Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu

Chia sẻ bởi Cao Việt Thắng | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:


MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
2.TỔNG QUAN 3
2.1 Tổng quan về thực vật học 3
2.1.1 Mô tả 3
2.1.2 Bộ phận dùng 4
2.1.3 Phân bố sinh thái 4
2.1.4 Cách trồng 5
2.1.5 Thu hái và chế biến 5
2.1.6 Sự nhầm lẫn với một số cây khác 5
2.2 Thành phần hóa học chính 8
2.3 Tác dụng dược lý 8
2.4 Công dụng 9
2.5 Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử 9
2.5.1 Vi phẩu lá, rễ 10
2.5.2 Khảo sát bột dược liệu 10
2.5.3 Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật 10
2.5.4 Phân tích định tính và xác định hợp chất Alkaloid 11
3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 12
3.1 Đặc điểm vi phẩu và soi bột 12
3.2 Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật 16
3.3 Định tính Alkaloid toàn phần 17
4. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU 18
4.1 Mô tả 18
4.2 Đặc điểm vi học và soi bột 19
4.3 Thành phần hóa thực vật 19
4.4 Các chỉ số khác 20
5. THÔNG TIN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TNHC CHỮA BỆNH 21
6. KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỀ

Vấn đề kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại và hiện đại hóa y học cổ truyền là xu hướng chung của thời đại.
Theo cách đánh giá của WHO, Việt Nam là nước không chỉ là nước có bề dày truyền thống phát triển y học cổ truyền từ hàng nghìn năm nay, mà thực sự là nước có tiềm năng về y học cổ truyền và đã đạt được nhưng thành công ban đầu trong vấn đề kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
Những thành tựu đó đã góp phần tích cực trong việc giảm nhẹ chi phí y tế, nâng cao hiệu quả điều trị đối với một số bệnh mạn tính.
Y học cổ truyền cần được hiện đại hóa để không có nguy cơ trở thành một thứ đồ cổ trong chiều sâu của thời gian, mà sẽ là một khoa học để phục vụ cho yêu cầu của xã hội hiện đại.
Hiện đại hóa là cách dùng kiến thức, công cụ và các phương pháp nghiên cứu khoa học - kỹ thuật hiện đại để hiểu và chứng minh cơ sở khoa học của nguyên lý, lý thuyết và phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền, của các bài thuốc và đặc biệt là các chất có tác dụng dược lý có trong cây thuốc.
Tuy nhiên, hiện nay các nguyên liệu dược liệu đang bị làm giả, làm nhái rất nhiều và nhiều chế phẩm từ dược liệu còn kém chất lượng .Điều này có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng, cũng như gây mất lòng tin của mọi người khi sử dụng các chế phẩm và cây cỏ từ dược liệu. Vì vậy việc xây dựng một tiêu chuẩn chất lượng cho dược liệu là vấn đề hết sức cần thiết.
Trong phạm vi bài báo cáo này xin đề cập đến việc xây dựng tiêu chuẩn dược liệu Trinh nữ hoàng cung, một trong những cây được sử dụng trong dân gian để điều trị u xơ tiền liệt tuyến và u xơ tử cung, ngoài ra còn điều trị ung thư như tử cung, dạ dày, phổi, tuyến tiền liệt.


















TỔNG QUAN












TỔNG QUAN THỰC VẬT HỌC
Tên khoa học: Crinum latifolium
Họ: Thuỷ Tiên Amaryllidaceace
Tên khác: Tỏi lơi lá rộng,Vạn châu lan, thập bát học sĩ, tỏi thái lan.
Mô tả:
Trinh nữ hoàng cung là loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15 cm. Các bẹ là úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15 cm, là mọc từ thân hành, hình dãi mũi giác, có nhiều là mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.
Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng pha hồng, dài 10-15cm, bao gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quăn lại, nhị 6
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Việt Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)