Xây dựng khái niệm tôn giáo trong giảng dạy lịch sử

Chia sẻ bởi Quán Thanh Quyết | Ngày 27/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: xây dựng khái niệm tôn giáo trong giảng dạy lịch sử thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Thực hiện: Tổ 3
Phật giáo
Khổng Tử ( Nho Giáo)
Chúa Giêsu (Kitô)
Lịch sử hình thành thuật ngữ “Tôn giáo”
Tôn giáo là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX.
Thuật ngữ “Tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó cũng có một quá trình biến đổi nội dung.
“Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) và“religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên.
Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII vào sau đó du nhập vào Trung Hoa.
Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX và được đăng trên các báo, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”.
Một số thuật ngữ tương đồng với tôn giáo
Đạo: từ này xuất xứ từ Trung Hoa, tuy nhiên “đạo” không hẳn đồng nghĩa với tôn giáo vì bản thân từ đạo cũng có thể có ý nghĩa phi tôn giáo. “Đạo” có thể hiểu là con đường, học thuyết.
Giáo: từ này có ý nghĩa tôn giáo khi nó đứng sau tên một tôn giáo cụ thể. Chẳng hạn: Phật giáo, Nho giáo, Kitô giáo… “Giáo” ở đây là giáo hóa, dạy bảo theo đạo lý của tôn giáo.
Thờ: đây có lẽ là từ thuần Việt cổ nhất. Thờ có ý bao hàm một hành động biểu thị sự sùng kính một đấng siêu linh: thần thánh, tổ tiên.
TÔN GIÁO
Khái niệm:
Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
Bản chất của tôn giáo
Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”.
Ph. Ăng nghen đã có một nhận xét làm cho chúng ta thấy rõ bản chất của tôn giáo như sau: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quán Thanh Quyết
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)