XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚII
Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Tuấn |
Ngày 23/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚII thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Biên soạn: Nguyễn Quốc Tuấn
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Để có cơ sở thực tiễn cho chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ đạo 11 xã đại diện cho các vùng kinh tế - văn hoá trên cả nước xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới. Đồng thời, nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết 26-NQ/TW đề ra, Chính phủ đã có Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020.
LỜI GIỚI THIỆU
Đây là một quyết tâm chính trị to lớn của Đảng, Nhà nước ta, nhằm thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành nước Công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới sẽ được triển khai trên địa bàn cấp xã trong phạm vi cả nước nhằm phát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở, có những yêu cầu riêng đối với từng vùng sinh thái, vùng kinh tế - xã hội khác nhau.
Nhằm giới thiệu và hướng dẫn một số yêu cầu, nội dung, các bước công việc chính cũng như giải thích rõ hơn về cơ chế, chính sách áp dụng trong xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. Giúp cho cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên quán triệt sâu sắc những quan điểm và tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thắng lợi chương trình xây dựng NTM trên địa bàn Huyện Đông Hải trong thời gian tới.
CẤU TRÚC BÀI GIẢNG
NỘI DUNG
CHÍNH CỦA BÀI
HỎI: Nông thôn là gì? tại sao phải xây dựng NTM? Và NTM có những đặc trưng gì?
ĐÁP: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
Trước đây, nước ta là một nước nông nghiệp nghèo, lạc hậu nhưng lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Thực dân pháp, chống Đế quốc Mỹ. Lực lượng, sức người sức của chủ yếu phải huy động từ sự đóng góp của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày nay, đất nước đã hoà bình, thống nhất; kinh tế xã hội, công nghiệp, thành thị đã phát triển, do vậy, Đảng và Nhà nước phải tập trung cho phát triển nông thôn để bù đắp lại công lao to lớn của nông dân với cách mạng và ngang tầm với sự phát triển của công nghiệp, của đô thị.
Việc xây dựng NTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê hương, đất nước trong giai đoạn mới. Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm trạm y tế, cấp nước… còn yếu kém,
môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.
Những năm qua, huyện ủy – UBND huyện luôn quan tâm lãnh đạo, ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, thể hiện trên một số lĩnh vực sau:
- Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đa dạng ngành, nghề; các chợ đầu mối, điểm giao dịch mua bán hàng hoá nông sản được mở rộng; các làng nghề truyền thống được củng cố, phát triển, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nông thôn.
- Hạ tầng kinh tế kỹ thuật - xã hội ở nông thôn được xây dựng khang trang; các dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nông dân được cung cấp ngày càng tốt hơn.
- An sinh xã hội được thực hiện tốt, huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư cho chương trình giảm nghèo, chăm lo giúp các đối tượng chính sách, người nghèo, người gặp khó khăn cơ nhỡ… từng bước ổn định cuộc sống.
- Hệ thống chính trị ở cơ sở thường xuyên được củng cố, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên; thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, sức mạnh tổng hợp của quần chúng ngày càng phát huy; an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững ổn định.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực trạng nông thôn trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện ĐH nói riêng, hiện nay còn tồn tại một số mặt hạn chế, yếu kém là:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn còn chậm; các hình thức sản xuất chậm đổi mới; nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng chưa cao, năng lực cạnh tranh còn thấp; chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
- Còn lúng túng trong việc xây dựng quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở cơ sở; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn nhiều nơi chưa đạt chuẩn quốc gia; tình trạng xâm nhập mặn và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng...
- Một số chính sách xã hội ở nông thôn triển khai thực hiện chậm và chưa đồng bộ; tình hình an ninh nông thôn nhiều nơi diễn biến phức tạp; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa bền vững, còn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao; trình độ năng lực của một số cán bộ cơ sở còn yếu, chưa đủ sức giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của dân…
5 cái cũ cần đổi mới của nông thôn Việt Nam
Nông thôn mới có 5 đặc trưng như sau:
Nông thôn mới là gì?
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường
HỎI: Xây dựng NTM bao gồm những nguyên tắc nào?
ĐÁP: Trong xây dựng NTM, đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia đã ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở ấp, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.
Trình tự xây dựng NTM gồm 7 bước như sau:
- Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện;
- Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện);
- Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành;
- Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã ;
- Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã;
- Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án;
- Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình..
Các bước tiến hành xây dựng NTM ở cấp xã
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Ban Chỉ đạo Tỉnh
Văn phòng Điều phối
Ban Chỉ đạo huyện
(12/12)
Ban Chỉ đạo xã
(109/119)
Ban Quản lý xã
(119/119)
Ban Phát triển ấp
(347/572)
Cơ quan thường tực điều phối
Tổng quan về nguồn vốn XD NTM
Tổng quan: cơ cấu nguồn vốn
XIN CHÂN THÀNH
CÁM ƠN ĐẠI BIỂU
ĐÃ LẮNG NGHE !
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Biên soạn: Nguyễn Quốc Tuấn
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Để có cơ sở thực tiễn cho chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ đạo 11 xã đại diện cho các vùng kinh tế - văn hoá trên cả nước xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới. Đồng thời, nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết 26-NQ/TW đề ra, Chính phủ đã có Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020.
LỜI GIỚI THIỆU
Đây là một quyết tâm chính trị to lớn của Đảng, Nhà nước ta, nhằm thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành nước Công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới sẽ được triển khai trên địa bàn cấp xã trong phạm vi cả nước nhằm phát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở, có những yêu cầu riêng đối với từng vùng sinh thái, vùng kinh tế - xã hội khác nhau.
Nhằm giới thiệu và hướng dẫn một số yêu cầu, nội dung, các bước công việc chính cũng như giải thích rõ hơn về cơ chế, chính sách áp dụng trong xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. Giúp cho cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên quán triệt sâu sắc những quan điểm và tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thắng lợi chương trình xây dựng NTM trên địa bàn Huyện Đông Hải trong thời gian tới.
CẤU TRÚC BÀI GIẢNG
NỘI DUNG
CHÍNH CỦA BÀI
HỎI: Nông thôn là gì? tại sao phải xây dựng NTM? Và NTM có những đặc trưng gì?
ĐÁP: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
Trước đây, nước ta là một nước nông nghiệp nghèo, lạc hậu nhưng lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Thực dân pháp, chống Đế quốc Mỹ. Lực lượng, sức người sức của chủ yếu phải huy động từ sự đóng góp của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày nay, đất nước đã hoà bình, thống nhất; kinh tế xã hội, công nghiệp, thành thị đã phát triển, do vậy, Đảng và Nhà nước phải tập trung cho phát triển nông thôn để bù đắp lại công lao to lớn của nông dân với cách mạng và ngang tầm với sự phát triển của công nghiệp, của đô thị.
Việc xây dựng NTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê hương, đất nước trong giai đoạn mới. Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm trạm y tế, cấp nước… còn yếu kém,
môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.
Những năm qua, huyện ủy – UBND huyện luôn quan tâm lãnh đạo, ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, thể hiện trên một số lĩnh vực sau:
- Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đa dạng ngành, nghề; các chợ đầu mối, điểm giao dịch mua bán hàng hoá nông sản được mở rộng; các làng nghề truyền thống được củng cố, phát triển, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nông thôn.
- Hạ tầng kinh tế kỹ thuật - xã hội ở nông thôn được xây dựng khang trang; các dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nông dân được cung cấp ngày càng tốt hơn.
- An sinh xã hội được thực hiện tốt, huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư cho chương trình giảm nghèo, chăm lo giúp các đối tượng chính sách, người nghèo, người gặp khó khăn cơ nhỡ… từng bước ổn định cuộc sống.
- Hệ thống chính trị ở cơ sở thường xuyên được củng cố, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên; thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, sức mạnh tổng hợp của quần chúng ngày càng phát huy; an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững ổn định.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực trạng nông thôn trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện ĐH nói riêng, hiện nay còn tồn tại một số mặt hạn chế, yếu kém là:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn còn chậm; các hình thức sản xuất chậm đổi mới; nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng chưa cao, năng lực cạnh tranh còn thấp; chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
- Còn lúng túng trong việc xây dựng quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở cơ sở; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn nhiều nơi chưa đạt chuẩn quốc gia; tình trạng xâm nhập mặn và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng...
- Một số chính sách xã hội ở nông thôn triển khai thực hiện chậm và chưa đồng bộ; tình hình an ninh nông thôn nhiều nơi diễn biến phức tạp; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa bền vững, còn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao; trình độ năng lực của một số cán bộ cơ sở còn yếu, chưa đủ sức giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của dân…
5 cái cũ cần đổi mới của nông thôn Việt Nam
Nông thôn mới có 5 đặc trưng như sau:
Nông thôn mới là gì?
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường
HỎI: Xây dựng NTM bao gồm những nguyên tắc nào?
ĐÁP: Trong xây dựng NTM, đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia đã ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở ấp, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.
Trình tự xây dựng NTM gồm 7 bước như sau:
- Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện;
- Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện);
- Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành;
- Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã ;
- Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã;
- Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án;
- Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình..
Các bước tiến hành xây dựng NTM ở cấp xã
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Ban Chỉ đạo Tỉnh
Văn phòng Điều phối
Ban Chỉ đạo huyện
(12/12)
Ban Chỉ đạo xã
(109/119)
Ban Quản lý xã
(119/119)
Ban Phát triển ấp
(347/572)
Cơ quan thường tực điều phối
Tổng quan về nguồn vốn XD NTM
Tổng quan: cơ cấu nguồn vốn
XIN CHÂN THÀNH
CÁM ƠN ĐẠI BIỂU
ĐÃ LẮNG NGHE !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)