Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN

Chia sẻ bởi Nguyễn Hà Linh | Ngày 11/05/2019 | 107

Chia sẻ tài liệu: Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Bài 3- Tập A
Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa
Mục đích yêu cầu:
- Làm rõ bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Những quan điểm cơ bản cuả Đảng về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho mỗi quân nhân trong xây dựng và bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Nội dung

I . bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam

II. xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa

1. Sự ra đời của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam

3. Chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I . bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam

II. xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa

1. Phát huy dân chủ gắn với tăng
cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa

2. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa

3. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống
tham nhũng.

1. Sự ra đời của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Ngày 3/2/1930, Đảng CSVN do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra đời. Với đường lối đúng đắn, sáng tạo Đảng lãnh đạo nhân dân ta đứng lên tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền.
- Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước VNDCCH- Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam á ra đời. Ngay sau khi thành lập, Nhà nước công- nông non trẻ phải tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.
- Ngày 30/4/1975, Chiến dịch HCM toàn thắng, kết thúc cuộc CMDTDCND trong cả nước. Năm 1976 nhân dân 2 miền Nam- Bắc tiến hành bầu cử Quốc hội chung, thống nhất đất nước vê mặt Nhà nước.
- Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI đã quyết định đổi tên nước VNDCCH thành nước CHXHCNVN.

2. Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân do nhân dân vì nhân dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm đến lợi ích của tổ quốc và nhân dân.
Bản chất Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:
a. Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta.
b. Tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước ta.
c. Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta .
3. Chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hai chức năng: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
a. Chức năng đối nội.
Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế.
- Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước được thể hiện ở các nhiệm vụ sau.
- Chức năng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, và bảo vệ quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân.
b) Chức năng đối ngoại.
Chức năng bảo vệ tổ quốc.
Chức năng mở rộng quan hệ, hợp tác với các nước.
1. Phát huy dân chủ gắn với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện sự gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
- Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên, công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân; mỗi chính sách của Nhà nước điều thể hiện ý nguyện của nhân dân.
- Phát huy dân chủ phải gắn với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý Nhà nước bằng pháp luật.
2. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, tính khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật, xây dựng và hoan thiện cơ chế kiêm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, nhằm hợp lý đại biểu chuyên trách, phát huy tốt vai trò của đại biểu Quốc hội.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ.
- Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh dân chủ.
- Nâng cao chất lượng hoạt động hội đồng nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp, phát huy vai trò giám sát của hội đồng nhân dân.
- Xây dựng bộ máy và đội ngũ công chức nhà nước, thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy công chức, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng năng lực và phẩm chất đạo đức.
- Bổ xung và hoàn thiện các cơ chế, quy định về quản lý kinh tế- tài chính, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngoài viện trợ.
- Tiếp tục cải cách hành chính bảo đảm cho nền hành chính trong sạch, vững mạnh, thông suốt đáp ứng với yêu cầu công cuộc đổi mới.
3. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng.
* Để đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng có hiệu quả cần thực hiện tốt nội dung biện pháp sau:
- Hoàn thiện cơ chế dân chủ và thực hiện tốt quy chế dân chu ở cơ sở, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, thực hiện tốt phương châm: Dân biết dân lam dân bàn, dân kiểm tra. Phát huy tốt vai trò cơ quan dân cử của mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chín trị xã hội của nhân dân trong việc kiểm tra giám sát cán bộ công chứcvà cơ quan công quyền.
- Xử lý kiên quyết kịp thời công khai những người tham nhũng, không phân biệt địa vị xã hội, chức vụ, người đương chức hay đã nghỉ hưu xử lý nghiêm theo kỷ luật Đảng và pháp luật nhà nước, những người bao che cho tham nhũng, hoặc cố tình lợi dụng chống tham nhũng để vu khống làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ.
- Thực hiện đồng bộ luật phòng chống tham nhũng và luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Xây dựng chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, kiên quyết và triệt để tập trung chỉ đạo và kiểm tra thanh tra việc thanh lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính trong danh nghiệp Nhà nước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hà Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)