hỏi quá nhiều …
1.2 Nghệ thuật
Tình yêu trong thơ XD là tình yêu của con người giữa cuộc sống đời thường chứ không phải tình yêu đạo đức trong sách vở. Nó vừa có cái cao khiết của tâm hồn vừa có cái lành mạnh của nhục thể - thứ tình yêu rất trần thế mà không bị trần tục hoá.
Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài…
- Thiên nhiên được XD tiếp nhận bằng tất cả mọi giác quan
“Nghe chiều âu yếm lẩn vô người”
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
Hương hiu hiu nên gió cũng ngọt ngào
- XD nhân hoá thiên nhiên, cho thiên nhiên những tâm tư, hành động rất người:
“Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm”
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành
Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh
Cho gió du dương điệu múa cành
1.2 Nghệ thuật
XD chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây từ cảm hứng, đề tài đến tứ thơ, nhịp điệu, cú pháp, từ ngữ:
+Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
+Lòng anh thôi đã cưới lòng em
+Trời ơi ta muốn uống hồn em
+Kẻ uống tình yêu dập cả môi
+Một tối bầu trời đắm sắc mây
Cây nằm nghiêng dưới nhánh hoa gầy
Hoa nghiêng xuống cỏ trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy
+hôm nay tôi đã chết trong người
Xưa hẹn nghìn năm yêu mến tôi
 XD mới nhất trong các nhà thơ mới. Ông là một nhà văn có tài đã cung cấp nhiều vật liệu mới để xây dựng nền thi ca Việt Nam.
II. Thơ Xuân Diệu sau CMT8/1945
1. Nội dung:
Sau CMT8, XD mở rộng hồn thơ ôm lấy tất cả, say sưa viết về tổ quốc, nhân dân, Đảng, Bác Hồ, kháng chiến, sự nghiệp xây dựng đất nước với tinh thần lạc quan, tin tưởng
-Nhà thơ không còn mặc cảm riêng lẻ, hiu quạnh
“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao”
Mà thật lạ giữa mưa ngàn suối lũ
Với ngàn cây sao chẳng thấy bơ vơ
Nguồn cảm hứng mới đã lôi cuốn nhà thơ hòa nhập, XD thể hiện tâm trạng vui sướng chân thành khi đón nhận cuộc sống mới.
II. Thơ Xuân Diệu sau CMT8/1945
1. Nội dung:
- Ngay sau khi CMT8 thành công, XD viết 2 tráng ca:
+ Ngọn Quốc kì (1945): ca ngợi phong trào CM
+ Hội nghị non sông (1946): chào mừng QH đầu tiên với lời thơ hùng tráng, thiết tha, chứa chan niềm tin yêu với sức sống của đất nước, nhân dân.
Tiếp theo là 2 tập “Mẹ con”(1950), “Ngôi sao”(1954): tấm lòng nhà thơ mở rộng với những người nghèo khổ, hiền hậu.
Thời kì miền Bắc bước vào xây dựng XHCN, XD nỗ lực hoà cái riêng vào cái chung của đất nước: Riêng chung(1960)
Hoà mình vào cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc: Mũi Cà Mau, Một khối hồng
 Thơ XD sau CMT8 hầu như luôn có mặt trên mọi nẻo đường chiến đấu, mọi công trường xây dựng.
II. Thơ Xuân Diệu sau CMT8/1945
2. Nghệ thuật:
Khai thác, chọn lọc, nâng lời ăn tiếng nói của nhân dân thành tiếng nói thơ ca mộc mạc, tươi mát, kì thú:
Anh không xứng là biển xanh…
Bút pháp phong phú về giọng vẻ:
+giọng trầm hùng, cổ kính của sử ca
+giọng triết lí
+giọng trai gái hát đối đáp giao duyên
+giọng tự sự trữ tình
+giọng trào phúng, đả kích…
Sau CMT8, XD đã có bước phát triển mới, có những đóng góp phong phú, nhiều mặt, tích cực vào phong trào sáng tác và từ đó vào cuộc sống mới.

III. Kết luận:
XD là nhà thơ lớn của văn học hiện đại, nhà thơ lớn của dân tộc. Trước CMT8, ông là chủ soái của phong trào thơ mới. Sau CMT8, ông cũng là một trong những người đi tiên phong và cống hiến tài sức nhiều nhất để xây dựng nền văn học mới.
Bài học XD để lại cho đời là tinh thần lao động nghệ thuật cần cù, là niềm tin yêu tha thiết đối với con người, là ý thức chân thành đối với văn chương.
I. Cảm nhận chung
- Trích từ tập “Thơ thơ” - tập thơ đầu tay nhưng đã khẳng định “độ chín” của hồn thơ XD
Bài thơ duy nhất của XD in trong “Tuyển tập thơ tình thế giới” (1962, Rumani)
“Thơ duyên” chứ không phải thơ tình
Duyên: sự hòa hợp, tình cờ gặp gỡ mà tạo nên sự gắn bó tốt đẹp
Thơ duyên: mối quan hệ hoà hợp giữa thiên nhiên với thiên nhiên, giữa con người với con người – thơ để làm “duyên”, để bắc nhịp cầu đến với tình yêu
Thơ duyên: rất hồn nhiên, tươi mát, yêu đời, như chút nắng lên trong mùa thu buồn của thơ XD trước CMT8
TD: khúc nhạc dạo đầu đầy thánh thiện, mê li trong bản đại hoà tấu thơ tình XD.

II. Phân tích
1. Bức tranh thiên nhiên chiều thu trong sáng, thơ mộng:
Sáu câu thơ mở ra một mảnh vườn tình ái:
Buổi chiều thực  chiều mộng: với từ “trên”, XD thu nhỏ buổi chiều, đặt nó khẽ khàng trên nhánh duyên mỏng manh: buổi chiều thu nhỏ bé, đáng yêu hơn và thật sự rất riêng tư.
Đất trời, thiên nhiên đang có sự giao hoà: hòa thơ
Cảnh vật đầy xao xuyến trong đôi mắt thi nhân: không gian, thời gian, màu sắc, âm thanh đều trở thành mộng ảo:
+ âm thanh: chim chóc cặp đôi ríu rít (địa chỉ dành cho cuộc giao duyên của loài vật trên cây me)
+ Màu sắc: xanh ngọc (sắc xanh của trời hòa vào sắc xanh của lá tạo nên màu ngọc ngà, quí phái nên có sức ám thị mạnh – đôi mắt bay bổng, giàu tưởng tượng)
 sự giao hòa của cảnh vật tạo nên thanh âm đặc sắc của mùa thu: tiếng huyền – âm thanh mơ hồ, huyền bí, phải cảm nhận bằng cả cõi lòng chứ không chỉ bằng thính giác
1. Bức tranh thiên nhiên chiều thu trong sáng, thơ mộng:
Vẻ đẹp của tạo vật được nhà thơ cảm nhận không riêng lẻ mà là sự hòa điệu nhịp nhàng của các hình ảnh sóng đôi:
+ chiều mộng hoà với nhánh duyên
+ chim cặp đôi ríu rít như đôi bạn tình
+ bầu trời xanh đổ vào muôn lá
Thu trong đoạn thơ là cả một chiều thu sinh động:
+ màu sắc tràn ngập
+ âm thanh tràn ngập
+ đất trời xao động
+ hình ảnh tình tứ
- Cứ một từ thực lại đi với mộ từ ảo: chiều - mộng, nhánh – duyên, tiếng - huyền: khổ thơ mang vẻ đẹp lung linh giữa thực và mộng
Sức tưởng tượng của thi nhân vươn tới đỉnh cao của mĩ thuật hội họa và âm nhạc: một bức tranh cảnh vật tươi vui, trong sáng, quyến rũ; một âm thanh “tiếng huyền” độc đáo – cách cảm nhận âm thanh tân kì của thi nhân có tình yêu rạo rực, thiết tha với cuộc sống.
Tất cả đều hoà hợp nhịp nhàng
tất cả như đồng tình, mời gọi khiến trái tim
thi nhân không thể không xao lòng.
1. Bức tranh thiên nhiên chiều thu trong sáng, thơ mộng:
Không gian chiều thu được mở ra rất đẹp, rất thơ trong sự giao cảm tuyệt diệu tạo thành khúc nhạc dạo đầu với âm thanh, màu sắc, hình ảnh ngọt ngào. Từ đây, ống kính của nhà thơ hướng về không gian riêng của đôi lứa trong buổi đầu gặp gỡ:
- Con đường tình: nhỏ nhắn, xinh xắn, chỉ vừa đủ, vừa đẹp cho hai con người.
Ánh nắng: đã trở chiều, không còn gay gắt nữa, càng đan thêm vẻ ảo mộng cho cành cây, con đường.
cảnh vật: lơi lả, tình tứ, mời mọc: con đường như rụi đầu vào gió, cành hoang như lả mình vào nắng
từ ngữ: cũng muốn đi cặp đôi với nhau: nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả
 Tất cả như thầm gọi bước đôi uyên ương
Hai câu thơ diễn tả những sắc thái chuyển động tinh vi của tạo vật. Thiên nhiên như hữu tình hữu ý với nhau, bởi thế lòng người cũng chuếnh choáng chao nghiêng.
2. Tâm trạng nhân vật trữ tình - mối quan hệ giữa “anh” và “em” trong chiều thu thơ mộng :
Lạc vào vương quốc của yêu đương, chìm ngập trong vườn tình ái, nhân vật trữ tình nhận ra sự biến đổi kì diệu vừa diễn ra trong lòng: rung động ban đầu của 2 con người vốn xa lạ:
Buổi ấy: thời điểm chiều thu thơ mộng, là tác nhân giúp con người xích lại gần nhau.
Lòng ta nghe ý bạn: nghe bằng cảm giác, tâm hồn – cái duyên, cái tình có ngôn ngữ riêng của nó.
lần đầu … thương yêu: chàng trai trẻ nhận ra tín hiệu của sự rung động đầu đời, chưa phải thứ tình yêu đằm thắm, thiết tha, mãnh liệt.
cách xưng hô ta - bạn: hai người còn giữ khoảng cách của sự rụt rè, e ấp, ngây thơ - thứ tình cảm đầu đời trong sáng.
Giữa thiên nhiên và con người đã có sự tương giao hòa hợp. Con người đã bắt vào nhịp của thiên nhiên và cộng hưởng cùng với nó.
2. Tâm trạng nhân vật trữ tình - mối quan hệ giữa “anh” và “em” trong chiều thu thơ mộng :
Những rung động luyến ái đầu đời thức dậy, đã khiến chàng trai mạnh bạo hơn:
- Cách xưng hô anh – em: khoảng cách hai người đã được rút ngắn
- Bước điềm nhiên – đi lững thững: giữa họ dường như vẫn là sự vô tình, vô tư, hờ hững
- như một cặp vần: thật ra, họ rất ăn ý, gắn bó, hòa hợp với nhau ( vần gắn bó với nhau rất chặt không dễ gì chia cắt tuỳ tiện trong một bài thơ. Mất vần đồng nghĩa với việc phá vỡ nhịp điệu, tiết tấu bài thơ).
Không ai để ý đến ai nhưng cả hai đang đi giữa chiều thu thơ mộng, giữa thiên nhiên tươi đẹp, dịu dàng như một bài thơ, họ đã gắn bó khắng khít với nhau tự lúc nào chẳng hay.
“Trời đất đã hoàn thành việc se duyên, tơ duyên đã buộc hai kẻ vô tâm vào một cặp vần. “Anh” và “em” gặp nhau trên cùng một giòng thơ để gieo vần cho bài thơ cuộc đời giữa chiều thu.
3. Bức tranh thiên nhiên buổi chiều muộn
Bốn câu thơ tiếp theo mở ra một cõi hoang vắng, lẻ loi, trống trải, lạnh lẽo, âm u:
cảnh vật:
+ hình ảnh quen thuộc của buổi chiều: làn mây, cánh cò, chim sải cánh bay, sương sa thấm lạnh
+ cách cảm nhận: khác hẳn, không tĩnh lặng như trong Đường thi
cảnh đẹp nhưng buồn, gợi cảm giác cô đơn, lạnh lẽo
“ Xuân vì ấm mà người ta cần tình, thu vì lạnh sắp đến mà người ta cần đôi”
Không gian chiều muộn như đang xui khiến con người tìm đôi:
+ tính từ chỉ trạng thái: gấp gấp, phân vân, lạnh, thưa: hối thúc vạn vật, cỏ cây tìm về nơi trú ngụ, tìm về tổ ấm
+ giọng điệu thơ hối hả khiến tâm trạng con người cũng lưỡng lự, phân vân
 Tơ duyên cần mau chóng được hình thành để giúp con người thoát khỏi nỗi cô đơn.
4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình - mối quan hệ giữa anh và em trong chiều muộn:
Cảnh sắc thiên nhiên đã thức dậy trong tâm hồn con người những khát khao thầm kín:
Không gian, thời gian: chiều thu mênh mông, vắng lặng, êm dịu
Anh và em: vẫn lặng bước
Không nói với nhau lời nào, không người mối lái nhưng cả hai đều đã “ngơ ngẩn”, chàng trai đi đến quyết định dứt khoát dù chỉ trong tư tưởng:
+ lòng anh … lòng em: cuộc đính ước ngầm, hôn nhân bí mật giữa hai tâm hồn
+ thôi: cái thế không cưỡng lại được, không thể thay đổi
 Tất cả đều diễn ra trong im lặng nhưng chất chứa bao đổi thay ngấm ngầm, kì diệu.
Từ “cưới “ tạo âm vang kết thúc bài thơ, đó là sự phải lòng của hai trái tim trước một tình cảm lứa đôi chớm nở, không cần mối lái mà vẫn bị ràng buộc bởi sức ép của thiên nhiên và của lòng người.

III. Kết luận:
Thơ duyên là những rung động xôn xao, những xúc cảm tinh tế khi đón nhận những biến thái tinh vi mơ hồ của sự sống trong thiên nhiên, tạo vật và lòng người lúc giao hòa.
Thơ duyên đã làm phong phú thêm đời sống tâm hồn con người. Nó thức dậy trong tâm hồn con người những nỗi niềm xao xuyến trước những rung động trong tâm hồn. Bài thơ giúp ta biết sống, biết cảm nhận một cách đầy đủ, sâu sắc hơn đối với cảm giác và khát vọng của mình.

I. Cảm nhận chung
- Trích trong “Thơ thơ” (1938)
- Với ĐMTT, Xuân Diệu đã tự tin vào tâm hồn lãng mạn của mình để thổi một luồng gió mới vào thi đề mùa thu. Thơ XD không nằm ngoài nguồn mạch thẫm mĩ chung của các thi nhân khi viết về mùa thu. Tuy nhiên, trong tiếng đàn thu muôn điệu, ĐMTT của XD vẫn có những nét riêng độc đáo.
- Qua vẻ đẹp u buồn của trời thu lúc giao mùa, Xuân Diệu đã thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến xen lẫn thiết tha, rạo rực trước sự đổi thay của cảnh vật.
II. Phân tích
1. Một lời báo thu sang:
Dấu hiệu báo thu sang: thu về trong dáng liễu buồn
+ nt nhân hóa: rặng liễu như người thiếu phụ mang nhiều tâm sự, nỗi niềm, khoác trên mình chiếc áo tang chế, đứng chịu tang suốt mùa hè rực rỡ đã tàn phai.
+ nt dùng từ: đìu hiu - buồn - lệ ngàn hàng, một loạt từ gợi buồn, mức độ ngày càng cao: gợi âm hưởng não nề, gợi vẻ đẹp âu sầu, buồn bã
 Cái đẹp trong cái buồn của rặng liễu: lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên làm thiên nhiên trở nên có tình hơn
+ nt láy âm đặc sắc: 3 khuôn âm
. Vần iu: liễu, đìu hiu, chịu
. Vần an: tang, ngàn, hàng, vàng
. Vần uôn: buồn, buông, xuống
Những khuôn âm như vương vấn, quấn quít khiến nỗi buồn càng thêm trĩu nặng, lan toả khắp cả không gian, buông vào những dáng liễu buồn làm nó rũ mãi xuống.

II. Phân tích
1. Một lời báo thu sang:
Tiếng reo ngỡ ngàng, vỡ lẽ vì chợt nhận ra thu đã về: cái ngạc nhiên mang màu sắc thời đại của con người trẻ tuổi có tâm hồn lãng mạn.
Vẻ đẹp mùa thu phút giao mùa: khoác lên mình chiếc áo đặc biệt – màu mơ phai dệt lá vàng ( màu của nắng, của gió, của lá thu mới chớm – màu xôn xao xủa ngày vào thu) – màu áo của thu mới chớm – màu của cảm xúc, của cái xôn xao, náo nức trong cõi lòng thi nhân.
Mùa thu vốn vô hình đã trở nên hữu hình, cụ thể: nàng tiên mùa thu khoác trên mình bộ y phục dịu dàng, thướt tha
Bốn câu thơ như một lời báo thu sang với những cảm xúc mới mẻ về một mùa thu buồn mà đẹp, đầy náo nức mà cũng đầy bâng khuâng.
II. Phân tích
2. Mùa thu – mùa của dự cảm chia lìa, héo úa :
Nhà thơ mở toang giác quan để đón nhận những biến thái tinh vi, nhỏ nhặt nhất của cuộc sống. Đó là những dấu hiệu khi mùa thu sắp chạm ngõ đất trời:
Hơn một: cách nói mới lạ, độc đáo – hơn một chứ không phải nhiều, mùa thu mới bắt đầu.
đỏ >< xanh + động từ “rủa”: âm vực mạnh, thấp - thế xung đột gay gắt giữa hạ và thu
sự thay đổi diễn ra từng chút một mà phải tinh tế, nhạy cảm mới có thể cảm nhận được.
- điệp phụ âm: run rẩy rung rinh: khắc hoạ tinh tế chuyển động của lá cây
cái lạnh trong lòng thi nhân
câu thơ rung rinh một điệu nhạc
Lấy chuyển động của lá để tả gió, gợi rét là cách thể hiện độc đáo của XD
Trong lời chào có vẻ vồn vã khi thu sang vẫn thấp thoáng nỗi buồn, vẫn bị ám ảnh bởi viễn cảnh chia lìa, lụi tàn. Cảnh thu hiện ra buồn, thê lương với hoa rụng, lá úa, cành khô.
* Khồ 2 tuy chỉ là mảng nhỏ nhưng là mảng màu đậm nhất, sống động nhất trong toàn bài, thâu tóm bước đi của mùa thu trong một góc vườn.
II. Phân tích
3. Mùa thu – mùa của lạnh lẽo, trống vắng
Bức tranh thiên nhiên mở rộng ra xa:
Cách dùng từ mới lạ, độc đáo: tự ngẩn ngơ - sự lẻ loi, bơ vơ của ánh trăng trong làn sương mờ ảo
thỉnh thoảng, khởi sự: tất cả đều chỉ mới bắt đầu
nghe: cái lạnh được cảm nhận bằng thính giác và cả cảm giác
luồn: tách gió và rét làm hai: cái rét vô hình trở nên sinh động, cụ thể - chưa lộ mặt mà còn ẩn thân trong gió.
nt đảo ngữ “đã vắng”…: nhấn mạnh sự ngưng đọng, ngừng trệ của cảnh sinh hoạt, tạo cảm giác đìu hiu, quạnh vắng nơi sông nước.
* Bằng sự quan sát và cảm nhận tỉ mỉ, tinh tế, XD đã gây ấn tượng về mùa thu lạnh lẽo, cô đơn.
II. Phân tích
4. Sự giao hòa giữa mùa thu và lòng người
Mùa thu bắt đầu chiếm lĩnh nơi sâu thẳm nhất của lòng người:
cả không gian thấm đượm nỗi buồn li biệt:
+ mây vẩn từng không
+ chim bay đi
+ khí trời u uất, chia li
Bài thơ khép lại cảm xúc thiên nhiên bằng hình bóng con người
Kết thúc để ngỏ: nỗi buồn không lí do, tư thế nghĩ ngợi không duyên cớ.
* Phải chăng người thiếu nữ đang nhìn vào bên trong lòng mình để lắng nghe những cảm giác buồn nhớ mông lung khi mùa thu tới – thoáng bâng khuâng của lòng người lúc giao mùa.
III. Kết luận:
Điều còn lại với mỗi nhà thơ là giọng điệu riêng của mình: sự phát hiện rất tinh tế cảnh sắc giao mùa, cảm nhận bằng tất cả các giác quan đã tạo nên sự hấp dẫn, ảo ảnh không thể quên cho Đây mùa thu tới.
I. Cảm nhận chung
- XD có cảm hứng đặc biệt trước thời gian vì với ông, nó chi phối tất cả nhịp điệu của đất trời và cuộc sống con người. XD là người yêu cuộc sống đến đắm say, cuồng nhiệt nhưng éo le thay lại không được kéo dài thời trẻ của nhân gian để mà yêu. Cho nên, thi nhân muốn níu giữ thời gian lại để tận hưởng - sợ thời gian, chạy đuổi thời gian một cách cuống quít, vội vàng.
Vội vàng là dòng cảm xúc dào dạt, bồng bột, có lúc trở thành cơn lũ cảm xúc, cuốn theo bao nhiêu hình ảnh thi ca như gấm như thêu của cảnh sắc trần gian. Nhưng nó cũng là một bản tuyên ngôn bằng thơ, trình quan niệm nhân sinh về lẽ sống: sống là cả một hạnh phúc lớn lao, kì diệu mà con người phải tận hiến và tận hưởng
Bài thơ là tiếng nói sôi nổi, hăm hở của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến độ cuồng nhiệt.
II. Phân tích
1. Tiếng reo vui trước vẻ đẹp của thiên nhiên:
a. Ý tưởng đầy lãng mạn với thiên nhiên
- Tôi muốn: tắt nắng - màu đừng nhạt
buộc gió - hương đừng bay
Điệp từ
Điệp ngữ
Điệp cấu trúc
Câu ngắn, dồn dập
* Khát vọng mãnh liệt đã hé mở một tâm hồn đa cảm và một trái tim giàu cảm xúc với cuộc sống muôn màu, muôn sắc.
Ý muốn có vẻ xa rời cuộc sống, thoát li hiện thực nhưng là biểu hiện của tâm hồn say, khát, thèm, yêu sống của tác giả.
Nhấn mạnh, khẳng định khát vọng mãnh liệt, táo bạo : muốn thay đổi qui luật tự nhiên - đoạt quyền tạo hóa để giữ mãi hương sắc tươi đẹp của cuộc sống, níu kéo cho thời gian ngừng trôi.
II. Phân tích
1. Tiếng reo vui trước vẻ đẹp của thiên nhiên:
a. Niềm vui say ngây ngất trước thiên tươi đẹp, tràn sức sống
Thiên nhiên hiện ra muôn màu muôn sắc, rất nên thơ và tràn ngập hạnh phúc
+ các từ ngữ, hình ảnh: đầy gợi cảm
. Ong bướm, tuần tháng mật
. Hoa đồng nội, xanh rì
. Lá cành tơ, phơ phất
. Yến anh, khúc tình si
* Nhà thơ đón nhận sự sống thanh xuân bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn với những hình ảnh gợi lên hương vị của tình yêu, hạnh phúc.
+ điệp từ “của”: vạn vật đều mang trong mình vẻ đẹp tươi mới, rực rỡ, hiện hữu rất cụ thể.
+ điệp ngữ “này đây”: tiếng reo vui vì liên tiếp phát hiện những vẻ đẹp kì lạ của cuộc sống. Thế giới bày ra như một thiên đường mặt đất, như một bữa tiệc lớn của trần gian.
Thiên nhiên tươi non, mơn mởn, đầy sức sống với những âm thanh, màu sắc, ánh sáng tưng bừng, rộn rã
II. Phân tích
1. Tiếng reo vui trước vẻ đẹp của thiên nhiên:
a. Niềm vui say ngây ngất trước thiên tươi đẹp, tràn sức sống
Cảm xúc của nhà thơ được nâng cao mãi, cuối cùng là cảm xúc tổng hợp:
+ tháng giêng: tháng khởi đầu của mùa xuân tươi đẹp – mang trong nó sức sống của người tình còn rạo rực, trinh nguyên
+ cặp môi gần: hình ảnh so sánh, liên tưởng cụ thể, độc đáo, táo bạo – mùa xuân như cặp môi đỏ hồng hé mở, chờ đợi của người thiếu nữ - sức quyến rũ của cuộc sống với nhà thơ không thể cưỡng lại được.
+ ngon: sự chuyển đổi cảm giác – XD cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan
* Mùa xuân đến, cảnh vật đầy sức sống, XD hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình với những vần thơ mê say và cháy bỏng.
II. Phân tích
2. Tâm trạng khi nhận ra cái hữu hạn của đời người trước cái vô biên của trời đất:
- Nvtt như khựng lại giữa khu vườn ngập tràn xuân sắc vì chợt nhận ra giới hạn ngắn ngủi của cuộc đời, niềm vui đang ngây ngất bỗng chùng xuống:
+dấu chấm nt: chia cắt 2 nửa tâm trạng – cùng 1 thời điểm, 1 bối cảnh mà 2 trạng thái tình cảm, cảm xúc cùng tồn tại – tính xung đột trong tâm trạng

+ xuân đương tới – xuân đương qua
xuân còn non - xuân sẽ già
xuân hết - tôi cũng mất


* Nhịp thơ nhanh cho thấy tâm trạng cuống cuồng, hốt hoảng của tác giả trước sự tàn phai không tránh khỏi của tạo hóa và sự bất lực của con người trước lẽ tự nhiên

- Điệp từ “ xuân”: nhấn mạnh vào đối tượng mà nvtt rất yêu quí, khát khao
- cặp từ đối lập: phản ánh qui luật tự nhiên, nvtt nhìn thấy cái tàn tạ ngay trong cái tươi non, cái nhạt phai ngay trong cái rực rỡ, tiếc xuân khi đang còn xuân
- điệp từ nghĩa là: nhấn mạnh qui luật khắc nghiệt của thiên nhiên
II. Phân tích
2. Tâm trạng khi nhận ra cái hữu hạn của đời người trước cái vô biên của trời đất:
- Thiên nhiên trở thành đối kháng với con người
Lòng tôi rộng - luợng trời cứ chật
Tuổi trẻ chẳng hai lần - xuân tuần hoàn
Chẳng còn tôi - còn trời đất
Nt đối lập: thời gian >< đời người, thiên nhiên >< tuổi trẻ - nvtt bày tỏ nỗi ngậm ngùi, tiếc nuối.
- Thời gian, không gian, vạn vật đều nhuốm màu chia li:
Mùi tháng năm – chia phôi
Khắp sông núi - tiễn biệt
Cơn gió xinh - hờn
Chim rộn ràng - đứt tiếng reo thi
- Nỗi buồn lên đến tột đỉnh: “chẳng bao giờ… nữa” - lời than tuyệt vọng như 1 tiếng kêu nấc nghẹn.
* Đoạn thơ là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và nhận thức. Qua đó, tác giả thể hiện sự chán nản trước qui luật về thời gian, tuổi trẻ, cuộc đời.
- Cảnh buồn, ảm đạm, chia lìa
- 2 câu hỏi liên tiếp: tâm trạng buồn day dứt, đầy luyến tiếc
II. Phân tích
3. Niềm khao khát tận hưởng những hương vị cuộc sống:
-nvtt thúc giục con người tận hưởng những phần quí nhất, đẹp nhất của cuộc đời:
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn:
+ ôm - cả sự sống mơn mởn
+ riết – mây đưa và gió lượn
+ say – cánh bướm với tình yêu
+ thâu – cái hôn
+ cắn – xuân hồng
nhịp thơ dồn dập, linh hoạt như nhịp đập của trái tim khát khao yêu đời, muốn tận hưởng tối đa vẻ đẹp của cuộc sống.
cho: chuếnh choáng – đã đầy – no nê, điệp từ + tính từ tăng tiến – nhà thơ cảm nhận niềm hạnh phúc mà cuộc đời mang lại bằng tất cả giác quan, trong trạng thái say mê ngây ngất cao độ.
* Mùa xuân như trái chín ngọt ngào mà nhà thơ muốn hưởng thụ trọn vẹn bằng tất cả sự ham hố với cuộc đời. Đó là sự cuồng nhiệt của một hồn thơ yêu hết mình, sống hết mình.

+ hình ảnh phong phú, gợi cảm - vẻ đẹp xuân thì, rạo rực, mơn mởn của thiên nhiên
+ điệp ngữ “ta muốn”: khao khát đến cháy bỏng
+ động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu - những động thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn - cuộc tình tự với thiên nhiên, ái ân cùng cuộc sống.
+ nt vắt dòng với 3 từ “và” trong 1 câu thơ: khao khát mãnh liệt muốn thâu tóm hương vị cuộc đời.
III. Kết luận:
Bài thơ thể hiện hồn thơ say mê cuộc sống, khát khao giao cảm với đời của XD. Đồng thời, bài thơ còn là lời kêu gọi chúng ta phải sống có ý nghĩa bởi thời gian và tuổi trẻ qua đi không bao giờ trở lại. Đó là một quan niệm nhân sinh mới mẻ.

A. TÁC GIả
1. Tiểu sử:
Tên đầy đủ: Cù Huy Cận (1919 – 2005)
Quê hương: Đức Thọ, Hà Tĩnh, vùng quê sơn cước có núi sông hữu tình
Gia đình: nông dân nghèo
Con đường đời:
+ lúc nhỏ: học ở quê – vào Huế học trung học – ra Hà Nội học cao đẳng canh nông – cùng sống với XD ở 40, Hàng Than
+ 1942, tham gia mặt trận Việt Minh
+ sau CMT8, liên tục giữ nhiều trọng trách quan trọng
+ 1990: nhận giải thưởng HCM
+ 1996: giải thưởng HCM – 2001: viện sĩ viện hàn lâm thơ thế giới
2. Sự nghiệp văn chương:
Một trong những tác giả xuất sắc, tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển cực thịnh của phong trào Thơ mới
- Trước CMT8: Lửa thiêng, Vũ trụ ca
Ông thường viết về tạo vật, về vũ trụ, về kiếp người với nỗi buồn miên man, da diết
- Sau CMT8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa, Hạt lại gieo…
Ông sáng tác rất dồi dào và có nhiều đổi mới, tìm thấy sự hoà điệu giữa con người và xã hội.
* Thơ Huy Cận hàm súc, vừa có chất cổ điển, vừa có chất suy tưởng, triết lí.
B. TÁC PHẨM
I. Cảm nhận chung:
Trích từ tập “Lửa thiêng” (1940)
Hoàn cảnh sáng tác: 1 buổi chiều mùa thu 1939, tác giả đứng ở bờ nam bến Chèm nhìn sông Hồng trôi, cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước.
Huy Cận là nhà thơ của những cảm thức về không gian với cái sầu thiên kỉ, sầu vạn cổ trong giai đoạn trước 1945
Nhan đề:
Tràng giang: + từ Hán Việt - gợi sắc thái cổ kính, trang nhã cho bài thơ
+ điệp vần “ang” - mở ra cái mênh mang của sông nước và cái âm vang của nỗi buồn.
* Con sông trở nên cổ xưa hơn, dài hơn, xa hơn, vĩnh viện hơn trong tâm trí người đọc.
II. Phân tích:
Câu đề từ
những từ gợi cảm xúc: bâng khuâng, nhớ
Những từ gợi hình ảnh không gian: trời rộng sông dài
* Thâu tóm khá đầy đủ cả tình bâng khuâng thương nhớ và cảnh trời rộng sông dài của bài thơ
* Câu thơ nhiều thanh bằng đã thu nhỏ bài thơ đồng thời gợi ra nét nhạc chủ âm cho cả bài: nỗi buồn mênh mông xa vắng trước dòng tràng giang.
2.Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng tác giả:
Bức tranh sông nước mênh mang, xa vắng, đìu hiu là cái nền khơi gợi tâm trạng buồn bã, cô đơn, rợn ngợp, niềm khát khao giao cảm với người, với đời và nỗi nhớ quê hương tha thiết của tác giả.
Nỗi buồn, sự cô đơn gợi nên từ cảnh sông nước mênh mông, bát ngát
Câu đầu: mở ra nỗi buồn không dứt
+ sóng gợn:không phải mặt sông hoàn toàn phẵng lặng để lòng người bình yên, khôn phải là sóng vỗ dào dạt gợi niềm vui – sóng lăn tăn khuấy động vào lòng người.
+ sóng gợn - buồn điệp điệp: lớp sóng lô xô gối nhau tới vô tận như nỗi buồn âm thầm, da diết, khôn nguôi trong lòng nvtt – sóng có bao nếp gợn, lòng thi nhân có bấy nhiêu nỗi sầu – lòng người cộng hưởng, giao thoa cùng những đợt sóng miên man.
2.Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng tác giả:
Nỗi buồn, sự cô đơn gợi nên từ cảnh sông nước mênh mông, bát ngát:
nỗi buồn, cô đơn gợi lên từ những hình ảnh trôi nổi, vô định:
+ con thuyền xuôi mái: không bóng dáng người chèo thuyền - gợi sự lênh đênh, trôi nổi, buông xuôi theo số phận, dòng đời
+ củi một cành khô lạc mấy dòng: nt tăng cấp, lấy điểm tả diện, gợi thân phận nhỏ bé, bơ vơ, lạc loài của con người giữa biết bao dòng chảy cuộc đời.
* Cái lẻ loi của con thuyền nhỏ, cành củi khô càng làm nổi bật cái mênh mông, hoang vắng của sông rộng. Ngược lại, cái dằng dặc của dòng sông càng tô đậm cảm giác lẻ loi, vô định của cành củi khô, con thuyền nhỏ đang xuôi dòng.
2.Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng tác giả:
Nỗi buồn, sự cô đơn gợi nên từ cảnh sông nước mênh mông, bát ngát:
nỗi buồn, cô đơn gợi lên từ muôn ngả biệt li:
+ song song: tách bạch giữa thuyền và nước, hai đối tượng như đang di chuyển trên hai con đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Thu Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)