Xem tranh dân gian

Chia sẻ bởi Phan Ngoc | Ngày 18/03/2024 | 4

Chia sẻ tài liệu: Xem tranh dân gian thuộc Nghệ thuật

Nội dung tài liệu:

CONG TY CO PHAN THIET BI & PHAN MEM GIAO DUC - 62 nguyen phong sac, ha noi
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN Trang bìa
Trang bìa:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN TỔ MỸ THUẬT TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Phan Hồng Ngọc - Emai: [email protected] GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Tranh Đông Hồ
HÌNH NỀN: HÌNH NỀN
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM PHAN HỒNG NGỌC Tổ Mỹ Thuật Phanngoc [email protected] - 0913057914 GIỚI THIỆU TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM TIẾT 1 - 2 TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ Ôn tập: Tìm ô chữ bí mật
Chọn phương án đíng trong các câu sau:
1. Bức tranh này có tên gọi là: "Đấu vật"?
2. Bức tranh thuộc dòng tranh Đông Hồ
3. Bức tranh thuộc thể loại phê phán xã hội?
4. Bức tranh được in nét rồi tô màu?
5. Bức tranh thường được treo vào dịp tết của dân tộc?
ĐẠI CÁT: ĐẠI CÁT
Một trong các loại hình tranh Tết ấy có tranh Gà, đó là tranh Gà “Đại cát-Nghinh xuân”, tranh “Gà đàn”; “Gà thư hùng”, “Gà trống”. Năm mới, Tết đến đi mua một bức tranh Gà để dán tại nhà, hoặc tặng nhau là một hành vi văn hoá đẹp. Tranh Gà “Nghinh Xuân”: phần trên viết hai chữ nho “Đại cát” hoặc “Nghinh xuân” (có nghĩa là đón xuân tốt lành), phần dưới là một con gà trống đang chân co, chân duỗi, giương cánh, nét lông đuôi như múa... dáng gà trống oai vệ sung sức biểu trưng cho sự thịnh vượng, cho rằng: tiếng gà gáy vang động đến đỉnh núi cao, rừng sâu xua tan dần đêm tối khiến ma tà quỉ quái phải kinh động, lánh xa. Trong bức tranh "Đại cát", gà được dân gian quan niệm vừa cấm quỷ, vừa cầu may. Hình ảnh chú gà trống oai vệ, hùng dũng biểu tượng cho sự thịnh vượng, cho 5 đức tính tốt của nam giới (người quân tử): tính văn (mào đỏ tựa như mũ cánh chuồn), tính vũ (cựa gà), tính dũng (không sợ địch thủ), tính nhân (kiếm ăn theo đàn, cùng với đồng loại), tính tín (gáy báo giờ chính xác). ĐÁM CƯỚI CHUỘT: ĐÁM CƯỚI CHUỘT
Đám cưới chuột - Đông Hồ Đám cưới chuột là bức tranh quen thuộc với mọi người dân Việt. Bức tranh cũng có ý nghĩa triết lí sâu xa. Bức tranh được bố cục chặt chẽ. Có thể thấy rất rõ hai mảng tiểu nội dung: phần trên là cảnh ăn hối lộ và đưa hối lộ, cảnh dưới là cảnh đám cưới nhà Chuột, cảnh ngựa anh đi trước, kiệu nàng đi sau. Lễ cưới là việc “đại hỉ”, nhưng để trót lọt, Chuột phải “lễ” quan Mèo nào gà, nào cá. Ý nghĩa chung toát lên từ bố cục này là: muốn đám cưới diễn ra một cách trót lọt, xuôi chèo mát mái thì phải lo lót cho kẻ có quyền thế.Trước hết là cảnh hối lộ và nhận hối lộ. “Quan” Mèo được miêu tả mang tính chất tượng trưng, đầy ẩn ý – rất mập mạp, béo tốt, là kẻ được ăn uống đủ đầy. Việc hối lộ cũng đẩy lên một cách trang trọng (đi thành đoàn, kèn trống nghiêm chỉnh). Một tầng ý nghĩa khác, sâu sắc hơn của bức tranh này mà người xem có thể thấy: Mèo và chuột vốn là hai đối tượng xung khắc nhau, mâu thuẫn gay gắt, một sống một còn với nhau. Thế mà ở đây, chúng lại cùng nhau tồn tại. Tồn tại một cách “hoà bình”, tồn tại trong thế: kẻ yếu hơn muốn yên ổn, hạnh phúc thì phải cống nạp, chịu quy phục kẻ khác. Một số Tranh : một số tranh Đông Hồ tiêu biểu
Hứng dừa Đánh ghen Vinh hoa Phú quý TRANH HÀNG TRỐNG
HINH NỀN: XEM TRANH HÀNG TRỐNG
[email protected] - 0913057914 TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM PHAN HỒNG NGỌC Tổ Mỹ thuật TRANH DÂN GIAN HÀNG TRỐNG GIỚI THIỆU TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM TIẾT 2 - 3 ÔN TẬP: TÌM Ô CHỮ BÍ MẬT
Đây còn gọi tên của một dòng tranh xưa thường được bán vào dịp tết của người Việt?
Một cốt truyện được diễn tả qua tranh xưa về cuộc đời của một phụ nữ?
Màu đỏ (thuốc cái) được chiết ra từ đây?
Tên một làng tranh xưa ở Huế?
Một làng tranh xưa tại Hà nội?
Một loài cây người xưa chiết ra màu vàng để vẽ tranh?
“Đánh ghen” thuộc thể loại tranh nào?
Một bức tranh xưa đề cao tính tự do yêu đương của đôi lứa?
Tên tranh về loài động vật được thờ cúng trong dân gian Việt nam?
Một đề tài tranh miêu tả cuộc sống con người Việt Nam xưa?
Bộ tranh “Phúc, Lộc. Thọ” còn được gọi là gì?
Bức tranh diễn tả các thiếu nữ Việt Nam xưa?
Một loại hình nghệ thuật xưa của Việt Nam
Tranh 1: Tố nữ
Tố nữ Tranh 2: Cá chép trông trăng
Cá chép trông trăng TỐ NỮ: TỐ NỮ
Tranh Tố Nữ là tên một loại tranh dân gian thuộc dòng tranh Hàng Trống của Việt Nam. Tranh Tố Nữ thuộc thể loại tranh Tứ Bình (bao gồm 4 bức tranh), thể hiện 4 thiếu nữ Việt Nam có trang phục xưa, vấn tóc, mặc áo dài và đều đang đứng với 4 cử chỉ khác nhau: cô thổi sáo, cô cầm xênh phách, cô cầm quạt và cô gảy đàn nguyệt. Mỗi người một vẻ đẹp và mang nét mặt thể hiện tâm hồn thiếu nữ Việt Nam xưa. Đi kèm theo mỗi bức tranh là có một bài thơ tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán. Bộ tranh này mang đậm nét văn hoá dân tộc. Xin trích bài tứ tuyệt về cô cầm quạt: "Môi son vừa hé nụ anh đào Răng ngọc hai hàng nhả điệu cao Trước gió nghìn cành hoa nhún nhảy Gót sen lần nhịp đến Dương Châu" CÁ CHÉP TRÔNG TRĂNG: CÁ CHÉP TRÔNG TRĂNG
Cá chép trông trăng còn có tên gọi: “Lý ngư vọng nguyệt” thuộc bộ tranh bộ: Nhị bình Xuất hiện trong tranh tết ở cả hai dòng tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ và Hàng Trống," Lý Ngư Vọng Nguyệt" được nhiều nhà treo trang trọng ở phòng khách. Vừa treo vui cửa vui nhà, vừa mang điềm may về một năm sung túc, nhà cửa thuận hòa. Cá chép là bắt nguồn từ tích "Cá Chép hoá Rồng" hay "Cá vượt Vũ Môn", cá chép hóa rồng, với ý nguyện cầu mong cho nhân hòa, vật thịnh, con cháu học hành giỏi giang, tấn tới. Ý nói người học trò mong mỏi học tập rồi thi đỗ ví như "cá vượt vũ môn" hóa thành rồng Cá chép là biểu tượng của sự tăng tiến công danh, hy vọng đem lại kinh doanh may mắn, phát đạt cũng là hoá giải sát khí, bệnh tật và tai hoạ Còn ở Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, vẫn thường có tục lệ thả cá chép với quan niệm cá chép là "ngựa", phương tiện của Táo Quân chầu trời vào ngày này hàng năm để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của mỗi gia đình trong năm qua. phụ lục: Sự tích Cá chép trông trăng
Một năm, trời hạn hán vì số Rồng quá ít, không đủ làm mưa điều hoà cho khắp mọi nơi. Trời mới đặt ra một kì thi kén các vật lên làm Rồng gọi là “Thi Rồng”. Khi chiếu Trời ban xuống, vua Thuỷ Tề loan báo cho tất cả các cư dân dưới nước tham gia vào cuộc thi. Cuộc thi có ba kì. Mỗi kì vượt qua một đợt sóng. Con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt được cả ba đợt thì mới được hóa Rồng.Trong một tháng trời, đại diện của bao nhiêu loài thuỷ tộc đến thi đều bị loại cả vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng. Sau có cá Rô nhảy qua được một đợt nhưng cũng bị rơi ngay. Rồi đến Tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi, đã gần hoá Rồng, nhưng đến lượt thứ ba đuối sức ngã bổ xuống mà lưng đã còng lại. Đến lượt con cá Chép vào thi thì gió thổi ào ào, mây kéo ầm trời. Cá Chép ta vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, và lọt vào cửa Vũ môn. Cá Chép đỗ. Vẩy, đuôi, râu, sừng mọc đủ, vóc dáng thật oai linh, thật đúng là thần Rồng. Cá chép hoá Rồng phun nước làm gió táp, mưa sa, muôn loài sung sướng Phân biệt: Tranh Tố nữ, Cá chép: Đông hồ và Hàng trống
Tố nữ - Hàng trống Tố nữ - Đông Hồ Lý ngư vọng nguyệt - Hàng trống Cá chép - Đông Hồ XEM TRANH
Xem tranh: Menu
Tranh dân gian Tranh Đông Hồ Tranh Hàng Trống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Ngoc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)