Xử lý mẫu

Chia sẻ bởi Lê Trung Lâm | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: xử lý mẫu thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

XỬ LÍ MẪU HUYẾT TƯƠNG CÓ CHỨA THUỐC ĐAU DẠ DÀY OMEPRAZOL
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT
HỌC VIỆN QUÂN Y
BỘ MÔN HÓA PHÂN TÍCH
Nhóm thực hiện: Lê Trung Lâm
Nguyễn Hoàng Hiệp
Cao Trung Trường
Lê Ngọc Tân
Trần Minh Hiếu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hóa phân tích II – PGS.TS. Trần Tử An.
Sinh lý học – Học Viện Quân Y.
Hóa học hữu cơ – ĐH Dược Hà Nội.
Journal of pharmaceutical and Biomedical Analysis.
Forum Chemistry of HCM city University of medicine and pharmaceutical.
NỘI DUNG BÁO CÁO
Đặt vấn đề
Mục tiêu
Cơ sở lý thuyết
Tiến hành xử lý mẫu và kiểm định
Kết quả và bàn luận
Kết luận

NỘI DUNG BÁO CÁO
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong phân tích mẫu, xử lý mẫu là bước đầu tiên nhưng lại là bước rất quan trọng. Nó thường là nguồn sai số lớn cho kết quả, thậm chí quyết định sự thành công của phương pháp phân tích.

Xử lý mẫu trước hết nhằm bảo đảm chất lượng và kiểm soát được chất lượng của cả quá trình phân tích.

MỤC TIÊU
Do tầm quan trọng của bước xử lý mẫu như vậy. Đồng thời,căn cứ vào đặc điểm của mẫu và mục đích của phân tích nên chúng tôi tiến hành chuyên đề “Xử lý mẫu huyết tương có chứa thuốc đau dạ dày Omeprazol bằng phương pháp chiết” với 2 mục tiêu sau:
Xây dựng được qui trình xử lý mẫu huyết tương…bằng kĩ thuật chiết.

Kiểm định được mẫu đã được xử lý thông qua quá trình định tính bằng phương pháp hóa học.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Mẫu huyết tương
Huyết tương là phần lỏng của máu chứa 92% nước,còn lại là các chất hữu cơ và vô cơ.
Trong các thành phần của huyết tương thì protein là thành phần gây cản trở cho phân tích các chất.
Xử lý mẫu huyết tương là loại bỏ các thành phần gây cản trở cho phân tích chất mà chủ yếu là protein.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Loại bỏ Protein khỏi mẫu huyết tương:

Nhiệt hóa mẫu huyết tương: hầu hết các protein huyết tương bị đông vón bởi nhiệt.

Kết tủa protein: bằng acid hoặc bằng các dung môi hữu cơ.

Chiết với dung môi là dung dịch NaCl loãng hoặc các dung môi hữu cơ có khả năng tan trong nước như aceton, glycerin…
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
B. OMEPRAZOL
Công thức: C17H19N3O3S

{5-methoxy-2-[[(4-methoxy-3,5-dimethylpiridin-2-yl) methyl] sulfinyl]-1H-benzimidazol}
N
H
O
S
N
N
CH3
CH3
OCH3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tính chất đáng lưu ý:
Vừa có tính acid, vừa có tính base, hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại.
Rất khó tan trong nước, aceton, isopropan. Tan trong methanol, ethanol.
Trong môi trường acid, omeprazol nhanh chóng bị phân hủy.
Trong môi trường kiềm, omeprazol khá vững bền.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Căn cứ vào đặc điểm của mẫu và tính chất của omeprazol chúng tôi chọn cách loại bỏ protein bằng phương pháp chiết lỏng-lỏng với hệ dung môi nước-aceton.
C. Kĩ Thuật Chiết Lỏng- Lỏng.
Nguyên tắc.
Chiết xuất là quá trình chuyển chất phân tích hòa tan trong trong dung môi thứ nhất sang một dung môi thứ hai không tan trong dung môi thứ nhất.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Thực tế đã chứng minh: với cùng một thể tích dung môi chiết, nếu chia ra càng nhiều lần thì hiệu xuất chiết càng cao (lượng chất cần chiết nằm lại trong pha nước càng ít).

Mẫu sau khi xử lý phải còn tồn tại chất cần phân tích.
3.Chiết 5 lần x 10ml
2.Chiết 2 lần x 25ml
 Hằng số phân bố (hệ số phân bố)
A(S) : nồng độ mol CB trong nước
A(n) : nồng độ mol CB trong dung môi
- D phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, tính chất của chất tan và dung môi.
- D càng lớn chiết càng có hiệu qủa
Ví dụ: Fe3+
A (n)  A (S)
 Hệ số phân bố d (hằng số phân bố biểu kiến)
[A]: tổng nồng độ CB của A trong các dm khác nhau
d không bắt buộc là hằng số
 Hiệu suất chiết R
a0 - số milimol a chất A hoà tan trong Vn ml nước. Chiết bằng VS ml dm
a1 - số milimol còn lại trong pha nước
Nồng độ CB :
Hiệu suất chiết R

r = Vn / VS
Chiết n lần với VS ml dm  A còn lại
Hiệu suất chiết sau n lần Rn :
Rn = 1 - Δn
Δn – sai số chiết
Lượng chất A sau khi chiết: an = [A]nVn ; a0 = [A0]Vn
[A]0 và [A]n - NĐCB sau khi chiết
XỬ LÝ MẪU VÀ KIỂM ĐỊNH
1. XỬ LÝ MẪU
Qui trình xử lý mẫu theo sơ đồ sau:
HUYẾT TƯƠNG
XỬ LÝ MẪU VÀ KIỂM ĐỊNH
2. KIỂM ĐỊNH
Cho mẫu chế phẩm (lấy từ mẫu huyết tương đã loại bỏ protein) tác dụng với dung dịch CuSO4 trong môi trường kiềm. Nếu PƯ tạo màu khác nhau từ xanh tím đến đỏ tím thì mẫu HT chưa được làm sạch protein. Nếu không có hiện tượng gì thì mẫu HT đã loại bỏ được protein.
Hòa mẫu chế phẩm vào nước tạo hỗn dịch. Thêm dung dịch NaOH 10%. Lắc. Hỗn dịch trở nên trong. Trung hòa NaOH dư,dung dịch sẽ tạo kết tủa hoặc có màu với một số kim loại nặng như Cu, Pb, Fe…

Mẫu vẫn còn Omeprazol


Mẫu đạt yêu cầu.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Vật liệu: Mẫu huyết tương 600ml ; 500ml aceton ; các dụng cụ thí nghiệm cần thiết.
Chia ra 6 mẫu huyết tương như nhau (100ml) :









Trong quá trình chiết có sự thay đổi áp suất trong bình chiết.

- Mẫu 1: 100ml chiết 1 lần với 100ml aceton. Trong quá trình chiết tăng dần nhiệt độ.
- Mẫu 2: 100ml chiết 2 lần với 50ml aceton trong môi trường PH<7.
- Mẫu 3: 100ml chiết 5 lần với 20ml aceton trong môi trường PH>7.
- Mẫu 4: 100ml chiết 10 lần với 10ml acceton.
- Mẫu 5: 100ml chiết 20 lần với 5ml aceton.
- Mẫu 6: 100ml chiết 20 lần với 5 ml dd NaCl loãng.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Lượng protein còn lại trong các mẫu huyết tương:
Trích từ các mẫu trên mỗi mẫu một lượng vào ống nghiệm chịu nhiệt và đun trên ngọn lửa đèn cồn, lượng kết tủa thu được trong các ống nghiệm giảm dần từ mẫu 1 đến mẫu 5 đúng như tính toán theo số liệu:
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
ống nghiệm lấy từ mẫu 6 có lượng kết tủa lớn hơn nhiều so với mẫu 5 mặc dù có cùng số lần chiết là 20.
Chọn qui trình chiết với dung môi aceton là tốt nhất vì có hiệu suất chiết lớn nhất, lớn hơn cả khi chiết với dung môi NaCl:
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Lấy dịch chiết của 5 mẫu (1 – 5) đem kiểm định ta thu được kết quả sau:
KẾT LUẬN
Đã xây dựng được qui trình xử lý mẫu huyết tương có chứa thuốc đau dạ dày Omeprazol.

2. Kiểm định được độ tinh sạch protein của mẫu huyết tương sau xử lý thông qua quá trình định tính bằng phản ứng hóa học.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trung Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)