Xuân diệu
Chia sẻ bởi Vũ Văn Giang |
Ngày 21/10/2018 |
57
Chia sẻ tài liệu: xuân diệu thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
IV – Khuynh hướng chính trong sự phát triển của thơ 1945 – 1975
Tăng cừơng tính hiện thực và yếu tố tự sự nhằm đưa thơ về gắn liền với đời sống thực
Đến với đời sống thơ phải như một lẽ tất yếu, mở rộng cánh cửa cho cuộc sống vào thơ, tạ nên sự biển đổi quan trọng về thi liệu và quan niêm thẩm mĩ
Chất liệu hiện thựcđưa vào thơ không chỉ ngày càng đa dạng, phong phú hơn mà còn được chọn lọc, nâng cao hơn bằng sự xuất hiện những ý nghĩ sâu sắc, giá trị độc đáo và điển hình của mỗi chi tiết, hình ảnh. Đồng thời, đó cũng là quá trình khắc phục dần hiện tượng đưa hiện thực đời sống vào thơ một cách xô bổ, thiếu trọn lọc, ngoại giới lấn áp nội tâm.
Việc tăng cường chất liệu hiện thực đời sống đã đưa tới hệ quả là yếu tố tự sự trong thơ được gia tăng một cách đáng kể.
Nhu cầu mở rộng khả nang bao quát hiện thực rộng lơn và phonng phú của thời đại cách mạng và kháng chiến cũng thúc đẩy các nhà thơ tìm đến những thể thơ dài như huyện thơ và trường ca, mà trong đó yếu tố tự sự có vai trò quan trọng không thể thiếu, ngay cả nhưng trường ca không có cốt truyện
Yếu tố tự sự không thể tồn tại một cách biệt lập trong thơ mà cần được kết hợp, thống nhất với chất chữ tình và cả những yếu tố khác nhu chính luận, triết lí, suy tưởng. Thêm nữa, nó còn phụ thuộc vào bút pháp và phong cách của mỗi tác giả để tạo nên những cấu trúc nghệ thuật riêng biệt, độc đáo, vừa phản ánh được hình ảnh của thực tại đời sống thời đại , vừa in đậm bản sắc, cá tính của chủ thể sáng tạo
2. Tăng cường tính chính luận, chất triết lí, suy tưởng trong thơ
Trong bản chất thể loại của nó, thơ không đối lập với triết lí, suy tưởng, với chất trí tuệ. Sự hàm xúc và chiều sâu luôn là một yêu cầu cao đối với thơ, mà điều đó thường chỉ có thể đạt được bằng cách huy động sức mạnh của trí tuệ thông qua suy tưởng, triết lí, khái quát.
Tính chính luận được bổ sung và nâng cao bằng những suy tưởng triết lí, sức mạnh tri tuệ bổ sung cho nhiệt tình công dân và tính chiến đấu. Nhà thơ vừa là người tuyên truyền cổ động, vừa là nhà tư tưởng suy tư chiêm nghiệm, vừa là người nghệ sỹ say mê, nhiệt thành gắn bó với đời sống của dân tộc và đất nước. Ở một số nhà thơ như Chế Lan Viên, Huy Cận thì chất triết lí, suy tưởng đã thành một nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của họ. Chế Lan Viên có thể coi là người mở ra khuynh hướng phát triển này cua thơ ta và không ai có thể phủ nhận những thành công xuất sắc của nhà thơ theo hướng này cũng như hướng ảnh hưởng của ông đến nhiều người làm thơ trẻ.Chế Lan Viên đã đem đến cho thơ một tiếng nói sâu sác, mới mẻ, đáp ứng một đòi hỏi thực tại tronng sự phát triển của thơ ngày nay. Huy Cận úng là một nhf thơ giàu suy tưởng. Nhưng suy nghĩ của Huy Cận ít xuât phát từ những vấn đề mà thường đi ra từ những chi tiết, hình ảnh cụ thể hiện thực, từ đó nhà thơ khám phá ra những ý nghĩa sâu xa, những mối tương quan về thời gian, về không gian
Suy tưởng, triết lí có thể làm giàu cho thơ ở phương diện phầm chất trí tuệ, nhưng không thể thay thế cho tình cảm, cảm xúc chỉ có thể nảy nở trong quá trình tiếp xúc với đời sống thực tại, bằng sự sống trực tiếp của chính nhà thơ. Chất trí tuệ ở trong thơ cũng không thể hiện ra trong những mệnh đề triết lí, mà chủ yếu phải được hóa thân vào trong hình ảnh và ngôn ngữ thơ, bộc lộ trong câu từ và phải được chuyển hóa thành tình cảm, cảm xúc, thành cảm hứng nghệ thuật.
3. Kế thừa các hình thức thơ ca dân gian, dân tộc và tự do hóa hình thức thơ
Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám là nền văn học hướng về đại chúng và dân tộc. Quần chúng nhân dân không chỉ là đối tượng phản ánh chủ yếu van học mà còn là công chúng đông đảo, là đối tượng phục vụ chính của văn học. Vì thế, một lẽ đương nhiên là văn học phải tìm đến để khai thác, kế thừa những giá trị và kinh nghiệm nghệ thuật từ lâu đời của văn học dân gian và văn học cổ điển của dân tộc. Thơ kháng chiến chống Pháp ngay từ những năm đầu đã tìm đến những hình thức nghệ thuật mang đậm chất dân gian và dân tộc, quen thuộc với đại chúng. Thể thơ lục bát của ca dao, thể bốn tiếng, năm tiếng theo lối vè kể chuyện và điệu hát giặm Nghệ Tĩnh đã được sử dụng khá rộng rãi trong thơ của nhiều nhà thơ, từ Tố Hữu, Lưu Trọng Lư, Anh Thơ, Tế Hanh đến các nhà thơ xuất thân từ phong trào quần chúng như Trần Hữu thung, Minh Huệ, Lương An….không chỉ dùng các thể tơ dân gian, các nhà thơ còn học cách diễn đạt, sáng tạo hình ảnh, lối so sánh, cấu tư của thơ ca dân gian,làm cho thơ ca kháng chiến thực sự là tiếng nói tâm tình của quần chúng nhân dân kháng chiến
Cuộc “ cách mạng thơ ca” của phong trào Thơ Mới, xét về hình thức nghệ thuật, đã phá vỡ nhiều khuôn khổ ràng buộc vvis những quy phạm chặt chẽ, tạo ra những khả năng mới và rộng rãi trong thơ trong việc khám phá và biểu hiện đời sống, đặc biệt làdđời sống bên trong của con người cá nhân cá thể, vì vậy đã mở ra xu hướng tự do hóa cho hình thức thơ. Tuy nhiên, xu hướng này mới chỉ đi được những bước khởi đầu
Tự do hóa hình thức thơ được thể hiện ở những cấp độ khác nhau: dòng thơ, bài thơ và thể thơ
CHƯƠNG III : TỐ HỮU
(1920 – 2002)
Tiểu sử, con người, quan niệm về thơ của nhà thơ cách mạng
Tiểu sử
Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, này thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng của Đảng khi đang học ở trường Quốc học. Tháng 4/1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên, sau đó chuyển sang nhà lao Lao Bảo và nhiều nhà tù ở Tây Nguyên. Tháng 3/1942, Tố Hữu vượt ngục bắt liên lạc với Đảngvà đã tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 ở Huế. Sau cách mạng, Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền, đồng thời vẫn sáng tác thơ.
Tố Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
2. Con người
Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ.
3. Quan điểm về thơ của nhà thơ cách mạng
Trước nhất với ông, thơ và cách mạng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng, thơ là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng. Thơ là một phần của tâm hồn cách mạng, một phần của sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu.
Tố Hữu quan niệm “Thơ không phải chỉ là văn chương mà chính là gan ruột”
Quan điểm về thơ của Tố Hữu là quan điểm cách mạng về thơ, nên vừa phù hợp với đặc trưng của thơ vừa mang tính thời đại. Những bài tiểu luận về thơ của Tố Hữu chủ yếu viết trong giai đoạn những năm 60 của thế kỷ 20, tức là giai đoạn thơ Cách mạng Việt Nam phản ánh hiện thực và con người Việt Nam phục vụ cho công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Sự đúng đắn của quan điểm đó đã được chứng minh bằng cả một nền thơ có nhiều thành tựu và tác dụng lớn lao, trong đó thơ Tố Hữu có những đóng góp tiêu biểu.
Cuộc sống đi lên, xã hội đã có nhiều thay đổi, quan niệm về thơ cũng phát triển với nhiều nét mới phù hợp với đặc điểm và yêu cầu mới của thời đại, nhưng quan điểm về thơ của Tố Hữu vẫn có những hạt nhân chân lí như thơ phải gắn bó xã hội cuộc sống của nhân dân, vì vận mệnh của dân tộc, của con người. Thơ là tiếng nói của cảm xúc, cảm xúc chân thật, nồng cháy. Nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ là thống nhất trong đó nội dung là linh hồn và hình thức nghệ thuật là sự biểu hiện, sự thăng hoa của linh hồn ấy. Người làm thơ phải nâng cao tâm hồn, tư tưởng, phải sống sao cho đời sống của mình có “nhụy” thật (chữ của Tố Hữu), phải trau giồi vốn sống, vốn văn hóa, vốn nghệ thuật … để có thơ hay…. Đó là những điều chúng ta cần kế thừa và phát triển trong công cuộc đổi mới thơ và nâng cao chất lượng thơ
II. Các chặng đường thơ Tố Hữu
Từ ấy (1937 – 1946)
Tập thơ Từ ấy được in lần đầu năm 1946 và tái bản có sửa chữa năm 1959 mới được đặt tên là Từ ấy. Tập thơ gồm 71 bài, chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng
Từ ấy là nhịp đập đầu tiên, là tiếng thơ của một tâm hồn say mê lí tưởng (Máu lửa)…
Tố Hữu, giai đoạn này cũng là lúc bước vào tuổi thanh niên, được gặp gỡ lý tưởng cộng sản và trở thành một người chiến sĩ hăng hái, một người lãnh đạo phong trào thanh niên dân chủ ở Huế. Phần Máu lửa cho thấy nội dung chủ đạo là tiếng lòng đồng cảm với những thân phận bị đọa đày, hắt hủi của những người lao động nghèo khổ ở thành thị. Đó là em bé mồ côi (bài Hai đứa trẻ), chị vú em phải bỏ con ở quê nhà đói lạnh để ôm con của chủ (bài Vú em), ông lão đầy tớ, cô gái giang hồ trên dòng Hương Giang (bài Tiếng hát sông Hương`) v.v. Niềm cảm thông, xót xa, đồng cảm với những thân phận nghèo hèn trong xã hội thực dân nửa phong kiến luôn đi đôi với tiếng nói khơi gợi trong họ ý thức phản kháng, đem đến cho họ niềm tin vào một cuộc đổi đời. Bên cạnh đó, những tình cảm trắc ẩn và niềm cảm thông đó đã những đã tiếp sức cho nhà thơ trên bước đường đến với cách mạng.
Không chỉ có tình cảm với người lao động trong nước, lý tưởng cộng sản quốc tế phản ánh trong phần Máu lửa thông qua cả những tiếng nói chống chiến tranh phát xít, có ý nghĩa ở tầm nhân loại.
Với riêng nhà thơ, Máu lửa biểu hiện tiếng reo ca náo nức của một tâm hồn trẻ khát khao lẽ sống đã gặp lý tưởng cách mạng, mà bài thơ Từ ấy là một điển hình.
b. Từ ấy là một khúc chiến đấu, một trái tim trẻ trung đầy khao khát ( Xiềng xích)
Phần này như một bản quyết tâm thư của người chiến sĩ trẻ tuổi tự nhủ với lòng mình không khuất phục trước súng đạn và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, không nản chí trước mọi khó khăn trở ngại. Đó là những cuộc tuyệt thực trong nhà lao, những cuộc chiến đấu gay go với bản thân để vượt qua những cám dỗ thấp hèn (bài Con cá chột nưa, Tranh đấu); là những lời trăng trối của bạn tù gửi lại khi ra pháp trường (bài Trăng trối); là xúc cảm xao động trước tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài qua song cửa nhà tù (bài Một tiếng rao đêm, Nhớ người, Nhớ đồng); là ý chí hướng về những tấm gương hy sinh của đồng bào và chiến sĩ trong Khởi nghĩa Nam Kì (bài Bà má Hậu Giang); là tiếng nói đấu tranh góp phần với phong trào đấu tranh bên ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết (bài Dậy mà đi, Dậy lên thanh niên) v.v.
c. Từ ấy là bài ca chiến thắng ( Giải phóng):
Đây là những năm tháng khi nhà thơ vượt ngục và sống trong không khí sục sôi cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Thơ Tố Hữu trong giai đoạn này là tiếng thét căm thù đối với sự áp bức của hai đế quốc Pháp-Nhật (bài Tiếng hát trên đê, Đói! Đói! Đói!); là sự dự cảm tin lành chiến thắng (bài Xuân đến); là niềm say sưa ca niềm vui bất tuyệt của độc lập, tự do (bài Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt) v.v.
2. Việt Bắc ( 1946 – 1954):
Việt Bắc như một cuốn nhật kí kháng chiến
Ghi lại nhiều hình ảnh, sự kiện và bước trưởng thành của cuộc kháng chiến, những âm vang của lịch sử, của thời đại. Lần theo nững bài thơ tỏng tập, có thể hình dung về các chăng đường của cuộc kháng chiến. Từ những ngày đầu phòng ngự với chủ trương tiêu thổ những thành thị, thị trấn, phá cầu, đường để cản bước đường tiến công của quân giặc (Giữa thành phố bụi, Phá đường), rồi chiến thắng Việt Bắc, nhà thơ ghi lại bằng những lại bằng lời kể sảng khoái cảu anh vệ quốc quân trong bài Cá nước. Nhà thơ theo bước chân anh bộ đội lên Tây Bắc để ghi lại cuộc sống gian khổ và vẻ đẹp hào hùng của người chiến sĩ vượt lên những đèo núi hiểm trở, cheo leo của miền Tây Bắc. Cuộc kháng chiến ở hậu phương được tái hiện qua hình ảnh và tâm tình của những người mẹ, người phụ nữ nông
dân. Đặc biệt 3 bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Việt Bắc này mang đậm tính thời sự ghi lại được một cách tài tình không khí, tâm trạng, khí thế của thời đại trong bước ngoặt đi lên của lịch sủ dân tộc, nên cũng mang giá trị lịch sử sâu sắc. Trong đó Việt Bắc là thi phẩm xuất sắc nhất của nhà thơ Tố Hữu thời kì kháng chiến chống Pháp và thuộc trong số những bài thơ hay nhất của thơ kháng chiến.
b. Việt Bắc là bài ca ca ngợi vẻ đẹp những con người kháng chiến
Nha thơ tập trung thể hiện hình ảnh những con người đại diện cho quần chúng nhân dân kháng chiến với những tâm tình, ý nghĩ và tiếng nói của họ. Đó là anh vệ quốc quân nông dân hiền lành đã lầm nên chiến thắng Việt Bắc vang dộn (Cá nước); là phụ nữ Bắc Giang dù việc nhà bề bộn vẫn hăng hái tham gia công tác kháng chiến (Phá đường); là những người mẹ nông dân chất phát gắn bó nghĩa tình với kháng chiến hòa là một tình thương con với lòng yêu nước ( Bà mẹ Việt Bắc, Bà bủ, Bầm ơi); là em bé liên lạc hồn nhiên, anh dũng ngã xuống trên cánh đồng quê dưới làn đạn giặc mà linh hồn và hình ảnh của em vẫn còn mãi với quê hương đất nước (Lượm)
c. Việt Bắc là khúc hát của tình yêu quê hương đất nước
Được biểu hiện phong phú, sâu sắc trong trạng thái đa dạng. Đó là nghĩa tình gắn bó giữa hậu phương với tiền tuyến được biểu hiện trong niềm nhớ thương của những bà mẹ nông dân với đứa con vệ quốc quân; là tình cảm ‘Cá nước’’ của
người cán bộ với anh bộ đọi chỉ qua một lần gặp gỡ tình cờ trên đường kháng chiến; là mối tình gắn bó keo sơn giữa miền ngược với miền xuôi; là lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ với đồng bào Việt Bắc; và trên hết là lòng kính yêu của nhân dân với vị lãnh tụ. Lòng yêu nước còn được thể hiện trong cái nhìn và tình cảm với thiên nhiên và sinh hoạt của con người từ làng quê đến rừng núi, chiến khu, tuy còn nghèo khó và gian khổ nhưng không thiếu vẻ đẹp, niềm vui và nhất là thắm thiệt nghĩa tình. Thiên nhiên đất nước hiện lên với nhiều cảnh sắc, trong mọi thời khắc và cả bốn mùa, trong đời sống hằng ngày, và trong những sinh hoạt kháng chiến. Có ‘ Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương’’, có ‘ Tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối đều đều xuối xa’’, lại có những cảnh rộn rã, tấp nập sinh hoạt kháng chiến của cơ quan, lớp học i tờ… và những cảnh hào hùng từng đoàn dân công, bộ đội đi chiến dịch. Còn đây là bức tranh ‘ Tứ bình’’ thật đẹp và giản dị về cảnh và người Việt Bắc trong các mùa.
Lòng yêu nước cũng thể hiện ở long tự hào dân tộc, gắn liền với ý thức làm chủ đất nước của quần chúng nhân dân. Đặc biệt, khi dân tộc ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ‘ Chấn động địa cầu’’, giành lại hòa bình và giải phóng một nửa đất nước thì niềm vui và niền tự hào dân tộc rất cao thanh khúc ca hào sảng, say sưa trong thơ Tố Hữu
2. Gió lộng là tiếng thét đau thương :
Gió lộng là bài ca xây dựng cuộc sống mới, con người mới trên Miền Bắc xã hội chủ nghĩa
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, nửa đất nước được giải phóng và từng bước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, bước ngoặt của hiện thực cách mạng đã nâng cánh cho cảm hứng nghrrj thuật của Tố Hữu. Niềm vui chiến thắng được nhân lên cùng với niền tự hào của con người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, vững tin vào tương lại đã đem đến cho tập Gió lộng cảm hứng lãng mạn phơi phới cùng với thiên hướng sử thi đậm nét. Cuộc sống mới trên Miền Bắc qua sự cảm nhận của nhà thơ là một mùa xuân lớn, một ngày hội lớn mà nhìn vào đâu cũng thấy tràn đầy niềm vui, sức sống.
b. Gió lộng là tiếng thét đau thương, tiếng thét căm thù giục gọi chiến đấu
Trong niềm vui và tự hào với cuộc sống hiện tại, Tố Hữu không quên nhớ về quá khứ để thấm thía những khổ đau của cha ông, công lao của những thế hệ đi trước mở đường và từ đó càng thấm thía ân tình cách mạng. Giữa niềm vui tràn đầy của mùa xuân 1961 nhà thơ không quên nhắc nhở những bi kịch của cha ông.
Trong những năm đất nước bị chia cắt thơ Tố Hữu thể hiện tình cảm tha thiết với Miền Nam quê hương và theo sát từng bước đi của cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Đó là tiếng thét căm hận ngút trời trước tội ác của kẻ thù (Thù muôn đời muôn kiếp không tan), là tình yêu thương, đau xót
cảm phục chị Trần Thí Lí anh hùng ( Người con gái Việt Nam), là nỗi niềm nhớ thương quê hương hòa quyện với những hình ảnh kỉ niệm thắm thiết về người mẹ (Quê mẹ).
4. Ra trận (1962 – 1971):
Ra trận là khúc ca ra trận của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Không chỉ là lời tuyên truyền cổ động, Tố Hữu còn hiện diện trong thơ nư một nhà tư tưởng và một nghệ sĩ, để suy ngẫm phát triển và say mê, tự hào về cuộc chiến đấu chống Mĩ, về Tổ quốc dân tộc và con người Việt Nam
Đứng ở tầng cao tư tưởng và với cái nhìn khái quát, nhà thơ phát hiện và khẳng định về Tổ quốc và dân tộc trong tương quan thời đại, nhân loại với truyền thống lịch sử nhà thơ không ít lần khẳng định vị trí, ý nghĩa cuộc chiến đấu của dân tộc ta với tất cả niềm tự hào kiêu hãnh.
b. Ra trận là bài ca khẳng định những giá trị chân lý của thời đại
Ý thức về lịch sử và truyền thống dân tộc đã trở thành một cảm hứng thường trực trong thơ Tố Hữu thời kì này, đã ho những bài viết về cuộc chiến đấu chống Mĩ có âm vang lịch sử và âm hưởng trang nghiêm, hào hùng. Luôn xuất hiện trong các bài thơ của Tố Hữu những hình tượng Sơn Tinh, Phù Đổng, Thạch Sanh,
rồi ‘Khí phách Trần Lê, oai vũ Quang Trung’’. Cái nhìn lịch sử đã nối liền quá khứ và hiện tại, tìm thấy bóng dáng của lịch sử trong thời đại ngày nay ‘Khi quá khứ, tương lại soi mình trong hiện tại’’. Khám phá sức mạnh của dân tộc, những phẩm chất truyền thống bền vững của con người Việt Nam, Tố Hữu vừa có niềm say mê của một nhà thơ, vừa có sự suy tư của nhà tư tưởng. Vì thế, trong thơ ông có nhiều câu hỏi và lời đáp, lời ca ngợi và lời phân tích, luận giải và không ít lần nhà thơ bộc lộ sự ngạc nhiên, thán phục đến ngỡ ngàng về dân tộc và đất nước mình.
5. Máu và hoa (1971 – 1977)
6. Một tiếng đờn (1979 – 1992)
7. Ta với ta (1993 – 2002)
Phần ổn định
b. Nhà thơ chỉ ra phần ổn định cảu lịch sử xưa và nay
c. Sự thẩm định, sự khẳng định lại chính mình của hồn thơ Tố Hữu
CHƯƠNG IV: CHẾ LAN VIÊN
(1920 – 1989)
I – Tiểu sử, con người, quan niệm thơ của Chế Lan Viên:
Tiểu sử:
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Than, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịchTà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.
Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.
Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
3.Quan niệm thơ:
Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ’’, thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).
a.Thời kì trước cách mạng tháng 8 năm 1945
Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.
b. Thời kì hai cuộc kháng chiến chống Pháp – kháng chiến chống Mĩ
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng", và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống’’.
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lí. "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa" Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú , độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng
II. Con đường thơ của Chế Lan Viên
1. Thơ Chế Lan Viên trước cách mạng tháng tám: tập Điêu tan
Điêu tàn(1937) gồm 36 bài được sáng tác khi Chế Lan Viên 16 – 17 tuổi là học sinh trung học ở Quy Nhơn. Giữa lúc “phong trào Thơ Mới” đang ở giai đoạn cực thịnh thì tác phẩm “đột ngột xuất bản ra giữa làng thơ như một niềm kinh dị”.
a. Nội dung:
- Chế Lan Viên đã xây dựng một thế giới kinh dị trong tập Điêu tàn, thế giới của những nấm mồ, xương máu cùng yêu ma, những ngọn tháp Chăm hoang tàn và bí mật, những nấm mồ hiện ra trong bóng đêm dầy đặc ánh trăng lanh lẽo. Trên cái nền cảnh ấy hiện về hình ảnh vật vờ của những hồn ma, những nhánh xương khô và thấp thoáng bóng dáng hư ảo của các Chiêm Nữ ( Trên đương về), những cảnh rực rỡ của mùa xuân, đồng cảm với số phận dân tộc Chàm cũng là một cách thẻ hiện gián tiếp nỗi đau mất nước ( Xuân về).
- Điêu tàn là cái chán nản gay gắt, là sự phủ nhận thực tại xã hội đương thời ( Những sợi tơ lòng, Xuân).
b. Nghệ thuật:
-
2. Các chặng đường thơ cách mạng của Chế Lan Viên
a. “Ánh sáng và phù sa”- Con đường thơ Chế Lan Viên đi từ “Thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”.
- Ánh sáng và phù sa trình bầy cuộc phấn đấu trong tâm hồn và tư tưởng nhà thơ để vượt qua những nỗi đau riêng hòa hợp với niềm vui chung. Trước hêt là phải giải quyết được vấn đề cơ bản về quan niệm sống ( Hai câu hỏi). Những ám ảnh của dĩ vãn buồn thương, của nỗi đau vì bệnh tật, cả những mất mát trong cuộc đời riêng tất cả là những trở lực với nhà thơ trên hành trình đi tới. Nhưng khi đã có hướng rồi đừng sợ đời hết lửa” Chế Lan Viên đã tìm được đường đi cho mình và cho thơ mình là đén với cuộc sống rộng lớn đang hồi sinh của đất nước và nhân dân, để bồi đắp cho tâm hồn mình bằng ánh sáng tinh thần và phù sa vật chất của đời sống, của lí tưởng ( Nay đã phù sa).
- Vượt qua nỗi đau riêng tìm đến niềm vui chung, tập thơ thấm thía niềm tin yêu, lòng biết ơn và sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ với nhân dân, đất nước (Tiếng hát con tàu), thể hiện niềm khao khát được hòa nhập vào cuộc sống sôi động và rộng lớn của nhân dân trong hiện tại còn ấm nóng những kỉ niệm của thời kháng chiến. Tiếng gọi của đất nước đã thành tiếng gọi thôi thúc từ trong tâm hồn nhà thơ.
Đảng như là sự kết tinh tất yếu của quê hương, của cuộc đời người mẹ nhiều gian khó và hi sinh. Dưới ánh sáng của tư tưởng Đảng cái nhìn của nhà thơ về quê hương thật thấm thía ( Kết nạp Đảng trên quê mẹ).
- Ánh sáng và phù sa là tập thơ đạt đến độ chín về tư tưởng và nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên. Bút pháp Chế Lan Viên đến đây đã đạt đến sự đa dạng biến hóa linh hoạt. Nghệ thuật của Ánh sáng và phù sa nổi bật lên ở trí tưởng tượng mạnh mẽ, ở những hình ảnh đẹp và lộng lẫy, ở sự hòa hợp cảm xúc và trí tuệ.
b. Thơ Chế Lan Viên trong những năm chống Mĩ
- Chế Lan Viên đã làm một cuộc “chuyển quân” đưa thơ lên sát những “chiến hào” của cuộc chiến đấu. Cá tập thơ của ông liên tiếp xuất hiện: Hoa ngày thường- chim báo bão(1967), những bài thơ đánh giặc(1972), đối thoại mới (1975),…
- Thơ ông mang đậm tính thời sự và chất chính luận thể hiện sự tham gia trực tiếp của nhà thơ, bằng phương tiện thơ ca, vào cuộc chiến đấu sống còn của dân tộc (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng). Ngay từ những năm 1963-1964 khi cuộc chiến đấu chống chiến tranh đặc biệt ở miền Nam đang phát triển Chế Lan Viên đã viết ở đâu? Ở đâu? Ở đất anh hùng…
- Niềm tự hào về tổ quốc, dân tộc là cảm hứng lớn, bao trùm trong thơ Chế Lan Viên, Chế Lan Viên đã tìm thấy cái phi thường cao cả trong cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất- đế quốc Mĩ (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng). Hình tương tổ quốc là hình tượng nổi bật và bao trùm trong thơ Chế Lan Viên thời kì này, đó là những hình ảnh rộng lớn, kì vĩ, mang tính khái quát cao ( thời sự hè 72, bình luận). Nhà thơ đã tìm tấy cội nguồn bền vững của tinh thần dân tộc trong những biểu hiện sinh động của đời sống văn học dân gian.
- Đi đôi với niềm tự hào về Tổ quốc, dân tộc và sự khẳng định cuộc chiến đấu của chúng ta là lòng căm thù và sự phủ định kẻ thù-đế quốc Mĩ.
- Hồn thơ Chế Lan Viên nhập vào cơn bão lớn của thời đại, nhưng cũng không quên rung động trước những cái đẹp, bình dị của đời thường, của thiên nhiên và tình người. Có cái man mác trước ngà lau mùa thu cái băng khuâng về thời gian trước một đóa hoàng thảo hoa vàng, cái nồng nàn của sau cơn mưa, hoa sữa, cái chói lọi của hoa gạo son,…Tình gia đình, tình cha con, tình mẹ con( Con cò, con đi sơ tán xa), tình yêu.
Chế Lan Viên có những tìm tòi thể nghiệm mới về nghệ thuật phù hợp với bước chuyển của thơ theo hướng chính luận-thời sự, gia tăng mạnh mẽ yếu tố trí tuệ trong thơ.
c. Thơ từ sau 1975
- Chế Lan Viên có sự biến đổi trong khuynh hướng cảm hứng và giọng điệu của thơ mình. Từ khuynh hướng sử thi với chất chính luận và âm hưởng anh hùng ca trong thời kì kháng chiến chống Mĩ thơ Chế lan Viên chuyển dần sang cảm hứng thế sự đời tư với sự suy ngẫm triết lí.
- Sự chuyển biến đấy bắt đàu từ tập Hoa trên đá(1984), Ta gửi cho mình(1986) và nhất là hơn 300 bài thoa viết trong vài năm cuối đời.
- Cảm hứng thơ hướng vào đới sống nhân sinh, vào những suy ngẫm và những triết lí về nhiều vấn đề của cuộc sống và của nghệ thuật ( Dã tràng có ích).
- Ba tập Di cảo thơ với 309 bài thực sự đem đến cho người đọc sự phát hiện mới về nhiều vấn đề.
III. Phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên
1. Nhà thơ của trí tuệ và sự suy tưởng:
- Tác giả đã huy động vào công cuộc sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lực và thao tác tư duy như phân tích, so sánh, khái quát hóa, suy tưởng, triết lí và một vốn văn hóa, tri thức phong phú nhiều mặt.
- Thơ Chế Lan Viên không chỉ thiên về cảm xúc, cảm giác và thâm nhập vào bề sâu các mỗi bình diện của các sự vật, đặt nò trong nhiều mối tương quan để phát hiện những ý nghĩa tiềm ẩn mới mẻ gây hứng thú và gợi suy nghĩ cho người đọc.
- Ông nhấn mạnh: “thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh, không chỉ ơ hời mà mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan”. Tư duy thơ có cách tiếp cận riêng với đời sống, nhà thơ muốn khám phá sự vật ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa. Trí tuệ của nhà thơ hướng tới nắm bắt cái ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi hiện tượng và bằng tưởng tượng, liên tưởng mà liên kết các sự vật, hiện tượng trong nhiều mối tương quan từ đó làm nẩy lên những ý nghĩa sâu sắc.
2. Hình ảnh thơ Chế Lan Viên
- Trí tuệ sắc sảo ở Chế Lan Viên gắn liền với năng lực sánh tạo hình ảnh hết sức dồi dào và đa dạng.
- Chế Lan Viên cảm nhận suy nghĩ về mọi điều bằng hình ảnh và hình ảnh lại khiêu gợi, kích thích cho sự suy tưởng của nhà thơ càng vươn xa-sức mạnh thơ Chế Lan Viên nổi trội cả ở ý và hình.
- Thế giới nghệ thuật thơ Chế lan Viên được tạo lập bằng vô số hình ảnh dầy đặc với nhiều dạng thức khác nhau. Có hình ảnh khái niện, có hình ảnh kì ảo, lại có hình ảnh vừa thực vừa ảo, có hỉnh đơn lẻ nhưng nhiều hơn là những hình ảnh được kết thành chuỗi thành chùm, theo lối liên tưởng, bổ xung hoặc đối lập.
3. Tính dân tộc và hiện đại trong thơ Chế Lan Viên
- Tiếp nhận ảnh hưởng của nhiều trường phái thơ, thơ của Chế Lan Viên thiên về khuynh hướng hiện đại nhưng không ít trường hợp, đặc biệt là trong xu thế tứ tuyệt lại có được cái hàm súc và phong vị man mác cổ thi.
- Về thể thơ cũng rất đa dạng, Chế Lan Viên thành thạo nhuần nhuyễn cả về thể thơ 7 tiếng, tám tiếng, đặc biệt trong thể thơ tự do, thơ văn xuôi, thúc đẩy xu hướng tự do hóa hình thức trong thơ ca hiện đại việt Nam.
4. Thơ Chế Lan Viên thường sử dụng phép đối lập – tương phản:
- Tư duy thơ Chế Lan Viên rất nhạy bén trong sự phát triển những tương quan, đặt các hiện tượng phản bên nhau, làm nổi rõ bản chất và quy luật phát triển của nó, gây được hứng thú, thẩm mĩ bất ngờ.
Tăng cừơng tính hiện thực và yếu tố tự sự nhằm đưa thơ về gắn liền với đời sống thực
Đến với đời sống thơ phải như một lẽ tất yếu, mở rộng cánh cửa cho cuộc sống vào thơ, tạ nên sự biển đổi quan trọng về thi liệu và quan niêm thẩm mĩ
Chất liệu hiện thựcđưa vào thơ không chỉ ngày càng đa dạng, phong phú hơn mà còn được chọn lọc, nâng cao hơn bằng sự xuất hiện những ý nghĩ sâu sắc, giá trị độc đáo và điển hình của mỗi chi tiết, hình ảnh. Đồng thời, đó cũng là quá trình khắc phục dần hiện tượng đưa hiện thực đời sống vào thơ một cách xô bổ, thiếu trọn lọc, ngoại giới lấn áp nội tâm.
Việc tăng cường chất liệu hiện thực đời sống đã đưa tới hệ quả là yếu tố tự sự trong thơ được gia tăng một cách đáng kể.
Nhu cầu mở rộng khả nang bao quát hiện thực rộng lơn và phonng phú của thời đại cách mạng và kháng chiến cũng thúc đẩy các nhà thơ tìm đến những thể thơ dài như huyện thơ và trường ca, mà trong đó yếu tố tự sự có vai trò quan trọng không thể thiếu, ngay cả nhưng trường ca không có cốt truyện
Yếu tố tự sự không thể tồn tại một cách biệt lập trong thơ mà cần được kết hợp, thống nhất với chất chữ tình và cả những yếu tố khác nhu chính luận, triết lí, suy tưởng. Thêm nữa, nó còn phụ thuộc vào bút pháp và phong cách của mỗi tác giả để tạo nên những cấu trúc nghệ thuật riêng biệt, độc đáo, vừa phản ánh được hình ảnh của thực tại đời sống thời đại , vừa in đậm bản sắc, cá tính của chủ thể sáng tạo
2. Tăng cường tính chính luận, chất triết lí, suy tưởng trong thơ
Trong bản chất thể loại của nó, thơ không đối lập với triết lí, suy tưởng, với chất trí tuệ. Sự hàm xúc và chiều sâu luôn là một yêu cầu cao đối với thơ, mà điều đó thường chỉ có thể đạt được bằng cách huy động sức mạnh của trí tuệ thông qua suy tưởng, triết lí, khái quát.
Tính chính luận được bổ sung và nâng cao bằng những suy tưởng triết lí, sức mạnh tri tuệ bổ sung cho nhiệt tình công dân và tính chiến đấu. Nhà thơ vừa là người tuyên truyền cổ động, vừa là nhà tư tưởng suy tư chiêm nghiệm, vừa là người nghệ sỹ say mê, nhiệt thành gắn bó với đời sống của dân tộc và đất nước. Ở một số nhà thơ như Chế Lan Viên, Huy Cận thì chất triết lí, suy tưởng đã thành một nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của họ. Chế Lan Viên có thể coi là người mở ra khuynh hướng phát triển này cua thơ ta và không ai có thể phủ nhận những thành công xuất sắc của nhà thơ theo hướng này cũng như hướng ảnh hưởng của ông đến nhiều người làm thơ trẻ.Chế Lan Viên đã đem đến cho thơ một tiếng nói sâu sác, mới mẻ, đáp ứng một đòi hỏi thực tại tronng sự phát triển của thơ ngày nay. Huy Cận úng là một nhf thơ giàu suy tưởng. Nhưng suy nghĩ của Huy Cận ít xuât phát từ những vấn đề mà thường đi ra từ những chi tiết, hình ảnh cụ thể hiện thực, từ đó nhà thơ khám phá ra những ý nghĩa sâu xa, những mối tương quan về thời gian, về không gian
Suy tưởng, triết lí có thể làm giàu cho thơ ở phương diện phầm chất trí tuệ, nhưng không thể thay thế cho tình cảm, cảm xúc chỉ có thể nảy nở trong quá trình tiếp xúc với đời sống thực tại, bằng sự sống trực tiếp của chính nhà thơ. Chất trí tuệ ở trong thơ cũng không thể hiện ra trong những mệnh đề triết lí, mà chủ yếu phải được hóa thân vào trong hình ảnh và ngôn ngữ thơ, bộc lộ trong câu từ và phải được chuyển hóa thành tình cảm, cảm xúc, thành cảm hứng nghệ thuật.
3. Kế thừa các hình thức thơ ca dân gian, dân tộc và tự do hóa hình thức thơ
Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám là nền văn học hướng về đại chúng và dân tộc. Quần chúng nhân dân không chỉ là đối tượng phản ánh chủ yếu van học mà còn là công chúng đông đảo, là đối tượng phục vụ chính của văn học. Vì thế, một lẽ đương nhiên là văn học phải tìm đến để khai thác, kế thừa những giá trị và kinh nghiệm nghệ thuật từ lâu đời của văn học dân gian và văn học cổ điển của dân tộc. Thơ kháng chiến chống Pháp ngay từ những năm đầu đã tìm đến những hình thức nghệ thuật mang đậm chất dân gian và dân tộc, quen thuộc với đại chúng. Thể thơ lục bát của ca dao, thể bốn tiếng, năm tiếng theo lối vè kể chuyện và điệu hát giặm Nghệ Tĩnh đã được sử dụng khá rộng rãi trong thơ của nhiều nhà thơ, từ Tố Hữu, Lưu Trọng Lư, Anh Thơ, Tế Hanh đến các nhà thơ xuất thân từ phong trào quần chúng như Trần Hữu thung, Minh Huệ, Lương An….không chỉ dùng các thể tơ dân gian, các nhà thơ còn học cách diễn đạt, sáng tạo hình ảnh, lối so sánh, cấu tư của thơ ca dân gian,làm cho thơ ca kháng chiến thực sự là tiếng nói tâm tình của quần chúng nhân dân kháng chiến
Cuộc “ cách mạng thơ ca” của phong trào Thơ Mới, xét về hình thức nghệ thuật, đã phá vỡ nhiều khuôn khổ ràng buộc vvis những quy phạm chặt chẽ, tạo ra những khả năng mới và rộng rãi trong thơ trong việc khám phá và biểu hiện đời sống, đặc biệt làdđời sống bên trong của con người cá nhân cá thể, vì vậy đã mở ra xu hướng tự do hóa cho hình thức thơ. Tuy nhiên, xu hướng này mới chỉ đi được những bước khởi đầu
Tự do hóa hình thức thơ được thể hiện ở những cấp độ khác nhau: dòng thơ, bài thơ và thể thơ
CHƯƠNG III : TỐ HỮU
(1920 – 2002)
Tiểu sử, con người, quan niệm về thơ của nhà thơ cách mạng
Tiểu sử
Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, này thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng của Đảng khi đang học ở trường Quốc học. Tháng 4/1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên, sau đó chuyển sang nhà lao Lao Bảo và nhiều nhà tù ở Tây Nguyên. Tháng 3/1942, Tố Hữu vượt ngục bắt liên lạc với Đảngvà đã tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 ở Huế. Sau cách mạng, Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền, đồng thời vẫn sáng tác thơ.
Tố Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
2. Con người
Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ.
3. Quan điểm về thơ của nhà thơ cách mạng
Trước nhất với ông, thơ và cách mạng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng, thơ là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng. Thơ là một phần của tâm hồn cách mạng, một phần của sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu.
Tố Hữu quan niệm “Thơ không phải chỉ là văn chương mà chính là gan ruột”
Quan điểm về thơ của Tố Hữu là quan điểm cách mạng về thơ, nên vừa phù hợp với đặc trưng của thơ vừa mang tính thời đại. Những bài tiểu luận về thơ của Tố Hữu chủ yếu viết trong giai đoạn những năm 60 của thế kỷ 20, tức là giai đoạn thơ Cách mạng Việt Nam phản ánh hiện thực và con người Việt Nam phục vụ cho công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Sự đúng đắn của quan điểm đó đã được chứng minh bằng cả một nền thơ có nhiều thành tựu và tác dụng lớn lao, trong đó thơ Tố Hữu có những đóng góp tiêu biểu.
Cuộc sống đi lên, xã hội đã có nhiều thay đổi, quan niệm về thơ cũng phát triển với nhiều nét mới phù hợp với đặc điểm và yêu cầu mới của thời đại, nhưng quan điểm về thơ của Tố Hữu vẫn có những hạt nhân chân lí như thơ phải gắn bó xã hội cuộc sống của nhân dân, vì vận mệnh của dân tộc, của con người. Thơ là tiếng nói của cảm xúc, cảm xúc chân thật, nồng cháy. Nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ là thống nhất trong đó nội dung là linh hồn và hình thức nghệ thuật là sự biểu hiện, sự thăng hoa của linh hồn ấy. Người làm thơ phải nâng cao tâm hồn, tư tưởng, phải sống sao cho đời sống của mình có “nhụy” thật (chữ của Tố Hữu), phải trau giồi vốn sống, vốn văn hóa, vốn nghệ thuật … để có thơ hay…. Đó là những điều chúng ta cần kế thừa và phát triển trong công cuộc đổi mới thơ và nâng cao chất lượng thơ
II. Các chặng đường thơ Tố Hữu
Từ ấy (1937 – 1946)
Tập thơ Từ ấy được in lần đầu năm 1946 và tái bản có sửa chữa năm 1959 mới được đặt tên là Từ ấy. Tập thơ gồm 71 bài, chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng
Từ ấy là nhịp đập đầu tiên, là tiếng thơ của một tâm hồn say mê lí tưởng (Máu lửa)…
Tố Hữu, giai đoạn này cũng là lúc bước vào tuổi thanh niên, được gặp gỡ lý tưởng cộng sản và trở thành một người chiến sĩ hăng hái, một người lãnh đạo phong trào thanh niên dân chủ ở Huế. Phần Máu lửa cho thấy nội dung chủ đạo là tiếng lòng đồng cảm với những thân phận bị đọa đày, hắt hủi của những người lao động nghèo khổ ở thành thị. Đó là em bé mồ côi (bài Hai đứa trẻ), chị vú em phải bỏ con ở quê nhà đói lạnh để ôm con của chủ (bài Vú em), ông lão đầy tớ, cô gái giang hồ trên dòng Hương Giang (bài Tiếng hát sông Hương`) v.v. Niềm cảm thông, xót xa, đồng cảm với những thân phận nghèo hèn trong xã hội thực dân nửa phong kiến luôn đi đôi với tiếng nói khơi gợi trong họ ý thức phản kháng, đem đến cho họ niềm tin vào một cuộc đổi đời. Bên cạnh đó, những tình cảm trắc ẩn và niềm cảm thông đó đã những đã tiếp sức cho nhà thơ trên bước đường đến với cách mạng.
Không chỉ có tình cảm với người lao động trong nước, lý tưởng cộng sản quốc tế phản ánh trong phần Máu lửa thông qua cả những tiếng nói chống chiến tranh phát xít, có ý nghĩa ở tầm nhân loại.
Với riêng nhà thơ, Máu lửa biểu hiện tiếng reo ca náo nức của một tâm hồn trẻ khát khao lẽ sống đã gặp lý tưởng cách mạng, mà bài thơ Từ ấy là một điển hình.
b. Từ ấy là một khúc chiến đấu, một trái tim trẻ trung đầy khao khát ( Xiềng xích)
Phần này như một bản quyết tâm thư của người chiến sĩ trẻ tuổi tự nhủ với lòng mình không khuất phục trước súng đạn và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, không nản chí trước mọi khó khăn trở ngại. Đó là những cuộc tuyệt thực trong nhà lao, những cuộc chiến đấu gay go với bản thân để vượt qua những cám dỗ thấp hèn (bài Con cá chột nưa, Tranh đấu); là những lời trăng trối của bạn tù gửi lại khi ra pháp trường (bài Trăng trối); là xúc cảm xao động trước tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài qua song cửa nhà tù (bài Một tiếng rao đêm, Nhớ người, Nhớ đồng); là ý chí hướng về những tấm gương hy sinh của đồng bào và chiến sĩ trong Khởi nghĩa Nam Kì (bài Bà má Hậu Giang); là tiếng nói đấu tranh góp phần với phong trào đấu tranh bên ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết (bài Dậy mà đi, Dậy lên thanh niên) v.v.
c. Từ ấy là bài ca chiến thắng ( Giải phóng):
Đây là những năm tháng khi nhà thơ vượt ngục và sống trong không khí sục sôi cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Thơ Tố Hữu trong giai đoạn này là tiếng thét căm thù đối với sự áp bức của hai đế quốc Pháp-Nhật (bài Tiếng hát trên đê, Đói! Đói! Đói!); là sự dự cảm tin lành chiến thắng (bài Xuân đến); là niềm say sưa ca niềm vui bất tuyệt của độc lập, tự do (bài Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt) v.v.
2. Việt Bắc ( 1946 – 1954):
Việt Bắc như một cuốn nhật kí kháng chiến
Ghi lại nhiều hình ảnh, sự kiện và bước trưởng thành của cuộc kháng chiến, những âm vang của lịch sử, của thời đại. Lần theo nững bài thơ tỏng tập, có thể hình dung về các chăng đường của cuộc kháng chiến. Từ những ngày đầu phòng ngự với chủ trương tiêu thổ những thành thị, thị trấn, phá cầu, đường để cản bước đường tiến công của quân giặc (Giữa thành phố bụi, Phá đường), rồi chiến thắng Việt Bắc, nhà thơ ghi lại bằng những lại bằng lời kể sảng khoái cảu anh vệ quốc quân trong bài Cá nước. Nhà thơ theo bước chân anh bộ đội lên Tây Bắc để ghi lại cuộc sống gian khổ và vẻ đẹp hào hùng của người chiến sĩ vượt lên những đèo núi hiểm trở, cheo leo của miền Tây Bắc. Cuộc kháng chiến ở hậu phương được tái hiện qua hình ảnh và tâm tình của những người mẹ, người phụ nữ nông
dân. Đặc biệt 3 bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Việt Bắc này mang đậm tính thời sự ghi lại được một cách tài tình không khí, tâm trạng, khí thế của thời đại trong bước ngoặt đi lên của lịch sủ dân tộc, nên cũng mang giá trị lịch sử sâu sắc. Trong đó Việt Bắc là thi phẩm xuất sắc nhất của nhà thơ Tố Hữu thời kì kháng chiến chống Pháp và thuộc trong số những bài thơ hay nhất của thơ kháng chiến.
b. Việt Bắc là bài ca ca ngợi vẻ đẹp những con người kháng chiến
Nha thơ tập trung thể hiện hình ảnh những con người đại diện cho quần chúng nhân dân kháng chiến với những tâm tình, ý nghĩ và tiếng nói của họ. Đó là anh vệ quốc quân nông dân hiền lành đã lầm nên chiến thắng Việt Bắc vang dộn (Cá nước); là phụ nữ Bắc Giang dù việc nhà bề bộn vẫn hăng hái tham gia công tác kháng chiến (Phá đường); là những người mẹ nông dân chất phát gắn bó nghĩa tình với kháng chiến hòa là một tình thương con với lòng yêu nước ( Bà mẹ Việt Bắc, Bà bủ, Bầm ơi); là em bé liên lạc hồn nhiên, anh dũng ngã xuống trên cánh đồng quê dưới làn đạn giặc mà linh hồn và hình ảnh của em vẫn còn mãi với quê hương đất nước (Lượm)
c. Việt Bắc là khúc hát của tình yêu quê hương đất nước
Được biểu hiện phong phú, sâu sắc trong trạng thái đa dạng. Đó là nghĩa tình gắn bó giữa hậu phương với tiền tuyến được biểu hiện trong niềm nhớ thương của những bà mẹ nông dân với đứa con vệ quốc quân; là tình cảm ‘Cá nước’’ của
người cán bộ với anh bộ đọi chỉ qua một lần gặp gỡ tình cờ trên đường kháng chiến; là mối tình gắn bó keo sơn giữa miền ngược với miền xuôi; là lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ với đồng bào Việt Bắc; và trên hết là lòng kính yêu của nhân dân với vị lãnh tụ. Lòng yêu nước còn được thể hiện trong cái nhìn và tình cảm với thiên nhiên và sinh hoạt của con người từ làng quê đến rừng núi, chiến khu, tuy còn nghèo khó và gian khổ nhưng không thiếu vẻ đẹp, niềm vui và nhất là thắm thiệt nghĩa tình. Thiên nhiên đất nước hiện lên với nhiều cảnh sắc, trong mọi thời khắc và cả bốn mùa, trong đời sống hằng ngày, và trong những sinh hoạt kháng chiến. Có ‘ Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương’’, có ‘ Tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối đều đều xuối xa’’, lại có những cảnh rộn rã, tấp nập sinh hoạt kháng chiến của cơ quan, lớp học i tờ… và những cảnh hào hùng từng đoàn dân công, bộ đội đi chiến dịch. Còn đây là bức tranh ‘ Tứ bình’’ thật đẹp và giản dị về cảnh và người Việt Bắc trong các mùa.
Lòng yêu nước cũng thể hiện ở long tự hào dân tộc, gắn liền với ý thức làm chủ đất nước của quần chúng nhân dân. Đặc biệt, khi dân tộc ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ‘ Chấn động địa cầu’’, giành lại hòa bình và giải phóng một nửa đất nước thì niềm vui và niền tự hào dân tộc rất cao thanh khúc ca hào sảng, say sưa trong thơ Tố Hữu
2. Gió lộng là tiếng thét đau thương :
Gió lộng là bài ca xây dựng cuộc sống mới, con người mới trên Miền Bắc xã hội chủ nghĩa
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, nửa đất nước được giải phóng và từng bước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, bước ngoặt của hiện thực cách mạng đã nâng cánh cho cảm hứng nghrrj thuật của Tố Hữu. Niềm vui chiến thắng được nhân lên cùng với niền tự hào của con người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, vững tin vào tương lại đã đem đến cho tập Gió lộng cảm hứng lãng mạn phơi phới cùng với thiên hướng sử thi đậm nét. Cuộc sống mới trên Miền Bắc qua sự cảm nhận của nhà thơ là một mùa xuân lớn, một ngày hội lớn mà nhìn vào đâu cũng thấy tràn đầy niềm vui, sức sống.
b. Gió lộng là tiếng thét đau thương, tiếng thét căm thù giục gọi chiến đấu
Trong niềm vui và tự hào với cuộc sống hiện tại, Tố Hữu không quên nhớ về quá khứ để thấm thía những khổ đau của cha ông, công lao của những thế hệ đi trước mở đường và từ đó càng thấm thía ân tình cách mạng. Giữa niềm vui tràn đầy của mùa xuân 1961 nhà thơ không quên nhắc nhở những bi kịch của cha ông.
Trong những năm đất nước bị chia cắt thơ Tố Hữu thể hiện tình cảm tha thiết với Miền Nam quê hương và theo sát từng bước đi của cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Đó là tiếng thét căm hận ngút trời trước tội ác của kẻ thù (Thù muôn đời muôn kiếp không tan), là tình yêu thương, đau xót
cảm phục chị Trần Thí Lí anh hùng ( Người con gái Việt Nam), là nỗi niềm nhớ thương quê hương hòa quyện với những hình ảnh kỉ niệm thắm thiết về người mẹ (Quê mẹ).
4. Ra trận (1962 – 1971):
Ra trận là khúc ca ra trận của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Không chỉ là lời tuyên truyền cổ động, Tố Hữu còn hiện diện trong thơ nư một nhà tư tưởng và một nghệ sĩ, để suy ngẫm phát triển và say mê, tự hào về cuộc chiến đấu chống Mĩ, về Tổ quốc dân tộc và con người Việt Nam
Đứng ở tầng cao tư tưởng và với cái nhìn khái quát, nhà thơ phát hiện và khẳng định về Tổ quốc và dân tộc trong tương quan thời đại, nhân loại với truyền thống lịch sử nhà thơ không ít lần khẳng định vị trí, ý nghĩa cuộc chiến đấu của dân tộc ta với tất cả niềm tự hào kiêu hãnh.
b. Ra trận là bài ca khẳng định những giá trị chân lý của thời đại
Ý thức về lịch sử và truyền thống dân tộc đã trở thành một cảm hứng thường trực trong thơ Tố Hữu thời kì này, đã ho những bài viết về cuộc chiến đấu chống Mĩ có âm vang lịch sử và âm hưởng trang nghiêm, hào hùng. Luôn xuất hiện trong các bài thơ của Tố Hữu những hình tượng Sơn Tinh, Phù Đổng, Thạch Sanh,
rồi ‘Khí phách Trần Lê, oai vũ Quang Trung’’. Cái nhìn lịch sử đã nối liền quá khứ và hiện tại, tìm thấy bóng dáng của lịch sử trong thời đại ngày nay ‘Khi quá khứ, tương lại soi mình trong hiện tại’’. Khám phá sức mạnh của dân tộc, những phẩm chất truyền thống bền vững của con người Việt Nam, Tố Hữu vừa có niềm say mê của một nhà thơ, vừa có sự suy tư của nhà tư tưởng. Vì thế, trong thơ ông có nhiều câu hỏi và lời đáp, lời ca ngợi và lời phân tích, luận giải và không ít lần nhà thơ bộc lộ sự ngạc nhiên, thán phục đến ngỡ ngàng về dân tộc và đất nước mình.
5. Máu và hoa (1971 – 1977)
6. Một tiếng đờn (1979 – 1992)
7. Ta với ta (1993 – 2002)
Phần ổn định
b. Nhà thơ chỉ ra phần ổn định cảu lịch sử xưa và nay
c. Sự thẩm định, sự khẳng định lại chính mình của hồn thơ Tố Hữu
CHƯƠNG IV: CHẾ LAN VIÊN
(1920 – 1989)
I – Tiểu sử, con người, quan niệm thơ của Chế Lan Viên:
Tiểu sử:
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Than, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịchTà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.
Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.
Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
3.Quan niệm thơ:
Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ’’, thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).
a.Thời kì trước cách mạng tháng 8 năm 1945
Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.
b. Thời kì hai cuộc kháng chiến chống Pháp – kháng chiến chống Mĩ
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng", và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống’’.
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lí. "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa" Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú , độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng
II. Con đường thơ của Chế Lan Viên
1. Thơ Chế Lan Viên trước cách mạng tháng tám: tập Điêu tan
Điêu tàn(1937) gồm 36 bài được sáng tác khi Chế Lan Viên 16 – 17 tuổi là học sinh trung học ở Quy Nhơn. Giữa lúc “phong trào Thơ Mới” đang ở giai đoạn cực thịnh thì tác phẩm “đột ngột xuất bản ra giữa làng thơ như một niềm kinh dị”.
a. Nội dung:
- Chế Lan Viên đã xây dựng một thế giới kinh dị trong tập Điêu tàn, thế giới của những nấm mồ, xương máu cùng yêu ma, những ngọn tháp Chăm hoang tàn và bí mật, những nấm mồ hiện ra trong bóng đêm dầy đặc ánh trăng lanh lẽo. Trên cái nền cảnh ấy hiện về hình ảnh vật vờ của những hồn ma, những nhánh xương khô và thấp thoáng bóng dáng hư ảo của các Chiêm Nữ ( Trên đương về), những cảnh rực rỡ của mùa xuân, đồng cảm với số phận dân tộc Chàm cũng là một cách thẻ hiện gián tiếp nỗi đau mất nước ( Xuân về).
- Điêu tàn là cái chán nản gay gắt, là sự phủ nhận thực tại xã hội đương thời ( Những sợi tơ lòng, Xuân).
b. Nghệ thuật:
-
2. Các chặng đường thơ cách mạng của Chế Lan Viên
a. “Ánh sáng và phù sa”- Con đường thơ Chế Lan Viên đi từ “Thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”.
- Ánh sáng và phù sa trình bầy cuộc phấn đấu trong tâm hồn và tư tưởng nhà thơ để vượt qua những nỗi đau riêng hòa hợp với niềm vui chung. Trước hêt là phải giải quyết được vấn đề cơ bản về quan niệm sống ( Hai câu hỏi). Những ám ảnh của dĩ vãn buồn thương, của nỗi đau vì bệnh tật, cả những mất mát trong cuộc đời riêng tất cả là những trở lực với nhà thơ trên hành trình đi tới. Nhưng khi đã có hướng rồi đừng sợ đời hết lửa” Chế Lan Viên đã tìm được đường đi cho mình và cho thơ mình là đén với cuộc sống rộng lớn đang hồi sinh của đất nước và nhân dân, để bồi đắp cho tâm hồn mình bằng ánh sáng tinh thần và phù sa vật chất của đời sống, của lí tưởng ( Nay đã phù sa).
- Vượt qua nỗi đau riêng tìm đến niềm vui chung, tập thơ thấm thía niềm tin yêu, lòng biết ơn và sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ với nhân dân, đất nước (Tiếng hát con tàu), thể hiện niềm khao khát được hòa nhập vào cuộc sống sôi động và rộng lớn của nhân dân trong hiện tại còn ấm nóng những kỉ niệm của thời kháng chiến. Tiếng gọi của đất nước đã thành tiếng gọi thôi thúc từ trong tâm hồn nhà thơ.
Đảng như là sự kết tinh tất yếu của quê hương, của cuộc đời người mẹ nhiều gian khó và hi sinh. Dưới ánh sáng của tư tưởng Đảng cái nhìn của nhà thơ về quê hương thật thấm thía ( Kết nạp Đảng trên quê mẹ).
- Ánh sáng và phù sa là tập thơ đạt đến độ chín về tư tưởng và nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên. Bút pháp Chế Lan Viên đến đây đã đạt đến sự đa dạng biến hóa linh hoạt. Nghệ thuật của Ánh sáng và phù sa nổi bật lên ở trí tưởng tượng mạnh mẽ, ở những hình ảnh đẹp và lộng lẫy, ở sự hòa hợp cảm xúc và trí tuệ.
b. Thơ Chế Lan Viên trong những năm chống Mĩ
- Chế Lan Viên đã làm một cuộc “chuyển quân” đưa thơ lên sát những “chiến hào” của cuộc chiến đấu. Cá tập thơ của ông liên tiếp xuất hiện: Hoa ngày thường- chim báo bão(1967), những bài thơ đánh giặc(1972), đối thoại mới (1975),…
- Thơ ông mang đậm tính thời sự và chất chính luận thể hiện sự tham gia trực tiếp của nhà thơ, bằng phương tiện thơ ca, vào cuộc chiến đấu sống còn của dân tộc (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng). Ngay từ những năm 1963-1964 khi cuộc chiến đấu chống chiến tranh đặc biệt ở miền Nam đang phát triển Chế Lan Viên đã viết ở đâu? Ở đâu? Ở đất anh hùng…
- Niềm tự hào về tổ quốc, dân tộc là cảm hứng lớn, bao trùm trong thơ Chế Lan Viên, Chế Lan Viên đã tìm thấy cái phi thường cao cả trong cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất- đế quốc Mĩ (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng). Hình tương tổ quốc là hình tượng nổi bật và bao trùm trong thơ Chế Lan Viên thời kì này, đó là những hình ảnh rộng lớn, kì vĩ, mang tính khái quát cao ( thời sự hè 72, bình luận). Nhà thơ đã tìm tấy cội nguồn bền vững của tinh thần dân tộc trong những biểu hiện sinh động của đời sống văn học dân gian.
- Đi đôi với niềm tự hào về Tổ quốc, dân tộc và sự khẳng định cuộc chiến đấu của chúng ta là lòng căm thù và sự phủ định kẻ thù-đế quốc Mĩ.
- Hồn thơ Chế Lan Viên nhập vào cơn bão lớn của thời đại, nhưng cũng không quên rung động trước những cái đẹp, bình dị của đời thường, của thiên nhiên và tình người. Có cái man mác trước ngà lau mùa thu cái băng khuâng về thời gian trước một đóa hoàng thảo hoa vàng, cái nồng nàn của sau cơn mưa, hoa sữa, cái chói lọi của hoa gạo son,…Tình gia đình, tình cha con, tình mẹ con( Con cò, con đi sơ tán xa), tình yêu.
Chế Lan Viên có những tìm tòi thể nghiệm mới về nghệ thuật phù hợp với bước chuyển của thơ theo hướng chính luận-thời sự, gia tăng mạnh mẽ yếu tố trí tuệ trong thơ.
c. Thơ từ sau 1975
- Chế Lan Viên có sự biến đổi trong khuynh hướng cảm hứng và giọng điệu của thơ mình. Từ khuynh hướng sử thi với chất chính luận và âm hưởng anh hùng ca trong thời kì kháng chiến chống Mĩ thơ Chế lan Viên chuyển dần sang cảm hứng thế sự đời tư với sự suy ngẫm triết lí.
- Sự chuyển biến đấy bắt đàu từ tập Hoa trên đá(1984), Ta gửi cho mình(1986) và nhất là hơn 300 bài thoa viết trong vài năm cuối đời.
- Cảm hứng thơ hướng vào đới sống nhân sinh, vào những suy ngẫm và những triết lí về nhiều vấn đề của cuộc sống và của nghệ thuật ( Dã tràng có ích).
- Ba tập Di cảo thơ với 309 bài thực sự đem đến cho người đọc sự phát hiện mới về nhiều vấn đề.
III. Phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên
1. Nhà thơ của trí tuệ và sự suy tưởng:
- Tác giả đã huy động vào công cuộc sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lực và thao tác tư duy như phân tích, so sánh, khái quát hóa, suy tưởng, triết lí và một vốn văn hóa, tri thức phong phú nhiều mặt.
- Thơ Chế Lan Viên không chỉ thiên về cảm xúc, cảm giác và thâm nhập vào bề sâu các mỗi bình diện của các sự vật, đặt nò trong nhiều mối tương quan để phát hiện những ý nghĩa tiềm ẩn mới mẻ gây hứng thú và gợi suy nghĩ cho người đọc.
- Ông nhấn mạnh: “thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh, không chỉ ơ hời mà mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan”. Tư duy thơ có cách tiếp cận riêng với đời sống, nhà thơ muốn khám phá sự vật ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa. Trí tuệ của nhà thơ hướng tới nắm bắt cái ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi hiện tượng và bằng tưởng tượng, liên tưởng mà liên kết các sự vật, hiện tượng trong nhiều mối tương quan từ đó làm nẩy lên những ý nghĩa sâu sắc.
2. Hình ảnh thơ Chế Lan Viên
- Trí tuệ sắc sảo ở Chế Lan Viên gắn liền với năng lực sánh tạo hình ảnh hết sức dồi dào và đa dạng.
- Chế Lan Viên cảm nhận suy nghĩ về mọi điều bằng hình ảnh và hình ảnh lại khiêu gợi, kích thích cho sự suy tưởng của nhà thơ càng vươn xa-sức mạnh thơ Chế Lan Viên nổi trội cả ở ý và hình.
- Thế giới nghệ thuật thơ Chế lan Viên được tạo lập bằng vô số hình ảnh dầy đặc với nhiều dạng thức khác nhau. Có hình ảnh khái niện, có hình ảnh kì ảo, lại có hình ảnh vừa thực vừa ảo, có hỉnh đơn lẻ nhưng nhiều hơn là những hình ảnh được kết thành chuỗi thành chùm, theo lối liên tưởng, bổ xung hoặc đối lập.
3. Tính dân tộc và hiện đại trong thơ Chế Lan Viên
- Tiếp nhận ảnh hưởng của nhiều trường phái thơ, thơ của Chế Lan Viên thiên về khuynh hướng hiện đại nhưng không ít trường hợp, đặc biệt là trong xu thế tứ tuyệt lại có được cái hàm súc và phong vị man mác cổ thi.
- Về thể thơ cũng rất đa dạng, Chế Lan Viên thành thạo nhuần nhuyễn cả về thể thơ 7 tiếng, tám tiếng, đặc biệt trong thể thơ tự do, thơ văn xuôi, thúc đẩy xu hướng tự do hóa hình thức trong thơ ca hiện đại việt Nam.
4. Thơ Chế Lan Viên thường sử dụng phép đối lập – tương phản:
- Tư duy thơ Chế Lan Viên rất nhạy bén trong sự phát triển những tương quan, đặt các hiện tượng phản bên nhau, làm nổi rõ bản chất và quy luật phát triển của nó, gây được hứng thú, thẩm mĩ bất ngờ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Văn Giang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)