Xói mòn và hoang mạc

Chia sẻ bởi Lý Lan Anh | Ngày 26/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: xói mòn và hoang mạc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI

Bài Tiểu Luận

Đề tài: Xói Mòn và Hoang Mạc Hóa Thổ Nhưỡng

Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Kiều Oanh
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Hiền Trang
Mục Lục
Xói mòn thổ nhưỡng
1.1 Nguyên nhân gây xói mòn
1.2 Tác hại của xói mòn
1.3 biện pháp chống xói mòn
1.4 một số kì quan do xói mòn tạo nên
* Xói mòn(erosion) là hoạt động của các quá trình bề mặt (như nước hoặc gió) làm phong hóa và vận chuyển hợp phần rắn (trầm tích, đá, đất, …) trong môi trường tự nhiên hoặc từ nguồn và lắng đọng ở vị trí khác.
Xói mòn được phân biệt với phong hóa bởi quá trình hóa học hoặc vật lý phân hủy các khoáng vật trong đá, mặc dù hai quá trình này có thể xuất hiện đồng thời.
*Nguyên nhân quá trình xói mòn:
Yếu tố khí hậu: mưa, gió, bão, nhiệt độ, …
Yếu tố địa chất: loại đá/trầm tích, độ dốc, độ lỗ rỗng, nứt nẻ, hệ số thấm,..
Yếu tố sinh học: độ bao phủ bề mặt, hoạt động của sinh vật, sử dụng đất, ..
Xói mòn là một quá trình tự nhiên tuy nhiên ở một vài nơi quá trình này diễn ra nhanh hơn do tác động từ việc sử dụng đất của con người.

I. Xói mòn là gì? Nguyên nhân của quá trình xói mòn.
I.1. XÓI MÒN THỔ NHƯỠNG, TÁC HẠI VÀ GIẢI PHÁP:
* Xói mòn đất: là quá trình làm mất lớp đất trên mặt và phá hủy các tầng đất bên dưới do tác động của nước mưa, băng tuyết tan hoặc do gió. Đối với sản xuất nông nghiệp thì nước và gió là hai tác nhân quan trọng nhất gây ra xói mòn và các tác nhân này có mức độ ảnh hưởng tăng giảm khác nhau theo các hoạt động của con người đối với đất đai. Có hai kiểu xói mòn đất chủ yếu là:
- Xói mòn do nước                            - Xói mòn do gió
Bản đồ thế giới thể hiện các khu vực dễ bị tổn thương bởi tốc độ xói mòn cao do nước
tác hại của xói mòn:
* Mất đất do xói mòn:
Lượng đất mất do xói mòn là rất lơn và phụ thuộc vào độ dốc, chiều dài sườn dốc, thực trạng lớp phủ trên mặt đất, dao động từ 100 đến 500 tấn đất/ha/năm.  
* Mất dinh dưỡng:
Mỗi năm nước cuốn ra biển khoảng 250 triệu tấn phù sa màu mỡ, riêng song Hồng mất đi khoảng 80 triệu m3/năm.
* Năng suất cây trồng:
Giảm nhanh, có khi không thu hoạch. Như ở Nông trường Mộc châu, Tây Bắc, năm 1959 mới khai phá, năng suất lúa 25 tạ/ha, đến năm 1960 chỉ còn 18 tạ/ha, năm 1961 còn 5 tạ/ha và năm 1962 gieo ngô cũng không thu hoạch được.
*Tàn phá môi trường:
Do xói mòn đất, nương rẫy chỉ gieo trồng vài ba vụ rồi bỏ, lại phá rừng đốt rẫy. Lâm sản bị tiêu hao rất nhiều. Sau nhiều lần phá như vậy, cuối cùng chỉ còn đồi núi trọc, hậu quả là đất đai bị thoái hóa. Khi rừng cây bị phá sẽ kèm theo nạn lũ lụt, hạn hán và khí hậu khu vực thay đổi rõ rệt.
giải pháp hạn chế xói mòn đất:
* Biện pháp nông nghiệp:
Các biện pháp canh tác trên đất dốc
Mô hình làm bậc thang kết hợp trồng cây phòng hộ
Mô hình xếp đá kết hợp trồng cây phòng hộ
* Các biện pháp thủy lợi:
Xây dựng ao núi kết hợp hố vẩy cá.
 Phai đập: đập bằng đất, đập bằng đá xây hồ lớn để bảo vệ bờ, đập rọ đá, đập bằng bó cành cây.

Một số hình ảnh do xói mòn tạo nên
Đất bị mất chất dinh dưỡng
Sập cầu do xói mòn đất
Các kỳ quan thiên nhiên do xói mòn tạo nên:
Hoang mạc hoá là gì

Sa mạc hóa hay hoang mạc hóa: là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu. Khuynh hướng sa mạc hóa gần đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới phần vì áp lực dân số và nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi.


Nguyên nhân gây hoang mạc hoá
phần lớn do tác động của con người từ 10000 năm nay. Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi, canh tác ruộng đất, phá rừng,… làm tăng độ mặn trong đất và biến đổi khí hậu đã góp phần làm hoang mạc hoá nhiều nơi trên trái đất
Các cồn cát sa mạc cũng có thể di chuyển góp phần vào hiện tượng sa mạc hóa. Gió là động lực chính đẩy các cồn cát. Những hạt cát có thể lăn trên mặt đất hoặc tung làm dao động thêm, khuếch đại lượng cát bị xô đẩy gây lên trên không rồi rơi xuống. Chính động tác tung lên sẽ nên hoang mạc hoá thổ nhưỡng.
Hiện trạng hoang mạc hoá
Khi đã mất thảm thực vật, hậu quả là đất đai bị xói mòn mất chất màu và biến thành hoang mạc. Hiện tượng này rất rõ ở vùng madagascar nơi 7% diện tích là đất cằn đồi trọc, không còn khả năng trồng cấy được nữa
Các nước Trung Á như Kazakhstan, Mông Cổ, Trung Hoa, Iran,…bị ảnh hưởng nặng nề riêng kazakhstan từ 1980 gần 50% diện tích đất trồng bị bỏ hoang vì quá trình hoang mạc hoá diễn ra
Ngay ở Việt Nam nhất là Miền Trung cũng có khu vực đất đai bị thoái hóa trên tiến trình trở thành hoang địa cằn cỗi. Sa mạc hóa ở Việt Nam tập trung vào bốn khu vực: Tây Bắc, duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên và tứ giác Long Xuyên. Trong đó Ninh Thuận và Bình Thuận là vùng khô hạn nhất.
Các biện pháp chống hoang mạc hoá
Các thảo mộc thuộc Họ Đậu vì có khả năng rút đạm khí từ không khí rồi châm xuống đất nên thường được trồng để cải tạo địa chất. Kết hợp trồng xen kẽ các cây có khả năng giữ nước chống lại sự xâm nhập của hoang mạc hóa .
Những biện pháp khác phải kể đến là việc xếp đá quanh gốc cây để tụ sương và giữ độ ẩm, hay cào luống nhỏ để tích hột cây cỏ khỏi bị gió thổi và hoãn nước mưa không tháo quá nhanh
Có địa phương cho đặt rào chắn cát để cản sức gió đồng thời trồng các loài thảo mộc cho đất khỏi bị soi mòn. Bụi cây xanh trồng ở chân đụn cát có khả năng ổn định vị trí của đụn và giảm lượng cát bị gió di chuyển.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Lan Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)