Xây dựng nền dân chủ cộng hòa

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hòa | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Xây dựng nền dân chủ cộng hòa thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA: LỊCH SỬ
LỚP: SỬ - GDQP 2B
MÔN: LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH
X�Y D?NG N?N D�N CH? C?NG HO�
1948 - 1953
SVTH: NGUYỄN KHẮC ĐIỆP
GVHD: TS. LÊ VĂN ĐẠT
BỐ CỤC
LỜI NÓI ĐẦU
KINH TẾ
a. GIAI ĐOẠN 1948 – 1950.
b. GIAI ĐOẠN 1951 – 1953.
3. VĂN HÓA- GIÁO DỤC
a. GIAI ĐOẠN 1948 – 1950.
b. GIAI ĐOẠN 1951 – 1953.
4. NGOẠI GIAO.
5. THAY LỜI KẾT.
1. LỜI NÓI ĐẦU
Sau thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc, thực dân Pháp buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta, thực hiện âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. địch chuyển sang bình định cũng cố vùng tạm chiếm, thi hành chiến lược “chiến tranh tổng lực”, đánh phá cơ sở kinh tế, chính trị và lực lượng hậu bị của kháng chiến.
Cách mạng Việt Nam muốn giành được thắng lợi thì ta phải củng cố và ra sức xây dựng hơn nữa hậu phương kháng chiến mà chủ yếu là về kinh tế, văn hóa-giáo dục và ngoại giao.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1948 – 1950
Nền kinh tế của ta vốn nghèo nàn lạc hậu do chế độ cũ để lại, lại bị địch tăng cường phá hoại bằng mọi thủ đoạn tàn bạo, song nhu cầu của kháng chiến ngày càng lớn cho nên mặt trận kinh tế cũng không kém phần gay gắt.
Nhiệm vụ của nhân dân ta là phải nỗ lực xây dựng nền kinh tế kháng chiến có tính chất dân chủ nhân dân, có khả năng tự túc, tự cấp, vừa đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc kháng chiến, vừa từng bước cải thiện đời sống của quân đội, cán bộ và nhân dân, vừa phải đấu tranh chống lại sự phá hoại của địch.
CÁC NGÀNH KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG NGHIỆP, TÀI CHÍNH.
GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU ĐIỆN
NÔNG NGHIỆP
Nông nghiệp giữ vị trí hàng đầu trong nền kinh tế kháng chiến.
Đảng và chính phủ đã động viên nông dân, cán bộ, bộ đội đẩy mạnh thi đua canh tác, đắp đê, chống hạn hán, lũ lụt, cải tiến kĩ thuật, khai hoang, phục hóa, chống sâu bệnh, đầu tư vốn cho nông dân vay, phân phối giống. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp thu được những kết quả quan trọng.
Theo thống kê của Bộ Canh Nông, tại Bắc Bộ và Liên khu IV, năm 1948.
NÔNG NGHIỆP
Ở Nam Bộ, đã cày cấy được 2.000.000 ha, trên tổng số 2.300.000 ha diện tích.
Năm 1950, từ Liên khu IV trở ra, tổng sản lượng thu hoạch được ở các vùng tự do và căn cứ du kích là 2.414.830 tấn.
Để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, Đảng và Chính phủ đã thực hiện một đường lối riêng biệt của Việt Nam về cách mạng ruộng đất bằng những phương pháp cải cách dần dần để sửa đổi chế độ ruộng đất ở nông thôn như tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian đem chia cho nông dân không có hoặc thiếu ruộng; tạm cấp ruộng đất vắng chủ; giảm tô, giảm tức và chia lại ruộng công cho công bằng, hợp lí.
NÔNG NGHIỆP
Chính phủ ban hành hàng loạt sắc lệnh về ruộng đất:
Sắc lệnh 78/SL ngày 14-7-1949, quy định mức giảm địa tô là 25% so với mức tô trước Cách mạng tháng Tám, lập Hội đồng giảm tô cấp tỉnh.
Sắc lệnh số 25/SL ngày 13-2-1950 về việc sử dụng ruộng đất vắng chủ trong thời kì kháng chiến.
Sắc lệnh số 26/SL ngày 15-2-1950 về việc lập ban giảm tô xã.
Sắc lệnh 88/SL ngày 22-5-1950, quy định những điểm chính về lĩnh canh ruộng đất.
Sắc lệnh số 89/SL về việc giảm lãi, xóa nợ, hoãn nợ đối với những việc vay mượn trước đây.
NÔNG NGHIỆP
Sắc lệnh số 90/SL ngày 22/5/1950, cấm bỏ hoang ruộng đất có chủ từ trước đến nay vẫn chưa được trồng trọt. Hội đồng giảm tô, giảm tức, Ban giảm tô, giảm tức xã được thành lập; phần lớn ruộng đất do nông dân lĩnh canh đã được giảm tô 25%.
Tính từ năm 1945 đến năm 1949, nông dân đã được chia 177.000 ha ruộng đất các loại, trong đó ruộng đất của thực dân Pháp là 18.400 ha, ruộng đất của địa chủ là 39.600 ha, ruộng đất công và bán công là 119.000 ha. Từ năm 1949 trở đi, số ruộng đất được chia cho nông dân càng nhiều hơn, nhất là sau khi Sắc lệnh về ruộng đất do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí được ban hành, chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ bị thu hẹp dần.
NÔNG NGHIỆP
Đây là một bước đi đúng đắn trong việc thực hiện chính sách ruộng đất của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tình hình sở hữu ruộng đất ở nông thôn trong các vùng tự do đã có sự biến đổi cách mạng khá lớn.
Các hình thức tổ đổi công, hợp công và mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cũng đã được Nhà nước hướng dẫn tổ chức. Cuối năm 1949, chưa kể ở Liên khu V, cả nước đã có 18.921 tổ đổi công và hợp công, 982 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1950, cả nước có 25.491 tổ đổi công và hợp công, 1.562 hợp tác xã. Một số biện pháp kĩ thuật được áp dụng rộng rãi.
Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp, Thương Nghiệp, Tài Chính
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước rất chú trọng xây dựng và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, tài chính
Trong những tháng đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, công nhân đã di chuyển máy móc, vật tư nguyên liệu ra các vùng tự do, các khu căn cứ (riêng công nhân quân giới đã chuyển 4 vạn tấn máy móc, vật tư). Đó là vốn vật chất đầu tiên để xây dựng công nghiệp kháng chiến.
Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp, Thương Nghiệp, Tài Chính
Những xí nghiệp quốc phòng và dân dụng có quy mô thích hợp đã lần lượt được xây dựng trong các vùng tự do và vùng căn cứ kháng chiến.
Công nghiệp quốc phòng là hệ thống công nghiệp quan trọng nhất trong thời kì kháng chiến. Đến cuối năm 1947, công nghiệp quốc phòng của Việt Nam đã có hàng loạt nhà máy, xí nghiệp thuộc quyền quản lý của Cục quân giới Bộ Quốc phòng và Ban vũ khí dân quân, Công an, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, công đoàn các khu, tỉnh. Cục Quân giới quản lí 89 xưởng và 12 công trường. Đến cuối năm 1947, có 24.000 công nhân làm việc trong ngành công nghiệp quân giới.
Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp, Thương Nghiệp, Tài Chính
Đến năm 1950, công nghiệp quân giới nước ta có 150 nhà máy, công xưởng và hàng trăm công trường hoặc tổ vũ khí với số công nhân là 25.000 người.
Chỉ tính từ năm 1946 đến năm 1950, các xưởng quân giới từ Liên khu IV trở ra đã sản xuất được 1323 tấn vũ khí, đạn dược các loại, trong đó có kiểu súng cối các cỡ 60 li, 120 li, súng SKZ…Các xưởng quân khu, quân dược cũng được thành lập. Đến năm 1949, đã có 21 cơ sở quân dược với 1200 công nhân và 20 cơ sở quân nhu với 1700 công nhân. Ngành giao thông công chính có 600 công nhân.
Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp, Thương Nghiệp, Tài Chính
Nhịp độ sản xuất vũ khí đạn dược phát triển rất mạnh. Tính theo trọng lượng tấn và lấy chỉ số năm 1946 là 100, thì nhịp độ sản xuất vũ khí đạn dược ở Liên khu IV trở ra tăng như sau: năm 1946 là 100, năm 1947 là 707, năm 1948 là 1044 và năm 1949 là 3544.
Công nghiệp kinh tế quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp phục vụ quốc phòng và dân sinh cũng được xây dựng và phát triển như khai khoáng, hóa chất, cơ khí, dệt, giấy, diêm, xà phòng,…
Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp, Thương Nghiệp, Tài Chính
Những cố gắng và kết quả đạt được của quân và dân ta trong xây dựng và phát triển kinh tế kháng chiến, tự cấp tự túc là hết sức to lớn.
Tuy nhiên, tình hình nhiều lúc, nhiều nơi vẫn còn gặp khó khăn nghiêm trọng, nhất là ở vùng núi xa xôi hẻo lánh, hoặc ở những vùng có chiến sự ác liệt. Ở những vùng xảy ra chiến sự (Việt Bắc, Tây Bắc, Bình Trị Thiên, Tây Nguyên,…) đời sống nhân dân, bộ đội rất kham khổ, thiếu thốn. Nguyên vật liệu đảm bảo cho sản xuất quốc phòng và một số nhu cầu thiết yếu khác ngày càng khan hiếm.
Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp, Thương Nghiệp, Tài Chính
Nguồn động viên về tài chính từ năm 1947 đến năm 1950 chủ yếu là thuế điền thổ, thuế môn bài, công trái kháng chiến, quỹ tham gia kháng chiến,…Tổng số thu ngân sách năm 1947 là 1.158 triệu đồng, năm 1948 là 2.851 triệu, năm 1949 là 5.031 triệu và năm 1950 là 1.203,3 triệu đồng.
Giao Thông Vận Tải và Bưu Điện
Giao thông vận tải và Bưu điện giữ vai trò quan trọng trong chiến đấu, kinh tế và dân sinh.
Để phục vụ cho nhu cầu chiến đấu và sản xuất, ở các vùng tự do, ta đã từng bước sửa chữa và mở đường, khôi phục và phát triển GTVT. Ở Liên khu V, ngay từ đầu năm 1948, ta đã bắt đầu khôi phục tuyến đường sắt từ An Tân (Tam Kì, Quảng Nam) đến La Hai (Đồng Xuân, Phú Yên) dài 300km. Ở Liên khu IV, ta xây dựng đoạn đường sắt La Khê-Lò Vàng dài 30km, mở thêm gần 300km đường xuyên sơn. Trên cả nước, một hệ thống giao thông thủy, bộ đã dần dần hình thành, lúc chạy qua hậu phương, khi len lõi qua vùng địch hậu.
Giao Thông Vận Tải và Bưu Điện
Đến năm 1950, ngành giao thông đường sắt đã có 5000 công nhân hoạt động. Từ đầu năm 1950, đã có trên 2600 km đường ô tô được sửa chữa, hơn 1,6 triệu ngày công được huy động vào mặt trận giao thông vận tải.
Công nhân đã đào đắp được 452.000 km3 đất đá, làm 5.325 m cầu các loại trong năm 1950. Trong 3 năm đầu kháng chiến, trên 9.000 công nhân bưu điện đã chuyển hơn 35 triệu bức thư và công văn (trong đó có trên 12 triệu thư, báo) vào vùng địch hậu.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Kháng chiến càng phát triển, yêu cầu về kinh tế tài chính càng cao, nhu cầu cung cấp cho mặt trận quân sự ngày càng lớn. Những thắng lợi giành được trên mặt trận kinh tế trong những năm 1948-1950 tuy to lớn, nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Từ năm 1950, các chiến dịch đánh vận động ngày càng nhiều, do đó nhu cầu cung cấp cho kháng chiến tăng lên gấp bội.
Riêng trong Chiến dịch Biên Giới, để bảo đảm chiến đấu cho gần 30.000 người tham gia chiến dịch, ta phải chuẩn bị 2.250 tấn lương thực, 190 tấn súng đạn, 660 tấn các loại thực phẩm, quân trang, quân dụng và huy động hơn 120.000 dân công
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Trong khi đó, kinh tế tài chính của ta còn gặp nhiều khó khăn (năm 1950, tổng số thu chỉ bằng 23% tổng số chi).
Nước ta bị chia cắt thành nhiều vùng; nền kinh tế trong căn cứ địa Việt Bắc rất thấp kém, rừng núi chiếm nhiều, đất canh tác ít, lại bị địch bao vây phong tỏa. phá hoại.
Việc tổ chức và chính sách kinh tế, tài chính của ta còn mang nặng tính du kích, chưa có quản lý thống nhất.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Năm 1951, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, Thiên tai, lũ lụt xảy ra làm cho mùa màng ở nhiều nơi bị thiệt hại nặng
Vấn đề thiếu lương thực trước đây hầu như chỉ đặt ra đối với Việt Bắc, lúc này trở thành khó khăn chung của cả nước.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Tình hình trên đòi hỏi phải có sự chuyển hướng mạnh mẽ về kinh tế, tài chính. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách và biện pháp mới toàn diện và có hiệu quả cao hơn trước. Nắm vững phương châm “ tất cả để chiến thắng”, Đảng đã nêu ra nhiệm vụ “phát triển kinh tế đảm bảo cung cấp”, tích cực phá âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của địch.
Để phát triển tiềm lực kháng chiến, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ I (3/1951) xác định: Muốn kháng chiến trường kì phải luôn luôn tăng cường tiềm lực kinh tế, tài chính; phải coi kinh tế, tài chính là nhiệm vụ rất quan trọng; các cấp phải tăng cường lãnh đạo kinh tế; chính sách kinh tế là tăng gia sản xuất, chính sách tài chính là tăng thu giảm chi, giúp đỡ tư sản dân tộc kinh doanh, phát triển công thương, mở mang mậu dịch với nước bạn….
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Tháng 4/1951, Hội đồng Chính phủ mở cuộc vận động “Thi đua sản xuất, lập công” nhằm phục vụ nhu cầu kháng chiến. Chính phủ quyết định thành lập và kiện toàn các cơ quan lãnh đạo kinh tế: Khuyến nông, Khai hoang, Tín dụng,…
Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế kháng chiến. Từ năm 1952, Đảng và Chính phủ đã phát động một cuộc vận động toàn dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. “Thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm là bồi dưỡng và tích trữ lực lượng dồi dào để kháng chiến lâu dài, để chuẩn bị đầy đủ chuyển sang tổng phản công, để đưa kháng chiến đến hoàn toàn thắng lợi”.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Nhờ có những biện pháp tích cực trên, sản xuất lương thực không ngừng tăng lên. Tính riêng trong vùng tự do, năm 1951, sản xuất được 2.727.600 tấn lương thực, năm 1952 tăng lên 2.852.000 tấn và năm 1953 là 2.916.000 tấn.
Tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất từng bước theo đường lối riêng biệt của Việt Nam, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đảng và Nhà Nước ta đã đẩy mạnh việc thực hiện khẩu hiệu “ Người cày có ruộng”.
Từ năm 1949 trở đi, Chính phủ đã tích cực thi hành chính sách giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công cho công bằng hợp lí, tạm chia, tạm giao ruộng đất vắng chủ, ruộng đất tịch thu của thực dân Pháp và Việt gian, ruộng hiến của điền chủ cho nông dân không có ruộng và thiếu ruộng.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Chính sách giảm tô đã đạt kết quả lớn. Tính từ Liên khu IV trở ra, đến năm 1953 đã có 397.000 ha ruộng đất được giảm tô 25%. Ở miền Tây Nam Bộ, có nơi mức tô được giảm cao hơn nhiều.
Ruộng đất đem chia cho nông dân lao động chiếm một diện tích rất lớn. Theo số liệu thống kê của 3035 xã ở miền Bắc trước khi cải cách ruộng đất, kết quả việc chia ruộng đất cho nông dân từ năm 1945 đến 1953 như sau:
+ Ruộng đất của thực dân Pháp đã được tịch thu chia cho nông dân là 26,8 ngàn ha.
+ Ruộng đất của địa chủ được đem chia cho nông dân là 156,6 ngàn ha.
+ Ruộng đất nhà chung đem chia cho nông dân là 3,2 ngàn ha.
+ Ruộng đất công và nửa công được chia là 289,3 ngàn ha.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
So với tổng số ruộng đất được chia cho nông dân đến khi hoàn thành cải cách ruộng đất đã được sửa sai, thì số ruộng đất được chia cho nông dân từ năm 1945 đến năm 1953 chiếm 58,8%.
Riêng ở Nam Bộ, cho đến năm 1953 chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 460 ngàn ha ruộng đất của thực dân Pháp và những địa chủ phản bội Tổ quốc.
Quyền sở hữu ruộng đất của các giai cấp xã hội ở nông thôn đến năm 1953 như sau:
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Những số liệu cụ thể nêu trên cho thấy quyền sở hữu ruộng đất ở nông thôn đã có sự chuyển biến cách mạng to lớn. Điều đó khẳng định đường lối tiến hành cải cách dần dần để thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến bản xứ, đồng thời sửa đổi chế độ ruộng đất trong phạm vi không có hại cho sự đoàn kết dân tộc trong mặt trận thống nhất chống thực dân Pháp- một đường lối cách mạng ruộng đất riêng biệt của Việt Nam là đúng đắn, sáng tạo.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Đầu năm 1953, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ IV để kiểm điểm việc thi hành chính sách ruộng đất trong tiến trình kháng chiến và ra quyết định phải thực hiện triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến. Tháng 11-1953, Ban chấp hành Trung ương họp hội nghị lần thứ V và Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng đã thông qua Cương lĩnh ruộng đất của Đảng và quyết định tổ chức thực hiện cải cách ruộng đất ở vùng tự do. Quốc hội họp kì thứ III ( tháng 12-1953) đã nhất trí với chủ trương của Đảng và thông qua Luật cải cách ruộng đất.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Cho đến tháng 9-1954, ta đã tiến hành được 5 đợt giảm tô trong phạm vi 830 xã ở miềm Bắc.
Cùng với việc phát động giảm tô, ngày 25-11-1953, cải cách ruộng đất đã được thực hiện thí điểm trong phạm vi 6 xã thuộc huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Đến tháng 5-1954, đợt 1 của cải cách ruộng đất được tiến hành trong 47 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên và 6 xã của tỉnh Thanh Hóa; công việc này được diễn ra trong lúc cuộc tiến công chiến lược của nhân dân ta đang ở đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ nên phải đến tháng 9-1954 mới kết thúc.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Việc tổ chức thực hiện chủ trương triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta, tiếp tục chi viện cho mặt trân Điện Biên Phủ. Thắng lợi của chiến cuộc Đông –Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng là thắng lợi của sự nghiệp kiến quốc, của hậu phương kháng chiến, của quá trình thực hiện từng bước khẩu hiệu “người cày có ruộng” của Đảng và Chính phủ ta.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Song xét về mặt chủ trương và biện pháp thực hiện, chúng ta đã không kế thừa kinh nghiệm đúng như đã làm từ những năm trước. Trái lại, chúng ta đã học tập thiếu chọn lọc, áp dụng giáo điều kinh nghiệm “giai cấp chống giai cấp” của nước ngoài vào hoàn cảnh nước ta nên đã làm cho cuộc vận động giảm tô và cải cách ruộng đất- tuy mới thực hiện thí điểm- đã diễn ra quá gay gắt. Trong chỉ đạo, đã phạm một số sai lầm về phân định thành phần, về quy kết tội ác dẫn đến bắt giam, xử trí không đúng một số trường hợp cụ thể, gây tổn thất nhất định đến khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Ngành công nghiệp quốc phòng vẫn tiếp tục giữ vững và sản xuất được các loại vũ khí mới như súng súng phóng bom, súng Badôka, súng cối,…Từ năm 1951- 1953, từ Liên khu IV trở ra, chúng ta đã sản xuất được 1.310 tấn vũ khí, đạn dược.
Ngành công nghiệp cơ khí sản xuất máy công cụ và tư liệu sản xuất được chú trọng và phát triển, phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, phá âm mưu phong tỏa của địch.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Về các ngành tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các hàng tiêu dùng phục vụ đời sống của nhân dân như vải, dầu, muối, giấy viết,…cũng được tiếp tục phát triển.
Chính sách thuế mới được ban hành, góp phần bảo đảm nguồn chi tiêu của Nhà nước.
Năm 1951, Nhà nước đã ban hành chính sách thuế nông nghiệp, một nguồn thu chính của quốc gia. Từ năm 1951- 1954, tính từ Liên khu V trở ra, ta đã thu được 1.322.620 tấn lúa thuế nông nghiệp.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Với biểu thuế lũy tiến, chúng ta đã giảm nhẹ phần đóng góp của nông dân lao động. Bần nông đóng góp khoảng 6-10% thu hoạch về ruộng đất, trung nông từ 15-20%, địa chủ từ 30-50% tổng thu nhập về ruộng đất. Chính phủ cũng đã ban hành chính sách thuế công thương, thuế xuất nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ,…
Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập theo Sắc lệnh số 15/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 6-5-1951, Nguyễn Lương Bằng được Bổ nhiệm làm Tổng giám đốc.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Đến ngày 10-6-1951, Chính phủ phát hành giấy bạc Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng ra đời cùng với giấy bạc Ngân hàng Việt Nam đã khẳng định nền tài chính của một quốc gia độc lập.
Mậu dịch quốc doanh đã ra đời theo Sắc lệnh số 22/SL, kí ngày 14-5-1951 nhằm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cung cấp hàng hóa cần thiết cho kháng chiến và đời sống nhân dân, phục vụ sản xuất, quản lý thị trường, bình ổn vật giá, trao đổi hàng hóa với các nước bạn, đấu tranh kinh tế với địch có hiệu quả.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Hàng hóa từ vùng tạm bị chiếm đã được khơi luồng đưa ra vùng tự do. Ngày 1-7-1951, những chi điếm mậu dịch đầu tiên được tổ chức ở thị xã Thái Nguyên, Tuyên Quang. Mậu dịch bán hàng nội hóa với giá rẻ hơn cho nhân dân, gây được ảnh hưởng tốt trong quần chúng. Mậu dịch đã cung cấp 35% nhu yếu phẩm cho bộ đội.
Từ sau chiến thắng Biên Giới, nước ta có thêm điều kiện mở đường thông thương quốc tế, nên hoạt động ngoại thương cũng có bước phát triển mới. Giá trị hàng xuất khẩu năm 1951 tăng 7 lần so với năm 1950.
2. KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953
Nhờ chính sách kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, chính sách thuế mới công bằng hợp lí, quản lí tài chính chặt chẽ, thu chi ngày càng hợp lí, cho nên sản xuất được phát triển, thu chi ngân sách dần dần cân bằng (đến năm 1953, số thu đã vượt chi 16%), nạn lạm phát được khắc phục.
Thắng lợi của nhiệm vụ kinh tế, tài chính của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nền kinh tế kháng chiến, một nền kinh tế độc lập và tự chủ, có tính chất dân chủ nhân dân, cơ sở hạ tầng của một chế độ mới.
3. VĂN HÓA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1948 – 1950.
Cùng với việc xóa bỏ nền văn hóa, giáo dục nô dịch, ngu dân của chế độ thực dân-phong kiến, chúng ta tích cực xây dựng nền văn hóa-giáo dục mới theo phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng.
Sự nghiệp văn hóa giáo dục tiếp tục được phát triển trong chiến tranh nhằm bồi dưỡng sức mạnh tinh thần và trí tuệ của nhân dân ta trong cuộc đối đầu với kẻ thù xâm lược. Trong lò lửa kháng chiến nền văn hóa giáo dục dân tộc dân chủ đã lớn mạnh nhanh chóng.
3. VĂN HÓA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1948 – 1950.
Tháng 7- 1948, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai được triệu tập. Tổng Bí thư Đảng- Trường Chinh đã đọc báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” nêu rõ lập trường văn hóa Mác-xít, tính chất, nhiệm vụ văn hóa dân tộc dân chủ, phê phán những khuynh hướng và quan điểm văn hóa thực dân, phong kiến tư sản và xác định thái độ đúng đắn của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa kháng chiến.
3. VĂN HÓA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1948 – 1950.

Xác định mục đích và tính chất văn hóa Việt Nam, báo cáo nêu rõ: “ Mục đích của những nhà văn hóa chúng ta là thắng địch giữ nước, làm cho dân mạnh, dân tiến, dân tin, dân vui, là chống văn hóa nô dịch, ngu dân của thực dân Pháp, sửa bỏ những tàn tích phong kiến, lạc hậu trong văn hoá nước nhà, xây dựng một nền văn hóa dân chủ mới Việt Nam và góp phần văn hóa Việt Nam vào kho tàng văn hóa dân chủ mới thế giới. Văn hóa dân chủ Việt Nam…phải gổm đủ ba tính chất: dân tộc, khoa học và đại chúng”.
3. VĂN HÓA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1948 – 1950.
Cuối tháng 2-1949, Đảng tổ chức Hội nghị cán bộ văn hóa nhằm đẩy mạnh hoạt động văn hóa kháng chiến và xây dựng văn hóa dân tộc, dân chủ nhân dân. Mọi hoạt động văn hóa văn nghệ đều hướng vào phục vụ kháng chiến theo khẩu hiệu “ Tất cả để chiến thắng”. Nền văn hóa văn nghệ kháng chiến vươn lên mạnh mẽ và giành được nhiều thành tựu đáng tự hào. Thông qua cuộc đấu tranh tư tưởng, các khuynh hướng nghệ thuật thuần túy, nghệ thuật vị nghệ thuật bị phê phán. Các tệ nạn xã hội về cơ bản bị xóa bỏ. tình trạng lãng phí trong hội hè, cúng bái, ma chay, cưới xin giảm bớt khá nhiều. Một nếp sống lành mạnh, có văn hóa được xây dựng và phát triển ở khắp các vùng tự do.
3. VĂN HÓA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1948 – 1950.
Ngành giáo dục đã có một bước phát triển mới về nội dung, phương hướng đào tạo trong điều kiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
Giáo dục bình dân học vụ được tiếp tục và phát triển mạnh hơn trước. Đến tháng 6-1950, số người được xóa nạn mù chữ trong cả nước lên đến 10 triệu người. Một số đông được tiếp tục qua lớp dự bị để biết đọc, biết viết một cách chắc chắn hơn. Tổng số đơn vị được công nhận thoát nạn mù chữ là 10 tỉnh, 80 huyện, 1424 xã và 7248 bản. Ở Nam Bộ, dù trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, nhưng cũng giải quyết xong nạn mù chữ ở 102 xã. Trong các vùng tự do Liên khu V, hầu như không có thanh niên nào là không biết chữ. Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên trong cả nước xóa xong nạn mù chữ.
3. VĂN HÓA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1948 – 1950.
Ngành giáo dục phổ thông không ngừng phát triển. Tháng 7-1948, Bộ giáo dục đã triệu tập Hội nghị giáo dục toàn quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho hội nghị. Người chỉ rõ: muốn xây dựng một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc cần phải sửa đổi chương trình giáo dục cho hợp với yêu cầu kháng chiến và kiến quốc, phải biên soạn sách, sửa đổi cách dạy học, đào tạo cán bộ…
Từ sau hội nghị này ngành giáo dục đã có những chuyển biến về nội dung và phương pháp giảng dạy và học tập.
Tháng 4-1950, chính phủ đã quyết định cải cách giáo dục phổ thông, thay hệ thống giáo dục cũ bằng hệ giáo dục phổ thông mới 9 năm, đưa giáo dục phục vụ tích cực công cuộc kháng chiến kiến quốc.
3. VĂN HÓA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1948 – 1950.
Số học sinh và giáo viên thuộc hệ giáo dục phổ thông tăng lên rõ rệt. Năm 1945, có 290.161 học sinh và 3.629 giáo viên: đến năm 1950, có 439.130 học sinh và 11.162 giáo viên.
Một số trường đại học và trung học chuyên nghiệp cũng được xây dựng như: Trường Trung học Giao thông (1948), Trường Trung học Sư phạm( 1950), Đại học Y-Dược (1947) và Cao đẳng giao thông công chính (1948).
Ngành dân y, ở các liên khu đã lần lượt xây dựng được hệ thống y tế từ xã đến tỉnh, gồm có trạm cứu thương, trạm xá, phòng phát thuốc, bệnh xá, bệnh viện. Cuộc vận động thực hiện nếp sống vệ sinh được đẩy mạnh. Phong trào “Ba sạch”, “Bốn diệt” phát triển rộng rãi trong nhiều địa phương.
3. VĂN HÓA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1948 – 1950.
Mọi hoạt động kháng chiến và kiến quốc đều được thúc đẩy mạnh mẽ bằng phong trào thi đua yêu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng vào tháng 6- 1948. Người nói: … “bổn phận của người dân Việt Nam, bất kì sĩ, nông, công, thương, binh; bất kì làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau: Làm cho mau, Làm cho tốt, Làm cho nhiều”.
Phong trào thi đua yêu nước là một động lực lôi cuốn toàn dân tham gia trên mọi mặt trận, phát huy năng lực sáng tạo trong chiến đấu và sản xuất, góp phần đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc thành công.
3. VĂN HÓA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953.
Văn hóa văn nghệ đã có một bước phát triển mạnh mẽ, góp phần đắc lực vào sự nghiệp giáo dục, động viên tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nêu cao ý chí chiến đấu vì độc lập thống nhất.
Đảng và Chính phủ rất chú trọng xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng, khai thác vốn văn hóa, văn nghệ dân tộc; tổ chức và hướng dẫn văn nghệ sĩ đi vào thực tế sản xuất và chiến đấu, phục vụ kháng chiến. Từ năm 1953, cùng với ngành Điện ảnh, các đội chiếu bóng được thành lập. Một số bộ phim Việt Nam như “Việt Nam kháng chiến”, “Việt Nam trên đường thắng lợi”…được xây dựng.
3. VĂN HÓA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953.
Thành tựu của văn học nghệ thuật đạt được trong những năm cuối của cuộc kháng chiến và tiếp tục ra đời sau hòa bình lập lại (1954) đã khẳng định giá trị của khẩu hiệu do Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra là “ Kháng chiến hóa văn hóa và văn hóa hóa kháng chiến”.
Nhiệm vụ chống nạn mù chữ về cơ bản đã hoàn thành. Đến năm 1952, có khoảng 14 triệu người đã thoát khỏi nạm mù chữ. Công tác bổ túc văn hóa được đẩy mạnh. Đến tháng 9-1953, đã có 10.450 lớp bổ túc văn hóa với 335.946 học viên. Một số trường phổ thông lao động ở Trung ương và địa phương được thành lập.
3. VĂN HÓA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953.
Giáo dục phổ thông 9 năm đã phát triển mạnh mẽ theo phương châm và nội dung chương trình đào tạo của cuộc cải cách giáo dục năm 1950. Năm 1953, các trường phổ thông cấp I, cấp II và cấp III trong vùng tự do có 769.640 học sinh; năm 1954, đã lên đến 1.132.196 học sinh.
Tháng 10- 1952, Bộ Quốc gia Giáo dục ra nghị định số 234/NĐ thành lập Trường Khoa học cơ bản, Trường Sư phạm cao cấp và Trường Sư phạm trung cấp Trung ương
3. VĂN HÓA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953.
Nghị định số 277/NĐ mở những lớp dự bị đại học một năm vào đầu niên học 1952 tại Liên khu IV, gồm hai ban: Ban Khoa học xã hội và Ban Khoa học tự nhiên. Chương trình của hai ban này được đào tạo ở trình độ năm đầu bậc đại học để kịp phục vụ yêu cầu của cuộc kháng chiến và kiến quốc đang đòi hỏi. Khóa này có khoảng 200 học sinh và tiếp tục đào tạo các khóa về sau.
Từ năm 1951- 1953, ta đã đào tạo được 7.000 cán bộ kĩ thuật. Sau khi biên giới được khai thông, Chính phủ đã cử hàng ngàn cán bộ và học sinh tốt nghiệp phổ thông và đại học đi học dài hạn ở nước ngoài, nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng đất nước sau khi chiến tranh kết thúc.
3. VĂN HÓA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1951 – 1953.
Sách báo kháng chiến được xuất bản ngày càng nhiều. Không kể các báo ở địa phương, báo các loại xuất bản từ năm 1946- 1954 được 77.212.128 số. Báo Sự thật tăng từ 8000- 11.000 bản/tuần; báo Nhân dân- 20.000 bản/ngày; báo Cứu quốc – 25000 đến 30000 bản/ngày. Sách các loại có 8.915.972 cuốn. Đây chính là một loại vũ khí tư tưởng sắc bén của kháng chiến.
Công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân được coi trọng. Bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, trạm cứu thương được xây dựng ở khắp nơi
4. NGOẠI GIAO
Cùng với việc xây dựng thực lực bên trong của dân tộc, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ trương làm cho các lực lượng hòa bình dân chủ trên thế giới đồng tình, ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa vì độc lập, thống nhất và tự do của VIệt Nam, cô lập kẻ thù xâm lược. Hồ Chí Minh đã nêu rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam là “ làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”.
4. NGOẠI GIAO

Nhân dân Việt Nam đứng dậy kháng chiến nhằm chống bọn thực dân xâm lược Pháp để giành hòa bình, độc lập tự do thực sự cho đất nước.Còn đối với nước Pháp và nhân dân Pháp, Chính phủ và nhân dân Việt Nam vẫn thân thiện và “muốn cộng tác với nhân dân Pháp như anh em trên một căn bản tín nghĩa và bình đẳng”.
4. NGOẠI GIAO
Từ tháng 12-1946 đến tháng 3-1947, Hồ Chí Minh đã 8 lần gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội Pháp và cả Tổng Thống Vanhxăng Ôriôn (Vincent Auriol), đề nghị “ lập lại ngay nền hòa bình để tránh cho hai nước chúng ta khỏi bị hao người thiệt của, và để gây lại sự cộng tác và tình thân thiện giữa hai dân tộc” Việt-Pháp. Song Chính phủ Pháp đã không đáp ứng. Trái lại, thực dân Pháp đã cử Pôn Muyt (Paul Mus) đến gặp Hồ Chí Minh, ngang ngược đòi ta phải nộp vũ khí cho họ, đòi để cho quân đội Pháp được tự do đi khắp đất nước ta….Vì vậy, chúng ta buộc lòng phải tiếp tục chiến đấu.
4. NGOẠI GIAO
Đối với các nước ở châu Á, ngoài việc tổ chức xây dựng khối liên minh chiến đấu Việt- Miên- Lào, Chính phủ ta đã tích cực xây dựng quan hệ thân thiện với các nước dựa trên lập trường chống đế quốc thực dân, bảo vệ độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong những bức thư gửi cho các vị lãnh tụ dân tộc và nhân dân ở các nước ở châu Á, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: Việt Nam chỉ muốn hòa bình và độc lập, để cộng tác thân thiện với các dân tộc trên thế giới, trước hết là các dân tộc anh em ở Á Đông và dân tộc Pháp. Việt Nam là một bộ phận trong đại gia đình Châu Á. Vận mệnh của Việt Nam rất mật thiết quan hệ với vận mệnh các dân tộc Á Châu. Vận mệnh các dân tộc Châu Á quan hệ với vận mệnh dân tộc Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam mong muốn được tấc cả các dân tộc thân thiện và giúp đỡ.
4. NGOẠI GIAO
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tỏ tình đoàn kết ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Indônêxia, của Ấn Độ, thân thiện với Thái Lan, Miến Điện…và cử đoàn đại biểu đi dự Hội nghị liên Á họp ở Niu Đêli vào tháng 3-1947. Tháng 4-1947, ta đặt cơ quan đại diện chính phủ tại Băng Cốc (Thái Lan) do Nguyễn Đức Quỳ làm đại diện và được hưởng đặc quyền như một cơ quan ngoại giao. Tháng 2-1948, Chính phủ Miến Điện đồng ý cho Việt Nam đặt một cơ quan đại diện chính phủ tại Rangun, do Nguyễn Văn Luân làm đại diện và được hưởng quy chế ngoại giao. Từ 1947 đến 1949, ta đã tổ chức được 12 phòng thông tin ở Pari, Luân Đôn, Niu Iooc, Praha, Niu Đêli, Rangun, Băng Cốc, Xingapo, Hồng Công, Tân Đảo,…được sự giúp đỡ của các tổ chức dân chủ, các hội ái hữu sở tại và Việt Kiều, các phòng thông tin của ta đã tuyên truyền, giới thiệu với quốc tế về tình hình của cuộc kháng chiến và đường lối chính sách của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
4. NGOẠI GIAO
Cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc ta ngay từ đầu đã được nhiều tầng lớp nhân dân các nước đồng tình ủng hộ.
Đối với Mĩ, Việt Nam muốn giữ mối liên hệ. Trong bức điện trả lời một nhà báo Mĩ ngày 12-1-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi tới nhân dân Mĩ tình hữu nghị tốt đẹp nhất của nhân dân Việt Nam và hi vọng nhân dân Mĩ sẽ ủng hộ Việt Nam đấu tranh giành độc lập, hi vọng Mĩ sẽ giúp các dân tộc nhỏ giành độc lập như Tổng thống Rudơven đã thường nói.
4. NGOẠI GIAO
Đầu năm 1948, Chính phủ đã cử một đoàn cán bộ ngoại giao sang Thái Lan, Miến Điện( Mianma), Trung Quốc, Tiệp Khắc để tuyên truyền về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta.
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã cử nhiều đoàn đại biểu đi dự các hội nghị quốc tế như Hội nghị của công đoàn giầy da Tiệp Khắc (6-1949), Hội nghị thủy thủ và công nhân bến tàu ở Mácxây (Pháp, 7-1949), Hội nghị thanh niên công nhân thế giới ở Praha (Tiệp Khắc), Đại hội liên hiệp công đoàn thế giới ở Milan (Italia, 7-1949)…
4. NGOẠI GIAO
Trải qua 4 năm chiến đấu, lực lượng kháng chiến của Việt Nam đã trưởng thành, uy tín của Việt Nam đã tăng lên. Tình hình quốc tế có những biến chuyển có lợi, Chính phủ ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao và tuyên truyền quốc tế để nhân dân thế giới, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa, hiểu rõ và ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
4. NGOẠI GIAO
Đầu năm 1950, Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc. Người đã hội đàm với Mao Trạch Đông hứa sẽ tích cực chi viện cho cuộc kháng chiến của Việt Nam… Tiếp đến Người sang Liên Xô. Tại đây, Người đã hội đàm với Xtalin cùng với các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô về các vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến ở Việt Nam. Xtalin đã đồng tình với đường lối chiến lược, sách lược của ta trong những năm kháng chiến đã qua, hứa chi viện trang bị cho ta vũ khí một trung đoàn pháo cao xạ 37, một số xe vận tải Môlôtôva và thuốc cho quân y…
Tiếp theo, Người đã sang Hunggari dự cuộc họp của các đại biểu phong trào cộng sản quốc tế.
4. NGOẠI GIAO
Hoạt động của Hồ Chí Minh về ngoại giao đã tranh thủ thêm sự đoàn kết và viện trợ quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố sẳn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.
Ngày 15-1-1950, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố công nhận nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
4. NGOẠI GIAO
Ngày 18-1-1950, Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên Bang Cộng hỏa xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, các nước khác lần lượt chính thức công nhận Chính phủ ta : Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (31-1), Tiệp Khắc (2-2), Cộng hòa dân chủ Đức (3-2), Cộng hòa nhân dân Rumani (3-2), Cộng hòa nhân dân Hunggari (5-2), Cộng hòa nhân dân Ba Lan (5-2), Cộng hòa nhân dân Bungari (8-2), Cộng hòa nhân dân Anbani (13-2), Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ (17-11-1954).
4. NGOẠI GIAO
Việc Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân công nhận Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một thắng lợi to lớn về chính trị, là một việc trọng yếu trong lịch sử ngoại giao của nước ta. Thắng lợi đó góp phần nâng cao uy tín và địa vị của nhà nước ta trên trường quốc tế, có ảnh hưởng lớn đến cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
5. THAY LỜI KẾT
Cuộc kháng chiến của ta muốn giành được thắng lợi đòi hỏi phải có một hậu phương vững mạnh, đáp ứng yêu cầu chi viện về sức người, sức của và cả tinh thần chính trị cho tiề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)