XÂY DỰNG MỤC TIÊU DẠY HỌC

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Quang | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: XÂY DỰNG MỤC TIÊU DẠY HỌC thuộc Nghệ thuật

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG II
XÂY DỰNG MỤC TIÊU DẠY HỌC
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Cơ sở xây dựng mục tiêu
Phân biệt định hướng (aim), mục đích (goal), mục tiêu (objectives or targets) giáo dục
Vai trò của việc xác định mục tiêu
Triết lí của giáo dục.
Cơ sở triết học của GD chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
“-Ai cũng có cơm no áo mặc
Ai cũng được học hành”
“- Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.”
Muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN.
Định hướng của giáo dục (aim)
- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HDH.
- Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
- Dầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển (cấp nhà nước).
Mục đích của giáo dục (goal)
Nghị quyết TW 2, Nghị quyết TW 4
khoá 8
- Nghị quyết 40 và 41 Quốc hội 10.
- Luật Giáo dục (cấp bộ, ngành).
Mục tiêu của giáo dục
(hệ mục tiêu) (Objectives).
C?p tru?ng, khoa, b? mụn
CƠ SỞ XÂY DỰNG MỤC TIÊU
Phân biệt định hướng (aim), mục đích (goal),
mục tiêu (objectives or targets)
ĐỊNH HƯỚNG
Là những nhận định chứa đựng giá trị, diễn đạt một triết lí giáo dục và các khái niệm về vai trò xã hội của nhà trường và các nhu cầu của trẻ em và thanh niên.
Là những hướng dẫn khái quát để biến các nhu cầu của xã hội thành chính sách giáo dục
Được viết ở cấp độ xã hội (quốc gia), là những nhận định có tính mô tả và được viết không cụ thể.
MỤC ĐÍCH
Là những nhận định miêu tả những cái mà nhà trường kì vọng là phải đạt được.
Giúp tổ chức các hoạt động dạy học mà cơ sở đào tạo cho là cần thiết trên cơ sở của một hệ thống rộng lớn.
Mục đích cụ thể hơn định hướng, nó bao quát một bậc học, cấp học, nhưng chưa cụ thể hoá thành các cấp độ thành tựu hay cấp độ năng lực.
Mục đích được xác lập ở cấp ngành.
MỤC TIÊU
Là sự mô tả những gì sẽ đạt được sau khi học một môn học, hay một bài học.
Hệ mục tiêu được xác định bằng hệ thống các hành vi cần đạt được sau một bài học, môn học, khoá đào tạo để có thể đong, đo, đếm được.
Các mục tiêu cần phải nhất quán với các mục đích tổng thể của nhà trường và các mục tiêu giáo dục chung của xã hội. Mỗi giáo viên, khi lập kế hoạch dạy học, có thể xây dựng các mục tiêu theo những cách khác nhau.
Mục tiêu được phân chia tiếp ra thành mục tiêu chương trình học và các mục tiêu cụ thể của bài.
Mục tiêu chương trình:
bắt nguồn từ mục đích của cơ sở đào tạo
được viết ở cấp độ trường.
mang tính khái quát, chỉ ra công việc mà tất cả học sinh hoàn thành chứ không phải từng cá nhân học sinh.

Mục tiêu môn học:
xuất phát từ mục tiêu của chương trình
được xây dựng ở cấp bộ môn
phạm trù hoá các khái niệm, các vấn đề hay hành vi nhưng không chi tiết hoá nội dung hay các phương pháp giảng dạy.
được xác định dưới hình thức các chủ đề, khái niệm hay hành vi khái quát.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Thường do giáo viên xây dựng.

Dựa vào mục tiêu môn học, mục tiêu cấp độ này được chia theo đơn vị kiến thức (bài học).

Mục tiêu của mỗi bài học có thể được chia theo buổi lên lớp.

Các mục tiêu ở cấp độ bài học xác định mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ hành vi.

Có thể xác định kết quả đầu ra, các điều kiện cần nắm vững.

và các điều kiện cho trình tự dạy học cụ thể, bao gồm các PP, tư liệu và các hoạt động cụ thể
ĐẶC ĐIỂM CỦA MỤC TIÊU TRONG LỚP HỌC
Phải mô tả được cả kiểu hành vi được kỳ vọng và nội dung hay ngữ cảnh mà các hành vi đó được áp dụng
Các mục tiêu phức hợp cần phải được xác định theo kiểu phân tích và đủ cụ thể xác định được kiểu hành vi cần đạt.
Phải xây dựng có tính phân hoá giữa các học sinh
Có tính phát triển, thể hiện các con đường đi tới chứ không phải là các điểm cuối cùng.
Mục tiêu phải thực tế và chỉ bao gồm những gì được hiện thực hoá thành kinh nghiệm trong lớp học.
Phạm vi của các mục tiêu phải đủ rộng để chứa đựng tất cả các kết quả đầu ra mà cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm.
VAI TRÒ CỦA XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
Giúp HS có cách tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân và tự tổ chức quá trình học tập theo một định hướng rõ ràng.
Học sinh tự biết lựa chọn các hoạt động dẫn tới thành công.
Giúp GV lựa chọn, sắp xếp nội dung bài giảng và tìm các phương pháp, thủ pháp truyền đạt nội dung đó tới người học để cùng đạt mục tiêu.
Đặt ra chuẩn cho một mục tiêu là cách GV xác định một khía cạnh quan trọng để thầy và trò cùng phấn đấu vươn tới.
Mục tiêu nhận thức
PHÂN LOẠI CỦA BLOOM
Các kỹ năng tư duy
Nhớ
Nhớ và nhắc lại chính xác những kiến thức đã học .



Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ tư duy.
Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại. 
Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên. 
Một ví dụ cho mức tư duy nhớ này là khi giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuộc bài thơ Từ ấy.
Hiểu
Hiểu là mức độ khá gần với nhớ nhưng ở đây học viên phải có khả năng hiểu thấu đáo ý nghĩa của kiến thức. 
Hiểu không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó. Học viên phải có khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của họ. 
Những hoạt động tương ứng với mức độ hiểu có thể là diễn giải, tổng kết, kể lại, viết lại theo cách hiểu của mình. 
Một ví dụ của mức độ hiểu đó là khi giáo viên yêu cầu học sinh kể lại truyện “Tấm Cám”….

Là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích sự kiện hiện tượng bằng ngôn ngữ của chính mình.
Vận dụng
Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới. 
Vận dụng có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới. 
Những hoạt động tương ứng với mức tư duy vận dụng có thể là chuẩn bị, sản xuất, giải quyết, vận hành, lựa chọn, …. 
Một ví dụ về hoạt động vận dụng đó là khi giáo viên yêu cầu học sinh: Sử dụng câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày lên kim” vào một số tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày?
Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác (Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới).
Phân tích
Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân loại.
 
Phân tích là khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu thành để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó. 

Các hoạt động liên quan đến mức độ phân tích có thể là vẽ biểu đồ, lập dàn ý, phân biệt hoặc chia nhỏ các thành phần.

Một ví dụ của mức độ phân tích là khi giáo viên hỏi học sinh “Nguyên nhân dẫn đến quyết định bán thân của Thuý Kiều và ảnh hưởng của nó đến cuộc đời của nàng?”.
Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống, giải thích mối quan hệ giữa các thành phần đó.
Tổng hợp
Ở mức độ này học sinh phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái gì đó hoàn toàn mới. 

Tổng hợp liên quan đến khả năng kết hợp các phần cùng nhau để tạo một dạng mới. 

Các hoạt động liên quan đến mức độ tổng hợp có thể gồm: thiết kế, đặt kế hoạch, tạo hoặc sáng tác.

Một ví dụ hoạt động ở mức độ tổng hợp đó là khi giáo viên yêu cầu học sinh “Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không có vi sinh vật?”
Là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật mới.
Đánh giá
Đánh giá là khả năng phán xét giá trị của đối tượng. 

Để sử dụng đúng mức độ này, học sinh phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm. 

Những hoạt động liên quan đến mức độ đánh giá có thể là: biện minh, phê bình hoặc rút ra kết luận. 

Một ví dụ liên quan đến mức độ đánh giá là khi giáo viên hỏi học sinh tại sao nên hay không nên huỷ bỏ hình phạt tử hình?
Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp. (Sử dụng một bộ tiêu chí do người học tự đặt ra để đưa ra những nhận xét hợp lý. Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận).
Semina/nhóm
Chọn một vấn đề:
Xây dựng 1 mục đích dạy học.
Thử thiết kế các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện để đạt được mục đích dạy học.
Xây dựng mục tiêu theo các bậc để thực hiện mục đích đó.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)