XQ Dạ Dày
Chia sẻ bởi Phạm Dương |
Ngày 18/03/2024 |
11
Chia sẻ tài liệu: XQ Dạ Dày thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
X-Quang Dạ Dày
Nguyễn Văn Long
ĐH Y Hải Phòng
DÀN BÀI
1. Kỹ thuật thăm khám
2. Giải phẫu dạ dày
3. Một số bệnh lý thường gặp
Loét dạ dày – tá tràng
Ung thư dạ dày
Hình ảnh dạ dày – tá tràng sau phẫu thuật.
đại cương
Bệnh lý dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp
Có thể gây những biến chứng nghiêm trọng
Trước kia chẩn đoán dựa vào X quang
Hiện tại sử dụng nội soi là chủ yếu
đại cương
Chụp dạ dày tá tràng vẫn được áp dụng:
- Không nội soi được
- Vùng mù nội soi
- Tuyến huyện, không có nội soi
- Đánh giá một cách tổng thể dạ dày và tá tràng
Nước ngoài : chụp đối quang kép ? Độ nhạy tương đương với nội soi
đại cương
Các kỹ thuật thăm khám
- Chụp đối quang đơn
- Chụp đối quang kép
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Siêu âm và siêu âm nội soi
- Nội soi ống mềm
đại cương
Đối quang đơn (kỹ thuật)
- Chuẩn bị bệnh nhân : nhịn ăn trước 8h, không uống thuốc có Bismuth trước 3 ngày, không chụp có uống hoặc thụt thuốc baryte trước 1 tuần
- Cho bệnh nhân uống thuốc cản quang : Baryte, tan trong nước.
- Đánh giá thuốc lưu thông trong thực quản, dạ dày
- Chụp phim ở các tư thế : đứng thẳng, nằm sấp (Serie), nằm ngửa, nằm ngửa đầu dốc (Trendelenburg)
- Nếu cần : chụp phim ép
đại cương
Đánh giá một bộ phim dạ dày
Các tư thế trên các phim chụp
- Đứng : xem toàn thể, phần đứng
- Nằm sấp chếch trước phải : đánh giá hang vị, bờ cong nhỏ, môn vị
- Nằm ngửa: xem phình vị, tâm vị
đại cương
Các tư thế trên các phim chụp
- Đứng : có mức ngang baryte
- Nằm sấp chếch trước phải : không còn mức ngang baryte nhưng phình vị vẫn còn hơi
- Nằm ngửa: phình vị đầy thuốc, phần ngang và hang vị có hình ảnh đối quang kép tự nhiên
đại cương
Một số thay đổi của hình thái dạ dày
- Dạ dày tăng thúc tính ở người béo
- Dạ dày thõng dài ở người gày
- Dạ dày ở người bình thường
- Dạ dày hình thác nước
Loét dạ dày – tá tràng
Ung thư
Bệnh lý dạ dày – tá tràng trên phim chụp cản quang
Là một bệnh thường gặp
Do nhiều nguyên nhân gây nên
Loét dạ dày ít gặp hơn so với hành tá tràng
Có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng
- Thủng ổ loét
- Chảy máu
- Ung thư hoá
- Hẹp môn vị
Loét dạ dày & tá tràng
Định nghĩa về ổ loét trên X-quang cản quang.
- Là ổ đọng thuốc
- Tồn tại thường xuyên trên các phim
Kích thước có thể thay đổi
Có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào
Có thể một hoặc nhiều ổ (HC Zollinger-Ellison)
Loét dạ dày
Loét (+)
- Là ổ loét lành tính
- Thường lồi lên khỏi bờ cong
- Hình tròn khi nhìn thẳng
- Có viền phù nề
- Các nếp niêm mạc qui tụ sát chân ổ loét
Quan niệm về ổ loét
Loét (-)
- Là ổ loét có tính chất ác tính
- Không lồi lên khỏi bờ cong hoặc tụt xuống
- Hình méo mó khi nhìn thẳng
- Có viền phù nề lan rộng
- Các nếp niêm mạc dừng lại xa chân ổ loét
Quan niệm về ổ loét
Tuỳ theo mức độ đào sâu vào thành dạ dày sẽ có các hình ảnh khác nhau
Thành dạ dày có 4 lớp : niêm mạc, dưới niêm mạc, cơ, thanh mạc
Đánh giá mức độ ổ loét
Bờ cong nhỏ là vị trí hay gặp nhất.
Vị trí khác : tiền môn vị, ống môn vị, tâm vị, hang vị, loét mặt.
Vị trí ổ loét
Hình ảnh trực tiếp của loét bờ cong nhỏ (Vị trí hay gặp nhất)
- Loét nông (loét chợt) : Hình gai hồng
- Loét trong thành : Hình vuông, hình nón, hình bán cầu
- Loét sắp thủng : hình ổ loét có cuống (dùi chiêng, hình nấm
- Các ổ loét thủng bít : loét Haudeck, hình mũi nhọn, ngón tay đi găng
Loét bờ cong nhỏ dạ dày
Loét bờ cong nhỏ dạ dày
Các hình ảnh gián tiếp
- Co kéo BCN làm dạ dày có hình con sên
- Ngấn lõm hình chữ V, ngón tay chỉ điểm
- Qui tụ niêm mạc
- Cứng một đoạn ở trên và dưới ổ loét
- Hang vị tăng trương lực, giảm trương lực
Loét dạ dày vị trí khác
Loét tiền môn vị : kéo lệch môn vị
Loét ống môn vị: nhỏ, kéo gập góc môn vị
Loét sát tâm vị
Loét BCL : ổ loét thường lớn và nằm trong vòng cung, nếp niêm mạc xếp theo hình vỏ hành
Loét sàn phình vị
Loét mặt dạ dày : hình dấu chấm lơ lửng
Loét ống môn vị
Loét tá tràng
Loét hành tá tràng hay gặp
Thường loét mặt
Không gặp trường hợp nào ung thư hoá
Loét tá tràng có thể ung thư hoá
Hay gây biến chứng
Phân biệt loét mới và loét cũ
Loét tá tràng
Loét mới hành tá tràng
- Bình thường HTT có hình củ hành hoặc hình tam giác
- HTT không biến dạng
- Khi thuốc vơi sẽ thấy ổ loét
- Có quầng phù nề
- Hình nan hoa bánh xe
Loét tá tràng
Loét mạn tính hành tá tràng
-HTT biến dạng : hình hai cánh, ba cánh, lá cọ, đuôi én...
-Có khi chỉ còn ổ đọng thuốc
-Hình túi Cole
-Loét tá tràng : có hình "hạt ngọc xâu chỉ"
Loét tá tràng
Biến chứng : hẹp môn vị
- Dạ dày hình đáy chậu
- Giãn to, tăng nhu động từng đợt khi chiếu
- Baryte rơi xuống lớp dịch đọng : hình tuyết rơi
- Còn thức ăn trong dạ dày
- Baryte tồn tại lâu trong dạ dày (sau 6h)
Ung thư dạ dày
Là một ung thư phổ biến
Đứng thứ 2 sau K phổi ở nam giới, sau K CTC ở nữ
Chẩn đoán sớm cải thiện được thời gian sống thêm
Chẩn đoán giai đoạn muộn thường dễ
Chẩn đoán dựa trên nội soi và sinh thiết là chủ yếu
Đánh giá tổng kê trước phẫu thuật : dùng siêu âm nội soi, CT
Ung thư dạ dày
Giai đoạn mới phát
Thể nhiễm cứng
Thể loét
Thể phối hợp
Thể sùi
Giai đoạn muộn
Thể nhiễm cứng
Thể u sùi
Ung thư dạ dày
Giai đoạn mới phát
- Là những ung thư mới phát triển ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc
- Thường bệnh nhân ít đi khám ở giai đoạn này
- Chẩn đoán ở giai đoạn này thường khó khăn
- Nếu không đánh giá cẩn thận dễ bỏ sót
Ung thư dạ dày giai đoạn mới phát
Thể nhiễm cứng
- Hình cứng : không thay đổi khi nhu động dạ dày đi qua như "miếng ván trên sóng"
- Đoạn cứng có thể thẳng, cong, lún xuống khỏi bờ cong hình bậc thang
- Nếu ở góc bờ cong nhỏ : mở rộng góc BCN
- Hình uốn sóng kiểu mái tôn
- Môn vị : hình nón, dấu hiệu gián tiếp : HTT quá đẹp
Ung thư dạ dày giai đoạn mới phát
Thể loét
- Là những loét (-), có tính chất ung thư ngay từ ban đầu. Có thể kết hợp với nhiễm cứng
- Loét hình đĩa, hình cao nguyên : loét rộng, lồi ít so với bờ cong, đáy có thể phẳng, nham nhở, có chân đục khoét
- Loét hình thấu kính : loét rộng, vắt ngang qua bờ cong, ít hoặc không lồi lên so với bờ cong, đáy có quầng sáng phù nề và có các rễ cắt ngang. Hay gặp ở phần ngang
Ung thư dạ dày giai đoạn mới phát
Loét kết hợp với nhiễm cứng
- Loét trong một vòng cung cứng
- Loét trên một nền cứng bằng phẳng
- Loét phía trên, dưới là một đoạn cứng tụt xuống
Thể sùi
- Là những khối sùi nhỏ, tạo nên hình bọt xà phòng
- Thường bỏ sót trên phim chụp đối quang đơn
Polyp dạ dày
Ung thư dạ dày giai đoạn toàn phát
Chẩn đoán giai đoạn này đơn giản
Có ba thể như mới phát
Bệnh nhân thường đến ở giai đoạn này
Ung thư đã phát triển qua lớp niêm mạc và dưới niêm mạc
Khi ung thư đã phát triển : thường kết hợp cả ba thể
Ung thư dạ dày giai đoạn toàn phát
Thể nhiễm cứng
- Hang vị và tiền môn vị
+ Hình phễu : hang vị cứng kéo dài, có thể nham nhở
+ Hình ấm chè
- Thân vị và phình vị : chít hẹp thân vị, có thể lan lên trên phình vị và thực quản, góc His mở rộng
- Những hình cứng như ung thư mới phát nhưng lan rộng hơn
Ung thư thể chai đét (Linite)
Ung thư dạ dày giai đoạn toàn phát
Thể u sùi
- Hang vị
+ Hình ảnh lõi táo
+ Hình đưòng hầm
+ Hình u sùi ăn nham nhở hang vị
+ Môn vị thường nhiễm cứng nhưng thuốc vẫn lưu thông
- Thân vị : Dạ dày hình hai túi
- Phình vị : Bóng hơi dạ dày xa khỏi vòm hoành, hình núi mặt trăng, khuyết thuốc ở phình vị.
- Tâm vị: lan lên thực quản đoạn dưới
Phân độ tổn thương ung thư dạ dày (mới)
I: Tổn thương lồi lên vào lòng dạ dày >5mm
IIa: Tổn thương lồi lên so với lớp niêm mạc <5mm
IIb: Bắt đầu phẳng
IIc:Bắt đầu bị ép xuống nhưng chưa quá lớp cơ
III: Tổn thương ăn hết lớp cơ niêm nhưng chưa qua hết lớp thanh mạc
IV: Hết thành dạ dày và xâm lấn các cơ quan lân cận
Dạ dày sau phẫu thuật
Có nhiều kiểu phẫu thuật : Phẫu thuật cắt đoạn và không cắt đoạn
Phẫu thuật không cắt đoạn
- Cắt dây X
- Nối vị tràng
- Tạo hình môn vị
Phẫu thuật có cắt đoạn
- Cắt một phần của dạ dày và nối : Tận- bên, tận-tận.
- Cắt toàn bộ dạ dày
Dạ dày đã phẫu thuật
Đánh giá tình trạng lưu thông thuốc và miệng nối (nếu có):
- Loét miệng nối
- Hẹp miệng nối
- Ung thư miệng nối
Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của các bạn !
Nguyễn Văn Long
ĐH Y Hải Phòng
DÀN BÀI
1. Kỹ thuật thăm khám
2. Giải phẫu dạ dày
3. Một số bệnh lý thường gặp
Loét dạ dày – tá tràng
Ung thư dạ dày
Hình ảnh dạ dày – tá tràng sau phẫu thuật.
đại cương
Bệnh lý dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp
Có thể gây những biến chứng nghiêm trọng
Trước kia chẩn đoán dựa vào X quang
Hiện tại sử dụng nội soi là chủ yếu
đại cương
Chụp dạ dày tá tràng vẫn được áp dụng:
- Không nội soi được
- Vùng mù nội soi
- Tuyến huyện, không có nội soi
- Đánh giá một cách tổng thể dạ dày và tá tràng
Nước ngoài : chụp đối quang kép ? Độ nhạy tương đương với nội soi
đại cương
Các kỹ thuật thăm khám
- Chụp đối quang đơn
- Chụp đối quang kép
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Siêu âm và siêu âm nội soi
- Nội soi ống mềm
đại cương
Đối quang đơn (kỹ thuật)
- Chuẩn bị bệnh nhân : nhịn ăn trước 8h, không uống thuốc có Bismuth trước 3 ngày, không chụp có uống hoặc thụt thuốc baryte trước 1 tuần
- Cho bệnh nhân uống thuốc cản quang : Baryte, tan trong nước.
- Đánh giá thuốc lưu thông trong thực quản, dạ dày
- Chụp phim ở các tư thế : đứng thẳng, nằm sấp (Serie), nằm ngửa, nằm ngửa đầu dốc (Trendelenburg)
- Nếu cần : chụp phim ép
đại cương
Đánh giá một bộ phim dạ dày
Các tư thế trên các phim chụp
- Đứng : xem toàn thể, phần đứng
- Nằm sấp chếch trước phải : đánh giá hang vị, bờ cong nhỏ, môn vị
- Nằm ngửa: xem phình vị, tâm vị
đại cương
Các tư thế trên các phim chụp
- Đứng : có mức ngang baryte
- Nằm sấp chếch trước phải : không còn mức ngang baryte nhưng phình vị vẫn còn hơi
- Nằm ngửa: phình vị đầy thuốc, phần ngang và hang vị có hình ảnh đối quang kép tự nhiên
đại cương
Một số thay đổi của hình thái dạ dày
- Dạ dày tăng thúc tính ở người béo
- Dạ dày thõng dài ở người gày
- Dạ dày ở người bình thường
- Dạ dày hình thác nước
Loét dạ dày – tá tràng
Ung thư
Bệnh lý dạ dày – tá tràng trên phim chụp cản quang
Là một bệnh thường gặp
Do nhiều nguyên nhân gây nên
Loét dạ dày ít gặp hơn so với hành tá tràng
Có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng
- Thủng ổ loét
- Chảy máu
- Ung thư hoá
- Hẹp môn vị
Loét dạ dày & tá tràng
Định nghĩa về ổ loét trên X-quang cản quang.
- Là ổ đọng thuốc
- Tồn tại thường xuyên trên các phim
Kích thước có thể thay đổi
Có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào
Có thể một hoặc nhiều ổ (HC Zollinger-Ellison)
Loét dạ dày
Loét (+)
- Là ổ loét lành tính
- Thường lồi lên khỏi bờ cong
- Hình tròn khi nhìn thẳng
- Có viền phù nề
- Các nếp niêm mạc qui tụ sát chân ổ loét
Quan niệm về ổ loét
Loét (-)
- Là ổ loét có tính chất ác tính
- Không lồi lên khỏi bờ cong hoặc tụt xuống
- Hình méo mó khi nhìn thẳng
- Có viền phù nề lan rộng
- Các nếp niêm mạc dừng lại xa chân ổ loét
Quan niệm về ổ loét
Tuỳ theo mức độ đào sâu vào thành dạ dày sẽ có các hình ảnh khác nhau
Thành dạ dày có 4 lớp : niêm mạc, dưới niêm mạc, cơ, thanh mạc
Đánh giá mức độ ổ loét
Bờ cong nhỏ là vị trí hay gặp nhất.
Vị trí khác : tiền môn vị, ống môn vị, tâm vị, hang vị, loét mặt.
Vị trí ổ loét
Hình ảnh trực tiếp của loét bờ cong nhỏ (Vị trí hay gặp nhất)
- Loét nông (loét chợt) : Hình gai hồng
- Loét trong thành : Hình vuông, hình nón, hình bán cầu
- Loét sắp thủng : hình ổ loét có cuống (dùi chiêng, hình nấm
- Các ổ loét thủng bít : loét Haudeck, hình mũi nhọn, ngón tay đi găng
Loét bờ cong nhỏ dạ dày
Loét bờ cong nhỏ dạ dày
Các hình ảnh gián tiếp
- Co kéo BCN làm dạ dày có hình con sên
- Ngấn lõm hình chữ V, ngón tay chỉ điểm
- Qui tụ niêm mạc
- Cứng một đoạn ở trên và dưới ổ loét
- Hang vị tăng trương lực, giảm trương lực
Loét dạ dày vị trí khác
Loét tiền môn vị : kéo lệch môn vị
Loét ống môn vị: nhỏ, kéo gập góc môn vị
Loét sát tâm vị
Loét BCL : ổ loét thường lớn và nằm trong vòng cung, nếp niêm mạc xếp theo hình vỏ hành
Loét sàn phình vị
Loét mặt dạ dày : hình dấu chấm lơ lửng
Loét ống môn vị
Loét tá tràng
Loét hành tá tràng hay gặp
Thường loét mặt
Không gặp trường hợp nào ung thư hoá
Loét tá tràng có thể ung thư hoá
Hay gây biến chứng
Phân biệt loét mới và loét cũ
Loét tá tràng
Loét mới hành tá tràng
- Bình thường HTT có hình củ hành hoặc hình tam giác
- HTT không biến dạng
- Khi thuốc vơi sẽ thấy ổ loét
- Có quầng phù nề
- Hình nan hoa bánh xe
Loét tá tràng
Loét mạn tính hành tá tràng
-HTT biến dạng : hình hai cánh, ba cánh, lá cọ, đuôi én...
-Có khi chỉ còn ổ đọng thuốc
-Hình túi Cole
-Loét tá tràng : có hình "hạt ngọc xâu chỉ"
Loét tá tràng
Biến chứng : hẹp môn vị
- Dạ dày hình đáy chậu
- Giãn to, tăng nhu động từng đợt khi chiếu
- Baryte rơi xuống lớp dịch đọng : hình tuyết rơi
- Còn thức ăn trong dạ dày
- Baryte tồn tại lâu trong dạ dày (sau 6h)
Ung thư dạ dày
Là một ung thư phổ biến
Đứng thứ 2 sau K phổi ở nam giới, sau K CTC ở nữ
Chẩn đoán sớm cải thiện được thời gian sống thêm
Chẩn đoán giai đoạn muộn thường dễ
Chẩn đoán dựa trên nội soi và sinh thiết là chủ yếu
Đánh giá tổng kê trước phẫu thuật : dùng siêu âm nội soi, CT
Ung thư dạ dày
Giai đoạn mới phát
Thể nhiễm cứng
Thể loét
Thể phối hợp
Thể sùi
Giai đoạn muộn
Thể nhiễm cứng
Thể u sùi
Ung thư dạ dày
Giai đoạn mới phát
- Là những ung thư mới phát triển ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc
- Thường bệnh nhân ít đi khám ở giai đoạn này
- Chẩn đoán ở giai đoạn này thường khó khăn
- Nếu không đánh giá cẩn thận dễ bỏ sót
Ung thư dạ dày giai đoạn mới phát
Thể nhiễm cứng
- Hình cứng : không thay đổi khi nhu động dạ dày đi qua như "miếng ván trên sóng"
- Đoạn cứng có thể thẳng, cong, lún xuống khỏi bờ cong hình bậc thang
- Nếu ở góc bờ cong nhỏ : mở rộng góc BCN
- Hình uốn sóng kiểu mái tôn
- Môn vị : hình nón, dấu hiệu gián tiếp : HTT quá đẹp
Ung thư dạ dày giai đoạn mới phát
Thể loét
- Là những loét (-), có tính chất ung thư ngay từ ban đầu. Có thể kết hợp với nhiễm cứng
- Loét hình đĩa, hình cao nguyên : loét rộng, lồi ít so với bờ cong, đáy có thể phẳng, nham nhở, có chân đục khoét
- Loét hình thấu kính : loét rộng, vắt ngang qua bờ cong, ít hoặc không lồi lên so với bờ cong, đáy có quầng sáng phù nề và có các rễ cắt ngang. Hay gặp ở phần ngang
Ung thư dạ dày giai đoạn mới phát
Loét kết hợp với nhiễm cứng
- Loét trong một vòng cung cứng
- Loét trên một nền cứng bằng phẳng
- Loét phía trên, dưới là một đoạn cứng tụt xuống
Thể sùi
- Là những khối sùi nhỏ, tạo nên hình bọt xà phòng
- Thường bỏ sót trên phim chụp đối quang đơn
Polyp dạ dày
Ung thư dạ dày giai đoạn toàn phát
Chẩn đoán giai đoạn này đơn giản
Có ba thể như mới phát
Bệnh nhân thường đến ở giai đoạn này
Ung thư đã phát triển qua lớp niêm mạc và dưới niêm mạc
Khi ung thư đã phát triển : thường kết hợp cả ba thể
Ung thư dạ dày giai đoạn toàn phát
Thể nhiễm cứng
- Hang vị và tiền môn vị
+ Hình phễu : hang vị cứng kéo dài, có thể nham nhở
+ Hình ấm chè
- Thân vị và phình vị : chít hẹp thân vị, có thể lan lên trên phình vị và thực quản, góc His mở rộng
- Những hình cứng như ung thư mới phát nhưng lan rộng hơn
Ung thư thể chai đét (Linite)
Ung thư dạ dày giai đoạn toàn phát
Thể u sùi
- Hang vị
+ Hình ảnh lõi táo
+ Hình đưòng hầm
+ Hình u sùi ăn nham nhở hang vị
+ Môn vị thường nhiễm cứng nhưng thuốc vẫn lưu thông
- Thân vị : Dạ dày hình hai túi
- Phình vị : Bóng hơi dạ dày xa khỏi vòm hoành, hình núi mặt trăng, khuyết thuốc ở phình vị.
- Tâm vị: lan lên thực quản đoạn dưới
Phân độ tổn thương ung thư dạ dày (mới)
I: Tổn thương lồi lên vào lòng dạ dày >5mm
IIa: Tổn thương lồi lên so với lớp niêm mạc <5mm
IIb: Bắt đầu phẳng
IIc:Bắt đầu bị ép xuống nhưng chưa quá lớp cơ
III: Tổn thương ăn hết lớp cơ niêm nhưng chưa qua hết lớp thanh mạc
IV: Hết thành dạ dày và xâm lấn các cơ quan lân cận
Dạ dày sau phẫu thuật
Có nhiều kiểu phẫu thuật : Phẫu thuật cắt đoạn và không cắt đoạn
Phẫu thuật không cắt đoạn
- Cắt dây X
- Nối vị tràng
- Tạo hình môn vị
Phẫu thuật có cắt đoạn
- Cắt một phần của dạ dày và nối : Tận- bên, tận-tận.
- Cắt toàn bộ dạ dày
Dạ dày đã phẫu thuật
Đánh giá tình trạng lưu thông thuốc và miệng nối (nếu có):
- Loét miệng nối
- Hẹp miệng nối
- Ung thư miệng nối
Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của các bạn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Dương
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)