Xây dựng thư viện câu hỏi.
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Anh Khoa |
Ngày 02/05/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: Xây dựng thư viện câu hỏi. thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
THÔNG TƯ
Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông
Chương II
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm
b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm
g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.
Chương III
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC LỰC
Điều 6. Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cả năm học
b) Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối với môn GDCD:
- Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề thuộc môn GDCD quy định trong CYGDPT cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn GDCD quy định trong CTGDPT cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong mỗi học kỳ, cả năm học.
- Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn GDCD theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.
XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I. Mục đích :
Cung cấp hệ thống các câu hỏi, bài tập có chất lượng để giáo viên tham khảo trong việc xây dựng đề kiểm tra.
Cung cấp nguồn dữ liệu để GV lựa chọn xây dựng các đề kiểm tra.
Đảm bảo được việc xây dựng các đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, không bị lệch chuẩn.
Học sinh có thể tham khảo Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng internet để tự kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và năng lực học
II. Về dạng câu hỏi
Nên biên soạn cả 2 loại câu hỏi, câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Ngoài các câu hỏi đóng (chiếm đa số) còn có các câu hỏi mở (dành cho loại hình tự luận).
Nên có một số câu hỏi để đánh giá kết quả của các hoạt động ngoại khóa, thực hành.
III. Về số lượng câu hỏi
Tối thiểu 5 câu/1 tiết theo phân phối chương trình
Ít nhất 2 câu cho 1 chuẩn cần đánh giá.
Tỷ lệ % của từng loại câu hỏi so với tổng số câu hỏi, do các bộ môn bàn bạc và quyết định, nên ưu tiên cho loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và câu hỏi tự luận.
Đối với các cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng):
Tuỳ theo mục tiêu của từng chủ đề, mức độ quan trọng của chủ đề, chuẩn KT,KN, TĐ và thời lượng để quy định tỉ lệ phù hợp đối với số câu hỏi cho từng cấp độ.
Cần có một tỉ lệ thích đáng cho các câu hỏi vận dụng, đặc biệt là vận dụng vào thực tế.
IV.Yêu cầu về câu hỏi
Câu hỏi, bài tập phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT
Thể hiện rõ đặc trưng môn học, cấp học
Nội dung trình bày cụ thể, câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu.
Đúng kĩ thuật biên soạn câu hỏi.
Đảm bảo đánh giá được học sinh về cả ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
a. Các yêu cầu đối với câu hỏi có nhiều lựa chọn
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung cơ bản của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu dẫn đặt ra phải là một câu hỏi trực tiếp hoặc một câu chưa hoàn chỉnh (bỏ lửng);
4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Giữa nội dung của câu dẫn và phần lựa chọn phải thống nhất, phù hợp;
10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, tránh tạo phương án đúng quá khác biệt với các phương án nhiễu;
11) Sắp xếp các phương án theo thứ tự ngẫu nhiên, tuyệt đối không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung cơ bản của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu hỏi phải thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
4) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
5) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
6) Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
7) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải trong sáng, diễn đạt được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
8) Câu hỏi nên nêu rõ các vấn đề: Độ dài của bài luận; Mục đích bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
9) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
V. Định dạng văn bản
Câu hỏi và bài tập cần biên tập dưới dạng file và in ra giấy để thẩm định, lưu giữ.
Về font chữ, cỡ chữ thì nên sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14
Mỗi một câu hỏi, bài tập có thể biên soạn theo mẫu:
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi : ______
MÔN HỌC: _____________
Thông tin chung
* Lớp: ___ Học kỳ: ______
* Chủ đề: _____________________________
* Chuẩn cần đánh giá: _____________
Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi
Bước 1:
Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá.
Điều chỉnh phù hợp với chương trình và phù hợp với sách giáo khoa.
Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra) của từng chủ đề
Cụ thể số câu cho mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức
Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong bước.
Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng.
Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các học sinh.
Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi (nếu cần thiết), hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi và đưa vào thư viện câu hỏi.
Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông
Chương II
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm
b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm
g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.
Chương III
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC LỰC
Điều 6. Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cả năm học
b) Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối với môn GDCD:
- Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề thuộc môn GDCD quy định trong CYGDPT cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn GDCD quy định trong CTGDPT cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong mỗi học kỳ, cả năm học.
- Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn GDCD theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.
XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I. Mục đích :
Cung cấp hệ thống các câu hỏi, bài tập có chất lượng để giáo viên tham khảo trong việc xây dựng đề kiểm tra.
Cung cấp nguồn dữ liệu để GV lựa chọn xây dựng các đề kiểm tra.
Đảm bảo được việc xây dựng các đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, không bị lệch chuẩn.
Học sinh có thể tham khảo Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng internet để tự kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và năng lực học
II. Về dạng câu hỏi
Nên biên soạn cả 2 loại câu hỏi, câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Ngoài các câu hỏi đóng (chiếm đa số) còn có các câu hỏi mở (dành cho loại hình tự luận).
Nên có một số câu hỏi để đánh giá kết quả của các hoạt động ngoại khóa, thực hành.
III. Về số lượng câu hỏi
Tối thiểu 5 câu/1 tiết theo phân phối chương trình
Ít nhất 2 câu cho 1 chuẩn cần đánh giá.
Tỷ lệ % của từng loại câu hỏi so với tổng số câu hỏi, do các bộ môn bàn bạc và quyết định, nên ưu tiên cho loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và câu hỏi tự luận.
Đối với các cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng):
Tuỳ theo mục tiêu của từng chủ đề, mức độ quan trọng của chủ đề, chuẩn KT,KN, TĐ và thời lượng để quy định tỉ lệ phù hợp đối với số câu hỏi cho từng cấp độ.
Cần có một tỉ lệ thích đáng cho các câu hỏi vận dụng, đặc biệt là vận dụng vào thực tế.
IV.Yêu cầu về câu hỏi
Câu hỏi, bài tập phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT
Thể hiện rõ đặc trưng môn học, cấp học
Nội dung trình bày cụ thể, câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu.
Đúng kĩ thuật biên soạn câu hỏi.
Đảm bảo đánh giá được học sinh về cả ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
a. Các yêu cầu đối với câu hỏi có nhiều lựa chọn
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung cơ bản của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu dẫn đặt ra phải là một câu hỏi trực tiếp hoặc một câu chưa hoàn chỉnh (bỏ lửng);
4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Giữa nội dung của câu dẫn và phần lựa chọn phải thống nhất, phù hợp;
10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, tránh tạo phương án đúng quá khác biệt với các phương án nhiễu;
11) Sắp xếp các phương án theo thứ tự ngẫu nhiên, tuyệt đối không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung cơ bản của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu hỏi phải thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
4) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
5) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
6) Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
7) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải trong sáng, diễn đạt được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
8) Câu hỏi nên nêu rõ các vấn đề: Độ dài của bài luận; Mục đích bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
9) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
V. Định dạng văn bản
Câu hỏi và bài tập cần biên tập dưới dạng file và in ra giấy để thẩm định, lưu giữ.
Về font chữ, cỡ chữ thì nên sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14
Mỗi một câu hỏi, bài tập có thể biên soạn theo mẫu:
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi : ______
MÔN HỌC: _____________
Thông tin chung
* Lớp: ___ Học kỳ: ______
* Chủ đề: _____________________________
* Chuẩn cần đánh giá: _____________
Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi
Bước 1:
Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá.
Điều chỉnh phù hợp với chương trình và phù hợp với sách giáo khoa.
Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra) của từng chủ đề
Cụ thể số câu cho mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức
Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong bước.
Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng.
Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các học sinh.
Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi (nếu cần thiết), hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi và đưa vào thư viện câu hỏi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Anh Khoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)