Xay dung xa, phuong khong co ma tuy

Chia sẻ bởi Đỗ Bằng Giang | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: xay dung xa, phuong khong co ma tuy thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

BÀI GIẢNG

VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG XÃ PHƯỜNG KHÔNG CÓ TỆ NẠN MA TÚY
Năm 2011
ĐỐI TƯỢNG
Cấp huyện: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Cấp xã : Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, Đại diện MTTQ và các tổ chức đoàn thể; Bí thư các chi bộ và các trưởng xóm, trưởng thôn, trưởng bản.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhằm trao đổi với các đại biểu về tham dự lớp tập huấn một số thông tin cơ bản về ma túy và tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó làm tốt công tác tuyên truyền xây dựng xã phường không có tệ nạn ma túy.

PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
- Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cưc lấy người học làm trọng tâm.
+ Sử dụng hệ thống máy chiếu.
+ Các tài liệu kèm theo.
+ Trao đổi thông tin với người học.

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN LÊN LỚP
Địa điểm lên lớp:


Thời gian lên lớp:
MA TÚY LÀ GÌ
BẢN CHẤT VÀ CƠ SỞ SINH LÝ HỌC CỦA NGHIỆN MA TÚY
TÁC HẠI CỦA MA TÚY

NỘI DUNG BÀI GIẢNG
MA TÚY LÀ GÌ
Hiện có nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý. Nhưng nhìn chung khi nói tới ma tuý là nói tới các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể (bằng cách: tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt...) nó sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý người đó.
Nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng, cho gia đình và cộng đồng.
Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đã đưa ra một số định nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến khái niện ma tuý như sau:
- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh các danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.
- Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma tuý được quy định do chính phủ ban hành.
- Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong danh mục do Bộ Y tế do chính phủ ban hành.
- Người dử dụng ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này.

MỘT SỐ LOẠI MA TÚY THƯỜNG GẶP
Thuốc phiện (Anh túc)
Mooc phin (Morphin)
Heroin
Cần sa
Ma tuý tổng hợp (các chất)
M = Methamphetamine
A = Amphetamine
E = Ephedrine
F = Fenproporex
Ma túy các sấu (trôn nhiều loại thuốc-ưu điểm là rẻ)
HOA CÂY THUỐC PHIỆN
QUẢ CÂY THUỐC PHIỆN
HOA CÔ CA
BỤI CÂY CO CA
LÁ CÔ CA
LÁ CÂY CẦN SA
LÁ CẦN SA KHÔ
LÁ CẦN SA THÀNH THỎI
THUỐC PHIỆN
MOOC PHIN
COCALIN
Methamphetamine (dạng bột)

Kích thích gây ảo giác (MDMA)

DẦU CẦN SA
Methamphetamine (dạng lỏng)

CÔNG CỤ ĐIỀU CHẾ VÀ HÚT, HÍT
NGƯỜI SỬ DUNG
ma túy cá sấu
NGHIỆN MA TÚY LÀ GÌ?
Hiệp hội Tâm thần mỹ (APA) định nghĩa nghiện như sau: Các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung nạp (Cần phải tăng liều lượng sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma tuý để giảm triệu chứng cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngưng sử dụng và tiếp tục sử dụng dù biết nó có hại cho bản thân hay những người khác.
Theo tổ chức y tế thê giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen ma tuý hoặc không, và một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều lọai ma tuý.
một số tiêu chí để xác định lệ thuộc
ma tuý
Dung nạp. Người sử dụng ma tuý (SDMT) ngày càng quen với tác dụng của ma túy và cần phải tăng liều dùng để đạt được tác dụng như mong muốn.
Đói thuốc: những biểu hiện thay đổi về thể chất và tâm lý của người SDMT. Nó xảy ra khi người SDMT giảm nhanh liều lượng quen dùng
(ví dụ người cắt cơn heroin có thể có những phản ứng của cơ thể như đau cơ khớp, rối loạn chức năng tim mạch và hệ thống tiêu hoá).
Giải toả: Để tránh cảm giác khó chịu khi đói thuốc người đó phải dùng 01 liều. Hiện tượng này liên quan chặt chẽ đến hội chứng đói thuốc.
Bắt buộc sử dụng: Một người lệ thuộc vào ma tuý bắt buộc phải SDMT. Hiện tượng này có liên quan đến đói thuốc.
Thu hẹp: Khi đã nghiện, người SDMT sẽ SDMT theo một cách nhất định.
Sở thích tập trung: Hứng thú SDMT dần dần trở thành ưu tiên lớn nhất trong cuộc sống của người SDMT. Sở thích này ngày càng thu hẹp và xác định bằng việc tìm mọi cách để có ma tuý sử dụng (đồng thời tìm mọi cách để có tiền mua ma tuý).
Tái nghiện: Một người ngưng sử dụng ma tuý trong vài tuần hoặc vài tháng nếu quay lại sử dụng sẽ có xu hướng tái sử dụng một cách nhanh chóng và hình thành lại sự lệ thuộc vào ma tuý
BẢN CHẤT VÀ CƠ SỞ SINH LÝ HỌC CỦA NGHIỆN MA TÚY

Nghiên cứu đã cho thấy là ngoài những khía cạnh, hành vi, xã hội, và tâm lý, nghiện ma tuý về bản chất là một căn bệnh mãn tính làm thay đổi các tế bào thần kinh trong não do sử dụng ma tuý nhiều lần.
Các nghiên cứu về thần kinh đã nhận thấy trong bộ não có một cơ sở chung cho tất cả các loại chất gây nghiện (ví dụ: nicotin, heroin, cocain, rượu...). Cơ sở này được gọi là Hệ thống Củng cố trong não, với các chức năng chủ yếu như:

- Tăng cường những hành vi có lợi cho sự tồn tại của con người - ví dụ, ăn đồ ngọt, những thức ăn ngon để cung cấp dinh dưỡng; uống nước để cung cấp nước cho tế bào; hoạt động tình dục để duy trì nòi giống; tập thể dục để cải thiện sức khoẻ....
Trong khi đó, các chất gây nghiện như heroin gây ra những thay đổi lâu dài, và có thể là vĩnh viễn đối với các dây thần kinh trong Hệ thống Củng cố trong não. Đây là lý do tại sao lại khó có thể vượt qua được thói nghiện, và tại sao hiện tượng tái nghiện lại xảy ra, và tại sao đôi khi phải mất nhiều năm mới có thể bỏ hẳn được ma tuý.
Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy có một vài loại chất gây nghiện hoạt động trong Hệ thông Củng cố của não, thế nên những người khác mắc nghiện ma tuý có thể thay thế chất ma tuý này bằng chất ma tuý khác (tương tự nhau hoặc có đặc điểm thụ cảm tương tự nhau.). Ví dụ như chuyển từ heroin sang các dạng amphetamine để giảm cảm giác thèm và các triệu chứng cai. Điều này là gợi ý quan trọng cho công tác điều trị và phục hồi.
Cở sở sinh lý học của nghiện ma tuý
- Hiện nay có nhiều loại ma tuý như morphin có tác dụng giảm đau rất tốt, nhưng nếu lạm dụng sẽ dẫn đến nghiện. Hai thuộc tính này của ma tuý gần như luôn đi đôi với nhau. Do vậy, từ lâu, người ta đã cố gắng tìm hiểu vì sao các chất ma tuý lại có thuộc tính như vậy và cho tới nay các nghiên cứu này vẫn đang được tiếp tục.

- Nhờ vào các tiến bộ của khoa học và công nghệ nhất là trong lĩnh vực sinh học phân tử và nhất là từ khi phát hiện ra các điểm thụ cảm (receptor) tương ứng (receptor là điểm trong cơ thể, có thể là mô, tế bào, cơ quan...) để các chất ma tuý gắn vào sau khi ma tuý được đưa vào cơ thể, và sau khi tìm và gắn được vào các điểm thụ cảm tương ứng thì ma tuý mới phát huy được tác dụng của nó), thì các cơ sở sinh học của nghiện ma tuý mới dần dần được sáng tỏ
- Trong trường hợp của Morphin, sau khi được đưa vào cơ thể nó sẽ làm giảm đau, đồng thời gây ra các hiệu ứng khác như: ức chế hô hấp, kích thích tim, chống sự co thắt của nhu động ruột, và đặc biệt là gây cảm giác khoái lạc mà nhiều người sử dụng ma tuý mô tả sau đó gây ra nghiện.
= > Sở dĩ như vậy, vì sau khi vào cơ thể, morphin đã tìm và gắn được vào các điểm thụ cảm (receptor- ri xep to) của nó trong cở thể (gọi là Opioid Receptor - viết tắt OR). Các OR này có mặt ở nhiều cơ quan trong cơ thể, nhưng có nhiều nhất ở não và tuỷ sống.
Theo các nhà nghiên cứu, đến nay đã phát hiện được 4 loại OR với các”chức năng nhiệm vụ khác”nhau:
+ OR muy : Là receptor khi morphin gắn vào gây tác dụng giảm đau, gây khoái cảm, ức chế hô hấp và gây nghiện (lệ thuộc vào ma tuý);
+ OR kappa: đảm nhận gây an thần, thu hẹp đồng tử mắt.
+ OR xích ma: Đảm nhận gây ảo giác,kích thích tim;
+ OR đen ta: Mới phát hiện được, chưa rõ vai trò.
Nếu không đưa ma tuý từ ngoài vào (SDMT) thí các receptor này vô tác dụng
Và vào năn 1975, người ta đã phát hiện và chiết xuất được 02 loại hợp chất từ não lợn có thể có tác dụng như morphin.
Sự phát hiện ra 02 loại hợp chất này ở lợn đã mở đầu cho việc tìm kiếm các chất sẵn có trong cơ thể (do cơ thể tạo ra) có tác dụng tương tự. Đó là chất endorphin (hay con gọi là morphin nội sinh) có tác dụng tương tự như morphin đưa từ ngoài vào (ngoại sinh).
Vậy trong cở thể chúng ta có sẵn một loại ma tuý?
Có! nhưng nó hoàn toàn vô hại, vì nó do chính cơ thể sinh ra để phục vụ cho nhu cầu của cơ thể nên không có sự dư thừa, không có hiệu ứng phụ.
Chính nhờ morphin nội sinh (endorphin) này mà cuộc sống của chúng ta bớt đi nhiều sự đau đớn.
=> Ví dụ một cái kim đâm vào tay, ta cảm thấy đau nhói, nhưng cái đau ấy lại tan biến đi rất nhanh.
=> Hay có sự cố gì đấy làm ta đau lòng, nỗi đau ấy cũng nguôi ngoai, niềm lạc quan lại trỗi dậy.

Sự phát hiện 02 loại hợp chất này ở lợn đã tạo ra cở sở sinh lý học giải thích tính chất gây nghiện hay bản chất của sự nghiện ma tuý. Đó là, khi sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến thay đổi một số chất sinh học đóng vai trò điều hoà các quá trình của cở thể, buộc cở thể phải tự điều chỉnh để quen dần với sự với sự có mặt của ma tuý ngoại sinh.
Một trong các sự điều tiết đó làm giảm”công suất”tiết ra morphin nội sinh và cuối cùng là hoàn toàn không tiết ra các morphin nội sinh nữa. Lúc đó người sử dụng ma tuý không còn morphin nội sinh nên trở thành người phụ thuộc hoàn toàn vào ma tuý đưa vào bên ngoài vào, nếu không sự điều hoà hoạt động sinh lý của cơ thể (vốn do endorphin đảm nhiệm) sẽ bị hụt hẫng, rối loạn, dẫn đến những cơn vật vã dữ dội đến mức người sử dụng ma tuý không chịu đựng nổi, buộc phải tìm mọi cách đưa ma tuý vào cơ thể
Các chất gây nghiện “làm ngu đần trí não” hay sự lệ thuộc ma tuý về tâm thần
- Chất gây nghiện làm ngu đần trí não bằng cách tạo ra những khoái cảm giả tạo và củng cố hành vi sử dụng thuốc. Đây là vấn đề chủ yếu của người sử dụng ma tuý. Họ luôn tự thấy “nó xảy ra ở trong đầu”hoặc “tôi không thể thoát khỏi ý nghĩ dùng ma tuý”. Đến lúc này, người ta dùng ma tuý hết lần này đến lần khác không phải vì cơ thể ốm đau mà là vì một cái “nhu cầu bức thiết” tìm kiếm “điều gì đó sảng khoái hơn”, hay để giải thoát khỏi nỗi sợ hãi, sự thèm khát. Thực tế ma tuý đã nói với não:”phải dùng ma tuý nhiều hơn!". Và não ta đã ngu đần làm theo lời”dạy bảo”ấy của ma tuý, kiểu như”ma đưa lối, quỷ dẫn đường”vậy.
Lệ thuộc ma tuý về thể chất
Sự lệ thuộc ma tuý về tâm thần (nêu trên) thường chỉ là sự khởi đầu của quá trình nghiện ma tuý và tiếp theo sẽ là sự lệ thuộc ma tuý về thể chất. Lúc này, cơ thể suy giảm nhanh, không thể sử dụng ma tuý, người sử dụng ma tuý cần đến ma tuý để duy trì sự cân bằng của cơ thể, thể hiện bằng sự ham muốn không thể cưỡng lại được và phải đưa ma tuý vào cơ thể bằng bất cứ giá nào.
Ngược lại, nếu ngưng sử dụng ma tuý sẽ dẫn đến Hội chứng cai nghiện (Withdrawal Sympton). Đó là những cơn vật vã dữ dội, ngáp, chảy nước mắt, nước mũi, khó chịu, tháo dạ, đau bụng, người nổi da gà... Cùng với các triệu chứng trên, người sử dụng ma tuý do tìm mọi cách để có ma tuý, do tìm mọi cách để có ma tuý nên không tự chủ được bản thân, dễ dẫn đến các hành vi có hại cho chính họ, gia đình và cộng đồng
Hiện tượng “thèm ma tuý”
Thèm ma tuý là sự thúc đẩy tái sử dụng thuốc trong thời kỳ kiêng khem (cai nghiện) và liên quan đến sự hoạt hoá của Hệ thống Củng cố trong não (nêu trên). Sự thèm ma tuý thậm chí có thể xảy ra khi chỉ nhìn thấy những vật dụng liên quan đến ma tuý (kim tiêm, tẩu thuốc...) hay nghe nói tới tên của loại ma tuý mà họ đã nghiện. Khi thèm ma tuý, người ta sẽ có:
- Những cảm giác khó chịu khi kiêng khem
- Sự hồi tưởng dễ chịu khi sử dụng thuốc
=> Và do vậy, nó làm con người ta rất khó quên ma tuý. Nó cũng gợi ý cho ta khi thiết kế các chương trình cai nghiện và quản lý sau cai. Ví như, phải tách người sau cai khỏi môi trường có ma tuý, xa số bạn nghiện cũ của họ.../-
TÁC HẠI CỦA MA TÚY
Tác hại đối với cơ thể:
- Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột.
=> sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản..
- Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.
- Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị...
- Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng, dùng ma túy sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh.
=> Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị...
Ảnh hưởng đến bản thân
- Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết.
- Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV (dẫn đến cái chết). Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho vợ/bạn tình của con cái họ.
- Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.
- Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.
- Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm.
- Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
Ảnh hưởng đến gia đình
- Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ thậm chí 1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.
- Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên...vì trong gia đình có người nghiện)
- Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...)
- Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý gây ra.
Ảnh hưởng đến xã hội
- Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm...
- Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa...Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý

- Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống./-
THỐNG KÊ
- Theo thống kê của Bộ Công an, tính đến cuối tháng 6/2011, cả nước có 149.900 người nghiện ma túy. Người nghiện có mặt tại 63/63 tỉnh, thành phố; 90% quận, huyện, thị xã và gần 60% xã, phường, thị trấn.


Theo Cục Phòng chống tệ nạn xã hội

- Đến nay có 19 cơ sở cai nghiện dân lập, có khả năng cai nghiện cho khoảng 3000 người nghiện.
- Cả nước hiện có 87 trung tâm với công suất 58 nghìn người. Hàng năm, các trung tâm này tiếp nhận mới vào cai nghiện thêm khoảng 30 nghìn lượt người, chủ yếu là các đối tượng cai bắt buộc trên 18 tuổi.
- Các trung tâm cai nghiện đã tăng hết công suất nhưng vẫn không thể đáp ứng kịp yêu cầu xã hội. Tổng sức chứa của các trung tâm hiện chỉ vào khoảng 1/3 số đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý.
TỈNH HÒA BÌNH
- Có hai trung tâm cai nghiện của Tỉnh:

+ Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục -Lao động xã hội.
+ Trung tâm Giáo dục-Lao động xã hội Lạc Sơn.
Với sức chứa hàng năm là 700 bệnh nhân

- Hai cơ sở cai nghiện của tư nhân:

1. Cơ sở tư vấn, cai nghiện ma túy TVN
(Cư yên-Lương sơn-Hòa bình)
2. Trung tâm cai nghiện ma túy tự nguyện HB
(Tổ 17-Phường Tân thịnh-Thành phố Hòa Bình)
=> Mỗi cơ sở: Mỗi đợt điều trị cắt cơn(từ 7-10 ngày) cho khoảng 10 bệnh nhân.
CUỐI CÙNG
XIN KÍNH CHÚC CÁC VỊ ĐẠI BIỂU MẠNH KHỎE-HẠNH PHÚC
HẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Bằng Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)