XD KHGD trẻ

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hồng Thắm | Ngày 03/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: XD KHGD trẻ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ
THEO CHƯƠNG TRÌNH GD MẦM NON
CÂU HỎI THẢO LUẬN:
Hiện nay việc thực hiện chương trình GDMN ở cơ sở còn gặp những khó khăn, vướng mắc gì?
Để thực hiện có hiệu quả CT GDMN ở đơn vị nhà trường và GV cần phải làm gì?
Có mấy loại KHGD trẻ?
I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- XD kế hoạch giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung của CTGDMN.
- Chọn mục tiêu, nội dung phù hợp với đặc điểm của trẻ, với điều kiện vật chất của trường lớp và điều kiện MT tự nhiên của địa phương, văn hóa của dân tộc.
- Giúp GV chủ động trong việc tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động GD và giúp trẻ phát triển theo mục tiêu yêu cầu đề ra.
II. CÁC LOẠI KẾ HOẠCH GIÁO DỤC:

1. KH GD năm học
2. KHGD chủ đề hay KHGD theo tháng (đối với NT dưới 24 tháng)
3. KHGD tuần (chủ đề nhánh)
4. KHGD ngày (KH hoạt động)
Hãy thảo luận về quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ
III. QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC:
1. Ban giám hiệu:
- BGH chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dục chung cho cả năm học, trong đó dự kiến các chủ đề, phấn phối quỹ thời gian thực hiện cho các chủ đề, các độ tuổi.
- Phổ biến hướng dẫn tổ chức thực hiện cho GV trong trường.
2. Giáo viên:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học của lớp (mục tiêu, dự kiến chủ đề và phân phối thời gian thực hiện các chủ đề)
- Xây dựng kế hoạch GD theo chủ đề.
- Xây dựng kế hoạch GD tuần (chủ đề nhánh)
- Vạch kế hoạch hoạt động hàng ngày.
Những căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục?
IV. NHỮNG CĂN CỨ XD KẾ HOẠCH GIÁO DỤC:
- Mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục theo độ tuổi đã quy định trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Thời gian quy định trong năm học.
- Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương, trường, lớp mầm non.
- Nhu cầu và trình độ phát triển của trẻ trong nhóm, lớp.
Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học gồm có những nội dung nào?
V. CỤ THỂ CÁC LOẠI KẾ HOẠCH:
1. Kế hoạch GD năm học:
1.1. Mục tiêu: Giáo viên được phân công dạy trẻ ở độ tuổi nào thì xây dựng mục tiêu giáo dục Bám sát mục tiêu Chương trình GDMN do Bộ Giáo dục ban hành ở độ tuổi đó;
Riêng mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi gồm 120 chỉ số được phân theo 4 lĩnh vực ở Thông tư 23/2010/BGDĐT ban hành, giáo viên phụ trách lớp 5 tuổi phân chia 120 chỉ số theo 5 lĩnh vực cụ thể theo từng chủ đề để tiến hành thực hiện đồng bộ theo các độ tuổi khác.
Xác định mục tiêu đối với nhà trẻ gồm 4 lĩnh vực phát triển:
Lĩnh vực phát triển thể chất: ...........
Lĩnh vực phát triển nhận thức: ...........
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: ...........
Lĩnh vực phát triển TC- kỷ năng XH: ...........
Xác định mục tiêu đối với Mẫu giáo gồm 5 lĩnh vực phát triển:
Lĩnh vực phát triển thể chất: ...........
Lĩnh vực phát triển nhận thức: ...........
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: ...........
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ: ...........
Lĩnh vực phát triển TC- kỷ năng XH: ...........
* Hoặc GV có thể xây dựng mục tiêu theo mẫu sau:
Đối với trẻ Nhà trẻ
Đối với trẻ mẫu giáo:
1.2. Nội dung:
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, giáo viên xác định nội dung giáo dục cho từng lĩnh vực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu giáo dục trẻ từng độ tuổi, phù hợp đặc điểm nhận thức của trẻ, các lĩnh vực phát triển mang tính đồng tâm, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ những điều trẻ đã biết đến chưa biết và biết một cách đầy đủ, trọn vẹn.
- Xây dựng nội dung giáo dục giáo viên cần chú ý lồng ghép các chuyên đề một cách phù hợp, nhẹ nhàng, không nặng nề: Các nội dung trường học thân thiện, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo, an toàn giao thông ….
- Nội dung giáo dục trẻ theo các lĩnh vực phát triển vạch ra trong năm học sẽ là cơ sở để giáo viên lập kế hoạch thực hiện chương trình theo tháng đối với giáo viên nhà trẻ và theo chủ đề đối với giáo viên mẫu giáo.
* Lưu ý: Trong xây dựng nội dung tránh sự trùng lặp nội dung, nếu nội dung nào đó chưa đạt kết quả mọng đợi mà giáo viên có dụng ý tổ chức lại thì các hoạt động đó kết quả mong đợi cần tập trung vào điểm mà trẻ chưa thực hiện được.
1.3. Dự kiến chủ đề và phân phối quỹ thời gian:
- Dự kiến chủ đề (bao gồm chủ đề lớn và chủ đề con) dạy trẻ trong năm học.
- GV căn cứ vào dự kiến của BGH; căn cứ vào mức độ nhận thức của trẻ lớp mình phụ trách và điều kiện vật chất của lớp để có thể thay đổi, thêm bớt chủ đề cho phù hợp.
- Lựa chọn và đặt tên chủ đề gần gủi với trẻ.
- Thời gian thực hiện chương trình giáo dục trẻ trong năm học là 35 tuần trong quá trình thực hiện cần tính đến hứng thú của trẻ. Thông thường một chủ đề có thể kéo dài từ 1 tuần đến 4 tuần, GV có thể kéo dài thời gian thực hiện chủ đề hay rút ngắn thời gian thực hiện chủ đề nào đó tùy theo sự hứng thú của trẻ và điều kiện thực hiện chủ đề đó.
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo mở những chủ đề mới, những chủ đề mang tính thời sự, những chủ đề nổi bật của địa phương ảnh hướng đến đời sống sinh hoạt của trẻ.
- Xây dựng chủ đề của trẻ 4 tuổi và trẻ 5 tuổi phải có sự mở rộng hơn trẻ 3 tuổi.
- Trình tự thực hiện chủ đề có thể thay đổi, tùy thuộc vào điều kiện, thời điểm để thực hiện chủ đề đó tốt nhất (trẻ có điều kiện quan sát và thực hành)
Xây dựng kế hoạch GD theo chủ đề gồm có những nội dung nào?
2. Kế hoạch giáo dục theo chủ đề (Đối với NT 24-36 tháng và các độ tuổi MG)
Kế hoạch giáo dục theo chủ đề gồm có: Mục tiêu, mạng nội dung và mạng hoạt động theo từng chủ đề.
a) Xây dựng mục tiêu chủ đề:
- Giáo viên cần xác định mục tiêu giáo dục của chủ đề hoặc nói cách khác là những kết quả mong muốn mà trẻ có thể đạt được sau khi học về chủ đề đó trên cơ sở:
+ Bám sát mục tiêu Chương trình GDMN và mục tiêu của từng lĩnh vực giáo dục ở độ tuổi mình phụ trách.
+ Tìm hiểu để nắm được vốn kinh nghiệm của trẻ liên quan đến chủ đề.
+ Các mục tiêu cần cụ thể, vừa sức, phụ hợp với độ tuổi, nhằm giúp trẻ từng bước đạt được mục tiêu giáo dục ở cuối độ tuổi.
+ Đối với mục tiêu giáo dục của trẻ 5 tuổi, giáo viên cần lựa chọn phân cụ thể các chỉ số vào từng chủ đề trong năm để giáo viên chủ động thực hiện.
b) Xây dựng mạng nội dung:
Xây dựng mạng nội dung giúp giáo viên nắm bắt và chủ động trong thời gian và lựa chọn mạng hoạt động để tổ chức một cách phù hợp. Giáo viên xây dựng nội dung với khoảng thời gian hợp lý để triển khai có hiệu quả các nội dung giáo dục ở chủ đề đó.
c) Xây dựng mạng hoạt động:
- Xây dựng mạng hoạt động là đưa ra hàng loạt các hoạt động giáo dục theo chương trình trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN của các độ tuổi do Bộ giáo dục ban hành mà giáo viên dự kiến cho trẻ trải nghiệm hàng ngày, hàng tuần để tìm hiểu, khám phá nội dung chủ đề, từ đó trẻ tiếp thu được các kỷ năng, kinh nghiệm cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Trong quá trình xây dựng mạng hoạt động giáo viên cần chú ý đến lựa chọn các hoạt động thể hiện được sự tích hợp, đó là cách thức phối hợp một cách tự nhiên những hoạt động cho trẻ trải nghiệm về các lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, lồng ghép nội dung các chuyên đề, các phong trào một cách đầy đủ, chi tiết.
- Giáo viên có thể chủ động đưa các nội dung ngoài chương trình mang tính thời sự, nổi bật ở địa phương, sưu tầm các bài hát dân ca, các câu chuyện, các trò chơi dân gian gắn với đời sông của trẻ, người dân địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
- Thông qua mạng hoạt động giáo viên dễ dàng thấy được sự liên kết giữa các nội dung giáo dục và các hoạt động, sự đan xen giữa các lĩnh vực phát triển đồng thời giúp giáo viên chủ động trong thiết kế các hoạt động và lựa chọn phương pháp tổ chức, mặt khác giáo viên sẽ có điều chỉnh kịp thời các hoạt động mình đưa ra cho phù hợp điều kiện thực tế để đạt hiệu quả cao.
* Lưu ý: Trong xây dựng hoạt động giáo dục tránh sự trùng lặp một hoạt động, nếu hoạt động nào đó chưa đạt kết quả mọng đợi mà giáo viên có dụng ý tổ chức lại thì hoạt động đó kết quả mong đợi cần tập trung vào điểm mà trẻ chưa thực hiện được. Tránh trường hợp 2 giáo viên dạy một lớp cùng tổ chức cho trẻ hoạt động 1 nội dung mà không có sự phát triển.
- Khi tổ chức một hoạt động cùng một đề tài ở 2 độ tuổi khác nhau thì kết quả mong đợi của từng hoạt động phải khác nhau.
* Kế hoạch giáo dục theo tháng (Đối với NT dưới 24 tháng)
- Lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ dưới 24 tháng được tiến hành theo từng tháng.
- Khi lập kế hoạch, GV không chỉ căn cứ trên kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, mà còn phải tính đến khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ; dựa trên điều kiện thực tế, cuộc sống xung quanh trẻ trong thời điểm lên kế hoạch để XD kế hoạch nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan trong khi khám phá và hoạt động với đồ vật, đồ chơi và vật thật.
- Các kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ được lặp đi, lặp lại trong kế hoạch ở các tháng sau với mức độ khó và phức tạp tăng dần lên. Có thể đưa vào kế hoạch thực hiện trong 2 tuần từ 8 – 10 nội dung (kiến thức, kỹ năng, thái độ) khác nhau ở cả 4 lĩnh vực phát triển. Song không phải là phân đều cho mỗi lĩnh vực, mà tuỳ theo điều kiện thực tế tại thời điểm thực hiện sẽ có những lĩnh vực phát triển ưu tiên hơn.
VD: Khi lập kế hoạch cho trẻ tìm hiểu về các loại hoa, quả thì lĩnh vực phát triển nhận thức và ngôn ngữ được chú trọng hơn (các kỹ năng quan sát, so sánh bằng các giác quan, màu sắc, tên gọi. v.v). Khi cho trẻ tìm hiểu về các thành viên trong gia đình thì các kỹ năng về tình cảm xã hội được chú trọng hơn…
- Những nội dung chương trình sẽ được đưa dần dần vào các tháng, sao cho toàn bộ nội dung chương trình sẽ được thực hiện đầy đủ.
Kế hoạch tháng........năm.......….
a) Mục tiêu:
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, GV xác định mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ hình thành cho trẻ theo 4 lĩnh vực phát triển (Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, và tình cảm – xã hội). Mục tiêu được xây dựng theo 4 lĩnh vực phát triển, GV lựa chọn cấc mục tiêu sao cho đảm bảo tính phát triển từ dễ đến khó, từ gần đến xa, các mục tiêu này sẽ được phát triển ở các tháng sau đó.
b) Chuẩn bị:
Những đồ dùng nguyên vật liệu không có sẵn hoặc yêu cầu phụ huynh phải chuẩn bị.
Kế hoạch tháng được XD theo 4 lĩnh vực phát triển.
c) Kế hoạch thực hiện: (Kế hoạch tuần).
Các hoạt động được thực hiện ở tuần 1 và tuần 3 được lặp lại ở tuần 2 và tuần 4, nhưng mức độ khó và phức tạp sẽ được thể hiện trong kế hoạch từng hoạt động cụ thể.
(Mẫu ở FILE W)
Lưu ý: - Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ dưới 24 tháng được tiến hành theo từng tháng, không soạn theo chủ đề như GV dạy trẻ 24-36 tháng. Khi lập kế hoạch GV dựa vào sách hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ của Bộ năm 2007, 2009 để đưa ra các nội dung giáo dục trẻ và các hoạt động.sẽ tổ chức các cháu tham gia trong từng tháng, tuần và hàng ngày, nhưng GV phải đảm bảo nguyên tắc đưa dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ trong nhóm mình phụ trách.
3. Kế hoạch tuần (chủ đề nhánh)
- Kế hoạch tuần được lập trên cơ sở bố trí các hoạt động giáo dục vào thời gian biểu hằng ngày, thông qua các hoạt động giáo dục xoay quanh chủ đề mang tính tích hợp, trẻ có các cơ hội trải nghiệm với các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, phát triển TC- Kĩ năng XH sẽ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ.
- Khi xây dựng kế hoạch tuần giáo viên cần chú ý:
+ Kế hoạch tuần phải thể hiện được rõ các lĩnh vực giáo dục một cách tổng thể (5 lĩnh vực với Mẫu giáo, 4 lĩnh vực với trẻ nhà trẻ).
+ Phải đảm bảo tích hợp các nội dung giáo dục và được thể hiện ở mọi thời điểm trong ngày
+ Có thể xây dựng kế hoạch cho 1 tuần hoặc 2 tuần, nhưng trong kế hoạch hàng ngày thể hiện được mức độ khó tăng dần.
+ Đón trẻ - Thể dục sáng: Soạn ở kế hoạch tuần để thực hiện cho cả tuần, riêng thể dục sáng phần khởi động và hồi tĩnh giáo viên đưa ra từ 2 đến 3 hình thức để thay đổi khi tổ chức hoạt động trong cả tuần.
+ Hoạt động chung: Đối với 5 tuổi 1 tuần có 7 hoạt động, các độ tuổi khác 1 tuần có 6 hoạt động. Giáo viên phải biết sắp xếp các hoạt động theo 5 lĩnh vực, phù hợp, đảm bảo tính khoa học, nhẹ nhàng, tránh trường hợp lĩnh vực tổ chức liên tục trong 1 chủ đề, có lĩnh vực lại không (Đối với lớp MG 5 tuổi trong 1 tuần thực hiện phải có ít nhất 2 ngày có 2 HĐ học, lớp 3,4 tuổi mỗi tuần 1 ngày có 2 HĐ học)
+ Dạo chơi ngoài trời: Giáo viên xây dựng các nội dung tổ chức cho trẻ quan sát, tìm hiểu về các sự vật hiện tượng, thiên nhiên, cây cối, con vật.. ; Hát múa, tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian... về các nội dung trong chủ đề. Một tuần tổ chức cho trẻ quan sát tìm hiểu với 2/3 lượng thời gian trong tuần.
+ Chơi các góc buổi sáng: Soạn cụ thể các hoạt động cho một chủ đề con với đầy đủ các góc chơi theo quy định, kế hoạch hằng ngày giáo viên chỉ ghi góc chính, góc kết hợp và lưu ý xem ở kế hoạch tuần. (Mỗi chủ đề giáo viên có sự thay đổi mở rộng nội dung chơi, kỷ năng chơi và hình thức tổ chức)
+ Hoạt động chiều: Giáo viên cần xây dựng nội dung tổ chức hoạt động chiều với nhiều nội dung phong phú: Làm quen các bài hát, bài thơ, câu chuyện, trò chơi; tổ chức trẻ tập kể chuyện sáng tạo, kể chuyện theo tranh, chơi đóng kịch, ôn luyện lắp ghép các chữ cái, chữ số, bài thơ câu chuyện, bài hát; rèn các kỷ năng chơi các góc; làm vở bài tập chủ đề; bé tập làm nội trợ; bé với an toàn giao thông; bé với môi trường; đóng, mở chủ đề ....(Chú ý rèn luyện kỷ năng cho trẻ theo các nhóm nhỏ và tổ chức theo các hình thức chơi mà học, một cách nhẹ nhàng, không được áp đặt trẻ, không tổ chức quá nặng nề về cung cấp kiến thức mà giống như một tiết học ) (Mẫu File W)
4. Kế hoạch chơi các góc buổi sáng
(Mẫu File W)
5. Xây dựng kế hoạch ngày:
- Giáo viên dựa vào kế hoạch tuần để xây dựng các hoạt động trong ngày nhằm đạt được kết quả mong đợi.
- Trong quá trình tổ chức hoạt động hàng ngày giáo viên có thể linh hoạt thay đổi thời gian thực hiện các hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tế. Tùy thuộc vào nhận thức hiện tại của trẻ để đưa ra phương pháp, hình thức tổ chức đạt hiệu quả.
(Mẫu KH ngày có thể theo mẫu File W)
* Lưu ý: - Trò chuyện mở chủ đề chỉ soạn vào sáng thứ 2 đối với tuần bắt đầu thực hiện chủ đề mới.
- Đóng chủ đề: chỉ soạn vào chiều thứ sáu đối với tuần đóng chủ đề con. Đối với chủ đề lớn giáo viên có thể linh hoạt đóng cả ngày thứ 6, hoặc một buổi chiều thứ 6 cuối tuần của chủ đề lớn. Cũng có thể cuối chủ đề lớn tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, tham quan những danh lam thắng cảnh, những làng mạc, đồng quê ...
- Vào những ngày tổ chức các lễ hội, hoặc nghỉ hội họp có kế hoạch trước giáo viên không lên kế hoạch soạn bài để dạy bù, mà các hoạt động có thể phân bố cho các ngày khác trong tuần hoặc có thể kéo dài thời gian thực hiện chủ đề đó. (Đối với những ngày lễ hội được nghỉ học thì GV soạn tổ chức vào chiều ngày trước đó; đối với ngày lễ không được nghỉ học thì GV soạn vào chiều đúng ngày)
VI. ĐÁNH GIÁ TRẺ:
1. Mục đích của việc đánh giá trẻ:
- Xác định nhu cầu, hứng thú và khả năng của từng trẻ để GV có thể lựa chọn những tác động chăm sóc giáo dục thích hợp.
- Đồng thời GV có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình GD của mình để từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động GDsao cho phù hợp với trẻ.
Các thời điểm đánh giá trẻ?
Đánh giá trẻ vào những thời điểm nào?
2. Nội dung: GVđánh giá trẻ trong quá trình CS-GD có thể chia làm 2 loại:
- Đánh giá trẻ cuối ngày:
Trong sổ soạn bài, vào cuối phần kết thúc kế hoạch hoạt động 1 ngày, GV để 1 khoảng trống nhất định, để ghi lại những vấn đề cần quan tâm (nếu có). VD:
+ Những trẻ đặc biệt cần quan tâm (tên cháu, cần quan tâm vấn đề gì?). Nội dung cần đánh giá những là những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ, thái độ cảm xúc và hành vi của trẻ trong các hoạt động, những kiến thức và kỹ năng của trẻ. Chú ý đến những trẻ có khả năng đặc biệt cần bồi dưỡng phát triển hay những trẻ cần trợ giúp đặc biệt và cần phải thông báo với phụ huynh như khó khăn về ngôn ngữ, về vận động, về ăn, ngủ có biểu hiện khác thường của đứa trẻ…..
+ Những điều cảm thấy hay, hữu ích cho các công việc đối với GV, mà nếu không ghi lại thì sẽ bị lãng quên.
+ Trong kế hoạch tiếp theo của ngày sau nên lưu ý điều gì? (Môi trường, tổ chức hoạt động, phương tiện...).
Nếu cảm thấy không có vấn đề gì cần ghi chép lại để nhớ hoặc để lưu ý trong các buổi tiếp theo thì phần này sẽ được bỏ trống.
Cùng một lúc GV không thể quan sát tất cả các trẻ, cũng như tất cả các khía cạnh, do đó mỗi ngày GV có kế hoạch quan sát 1 –2 trẻ ở một khía cạnh và trong một hoạt động nào đó. Mỗi ngày sau buổi làm việc, GV giành 2 – 3 phút ghi lại những gì mình quan sát được đối với những trẻ đó và đưa ra nhận xét một cách ngắn gọn. Sau một thời gian, dựa trên kết quả các đợt quan sát được, GV sẽ thấy sự tiến bộ của trẻ và chính từ những kết quả quan sát đó, GV có thể lựa chọn nội dung giáo dục và có những điều chỉnh trong phương pháp CS – GD phù hợp với nhu cầu của trẻ.
- Đánh giá việc thực hiện chủ đề (Đánh giá cuối chủ đề):
Theo mẫu hướng dẫn của Bộ trong Sách Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN các độ tuổi ở phần năm "Đánh giá". GV đánh giá chủ đề này giúp GV nhìn nhận lại những việc mình và lớp mình đã làm được và chưa làm được trong chủ đề; từ đó cải tiến hoặc điều chỉnh các HĐ tiếp theo, XD KH của chủ đề sau tốt hơn.
­+ Mỗi chủ đề giáo viên tổ chức đánh giá 1 lần.
+ Thời gian tổ chức đánh giá: Sau khi kết thúc chủ đề nhỏ.
+ Riêng trẻ 5 tuổi GV tiến hành đánh giá trẻ theo các chỉ số tại thời điểm thực hiện chủ đề. Cuối năm tổng hợp 120 chỉ số trẻ thực hiện đạt yêu cầu bao nhiêu phần trăm.
* Đối với Ban giám hiệu cuối năm học đánh giá việc thực hiện chương trình GD trẻ của nhà trường và của GV, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc GD trẻ.
- Nội dung đánh giá:
+ Đánh giá sự phát triển của trẻ
+ Đánh giá hoạt động GD của GV
+ Đánh giá HĐ quản lý trường
+ Đánh giá cơ sở vật chất của trường.
- Phương pháp đánh giá:
+ Quan sát
+ Phiếu điều tra
+ Trắc nghiệm
+ Nghiên cứu đánh giá SP hoạt động
+ Thảo luận nhóm
+ Phỏng vấn
+ Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, kế hoạch.
* Lưu ý chung cho việc chỉ đạo vạch kế hoạch:
- Mức độ chi tiết của kế hoạch hoạt động (bài soạn) tuỳ thuộc vào năng lực của từng GV do nhà trường phân loại:
+ Đối với GV có kinh nghiệm kế hoạch tuần phải xây dựng cụ thể đề tài cho các hoạt động, còn kế hoạch hoạt động hàng ngày chỉ ghi đề tài không phải soạn chi tiết đối với: Dạo chơi ngoài trời, chơi ở các góc buổi sáng và chơi ở các góc buổi chiều.
+ Đối với GV mới ra trường hoặc GV năng lực còn hạn chế phải soạn chi tiết các hoạt động như: Dạo chơi ngoài trời, chơi ở các góc buổi sáng và Hoạt động chiều, GV soạn theo chủ đề nhỏ. Khi xây dựng kế hoạch, GV chú ý trình bày quá trình tổ chức, các hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động, đặc biệt hệ thống câu hỏi mở của cô giáo.
Riêng đối với GV nhà trẻ lưu ý: Tổ chức dạo chơi ngoài trời nhẹ nhàng, cho trẻ đi dạo và chơi trò chơi vận động nhẹ nhàng, có thể 3 nội dung hoặc 2 nội dung, không nhất thiết lúc nào cũng phải có 3 nội dung như trước đây. Những lần thực hiện sau bổ sung những điểm thay đổi (nếu có) VD: do thời tiết GV phải thay đổi đề tài.v.v..
- Nếu hoạt động hoặc trò chơi được được lựa chọn từ 1 tài liệu nào đó, trò chơi quen thuộc, trò chơi dân gian thì chỉ cần ghi tên hoạt động/ tên trò chơi và những điểm thay đổi (nếu có) khi thực hiện ở lớp mình, không cần chép lại cách chơi mà nên trích dẫn tên tài liệu./.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hồng Thắm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)